Thứ Hai, 2024-12-23, 1:25 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 31 » Đa nguyên
6:28 AM
Đa nguyên

Blogger Bach

Đa nguyên hiểu một cách đơn giản là tính đa dạng của xã hội. Một xã hội đa nguyên sẽ có nhiều luồng tư tưởng tồn tại song song với nhau, nhiều luồng quan điểm bên cạnh nhau, cạnh tranh thậm chí đối lập nhau.

Một xã hội đa nguyên là một xã hội mở trong đó chấp nhận bất đồng chính kiến. Theo như Karl Popper một triết gia nổi tiếng của thế kỷ 20 thì nó hoàn toàn trái ngược với một xã hội đóng trong đó việc bất đồng chính kiến bị ngăn chặn một cách tuyệt đối.

Bạch nhớ lại khi trò chuyện với một giảng viên của trường Kinh tế FulBright, người trực tiếp tham gia vào việc viết bản tư vấn kinh tế gởi chính phủ Việt Nam: Lựa chọn thành công anh đưa ra một nhận định quan trọng: Việt Nam là một xã hội đa nguyên.

Nhận định này chắc chắn sẽ nhận được tranh luận rất dữ dội từ nhiều phía. Trong đây Bạch chỉ muốn chỉ ra những yếu tố đa nguyên trên blog và các diễn đàn mà Bạch quan sát được. Điều cần lưu ý với các bạn rằng bài viết của các blogger ủng hộ hay phản đối đường lối hiện tại của Đảng Bạch tin rằng do tự bản thân họ suy nghĩ ra để viết chứ không chịu một áp lực hay giật dây nào của nhà nước đó là một yếu tố quan trọng của đa nguyên.

1. Vụ tòa khâm sứ: Thật thú vị khi trên mạng có hai trên luồng quan điểm trái ngược nhau xung quanh vụ tòa khâm sứ. Một luồng quan điểm như trên VietCatholic hay x-cafe hoặc blogger Lê Tuấn Huy ủng hộ việc đòi lại tòa khâm sứ, luồng quan điểm thứ hai của một số blogger mà tiêu biểu là Đông A phản đối việc cầu nguyện của giáo dân. Có thể đoán là Đông A viết ra những điều trên dựa trên suy nghĩ thật của mình chứ không phải chịu một áp lực nào từ phía nhà nước bởi cách lập luận khá sắc sảo và theo một "khung tư duy" xuyên suốt. Phải nói rằng có một số blogger ủng hộ những lập luận của Đông A làm cho bài viết của Đông A trở nên đáng chú ý. Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy blog của Bố Cu Hưng, nhà báo Đức Hiển báo Pháp luật sẽ có những lập luận phản đối.

Hai luồng quan điểm độc lập đối chọi nhau trên Internet đã làm cho sự việc tòa khâm sứ trở nên thú vị trong mắt một người quan sát độc lập như Bạch. Chưa nói luồng quan điểm nào đúng sai nhưng nó cho thấy rõ ràng rằng tính đa nguyên của xã hội đang hình thành.

2. Hoàng Minh Chính: đánh giá một cách trung thực và khách quan về HMC là một vấn đề khó. Thế nên Bạch hay dạo quanh các diễn đàn và các blog xem mọi người đánh giá thế nào về ông. Điều đáng mừng là có nhiều quan điểm khác nhau về cuộc đời ông. Từ quan điểm của Đông A đại diện cho trường phái phản đối tư tưởng "xét lại" của ông Chính cho đến quan điểm ủng hộ của các thành viên x-cafe. Sự đa dạng trong các luồng quan điểm (độc lập không phụ thuộc vào nhà nước) đang củng cố tính đa nguyên của xã hội.

3. Nguyễn Thiện Nhân: là một minh chứng rõ ràng nhất cho tính đa nguyên của xã hội Việt Nam hiện nay. Có vô vàn ý kiến trái ngược nhau về những chính sách giáo dục của ông Nhân đưa ra, ủng hộ có, phản đối có. Và tất cả những ý kiến đó đều xuất phát từ suy nghĩ độc lập của mỗi người. Đó cũng là điều đáng mừng khi mọi người biết suy nghĩ một cách duy lý.

Một xã hội đa nguyên đang hình thành ở VN.

Mời các bạn phản biện rằng VN không phải là một xã hội đa nguyên :)

4. Đa nguyên ở Việt Nam: Khái niệm đa nguyên chỉ ra rằng trong một xã hội nếu có nhiều luồng tư tưởng tồn tại song song, cạnh tranh với nhau thì xã hội đó là một xã hội đa nguyên.

Việt Nam trước 1986 không phải là một xã hội đa nguyên bởi ở đó chỉ tồn tại một luồng tư tưởng duy nhất, mọi cá nhân trong xã hội bị nguyên tử hóa. Đó là một xã hội toàn trị.

Khi chuyển sang một xã hội hậu toàn trị từ 1986-1992 thì VN xuất hiện thêm nhiều luồng tư tưởng mới cạnh tranh với luồng tư tưởng chính thống.

Từ 1992 đến nay thì có thể thấy được rằng rất nhiều luồng tư tưởng đang cạnh tranh với nhau. Những khái niệm mới mẻ như thế giới phẳng (một khái niệm hoàn toàn của tư bản) xuất hiện trong suy nghĩ của nhiều người như một kim chỉ nam.

Nếu để ý hơn thì sẽ thấy rằng tư tưởng chính thống chỉ tồn lại (sống một cách héo hắt) trong các cơ quan nhà nước, những nơi mà cánh tay của nhà nước có thể vươn tới. Những khu vực dân sự thì đang hình thành một hệ tư tưởng mới mặc dù nhà nước không cho phép và không muốn điều đó xảy ra nhưng nó vẫn cứ hình thành.

Có một điểm quan trọng cần lưu ý đó là đa nguyên hoàn toàn khác với đa đảng :). Một xã hội đa nguyên vẫn có thể hình thành trong một hệ thống chính trị do một đảng duy nhất cầm quyền.

Blogger Bach

Category: Chính trị | Views: 1006 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 3
Khách: 3
Thành Viên: 0