Quốc Phương www.bbcvietnamese.com
|
|
|
|
Nói Việt Nam có nhân quyền đầy đủ là nói sai sự thực |
Nhân kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc 10/12, nhà văn Võ Thị Hảo lên tiếng cho rằng nếu ai nói
Việt Nam có nhân quyền đầy đủ là sai.
Trả
lời BBC Tiếng Việt hôm 9/12, nhà văn Võ Thị Hảo, hiện sống
tại Hà Nội nói về tính thời sự của tuyên ngôn này tại Việt Nam và
tình hình, xu hướng thực thi các quyền cơ bản của con người từ ngôn
luận, báo chí, tới lập hội, lập đảng và bầu cử thế nào.
Nhà văn Võ Thị Hảo:
Loài người luôn được quyền đương nhiên của một sinh vật được tồn tại
trên thế giới này. Nhưng một mặt cũng có khuynh hướng của những người,
những kẻ mạnh hơn hoặc đang muốn trở thành mạnh hơn áp đảo và muốn bắt
những người khác phải theo, phải phục tùng mình để giành giật quyền
lợi, và luôn muốn khuynh loát, tước đoạt quyền tự do, nhân quyền của
người khác. Vì vậy phải có tuyên ngôn đó và cho đến bây giờ tuyên ngôn
này vẫn chưa mất tính thời sự.
|
Chẳng hạn như bây giờ nếu tôi muốn lập hội thì tôi không thể lập hội được. Hoặc muốn mở một tờ báo cũng không bao giờ có chuyện
đó
Nhà văn Võ Thị Hảo
|
BBC: Ở Việt Nam, như vậy thì tính thời sự của Ban Tuyên ngôn này thế nào, thưa bà?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Ở Việt Nam có những khuynh hướng muốn áp đặt, muốn vi phạm và muốn tước đoạt nhân quyền.
BBC:
Nhiều báo chí, truyền thông trong nước cho thấy một điều là tại Việt
Nam hiện đã có dân chủ, các quyền tự do của người dân được đảm bảo như
quyền tự do lập hội, tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí v.v... Bà có
tin là ở VN có các quyền đó hay không?
'Quyền trên giấy tờ'
Nhà văn Võ Thị Hảo:
Nếu mà ai đó khẳng định ở Việt Nam người ta có tất cả những quyền tự do
đó; trên giấy tờ thì có ghi như thế đấy, nhưng trên thực tế nói rằng có
các quyền đó và các quyền đó không bị vi phạm, thì tôi nghĩ rằng họ
đang nói dối. Chẳng hạn như bây giờ nếu tôi muốn lập hội thì tôi không
thể lập hội được. Hoặc muốn mở một tờ báo cũng không bao giờ có chuyện
đó. Cũng như tôi muốn xuất bản một tác phẩm của mình, tôi phải xin giấy
phép. Kể cả khi tôi tái bản một cuốn tiểu thuyết của tôi, tôi vẫn phải
xin giấy phép lại.
|
|
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến tin rằng mình không có tội |
BBC: Nhưng từ phía chính quyền có ý kiến cho rằng nếu không có kiểm duyệt thì sẽ không rõ những người lập hội hay những người
định ra báo định viết lách gì và có gây hại gì hay không.
Nhà văn Võ Thị Hảo:
Việc kiểm soát bất kỳ xã hội nào, dù tự do dân chủ tới đâu, cũng có sự
kiểm soát. Không ai nói rằng không có sự kiểm soát cả. Nhưng sự kiểm
soát đó phải nằm trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, phải nằm
trong những điều cấm mà điều cấm đó phải hết sức rõ ràng và cụ thể.
Không phải ai muốn phiên dịch điều cấm đó như thế nào cũng được. Nếu
phiên dịch tuỳ tiện, hoặc nói chỉ để mà nói còn trên thực tế thì nói
một đằng làm một nẻo, thì chính điều đó là vi phạm nhân quyền.
'Là điều đương nhiên'
BBC: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vai trò của báo chí tư nhân đã trở nên bình thường và thậm chí phổ biến, tại sao Việt Nam
vẫn chưa có báo chí tư nhân?
Nhà văn Võ Thị Hảo:
Đây là một điều hết sức phi lý. Trước đây Việt Nam đánh đuổi Pháp đi và
lên án đủ điều. Nhưng hồi đó chính Pháp cho việc thành lập nhà xuất bản
hay báo chí tư nhân là đương nhiên. Và tất cả những việc như lập hội
v.v... cũng là đương nhiên. Chỉ riêng sự việc đó thôi cũng có thể cho
thấy dân chủ ở Việt Nam tới mức nào.
|
Nếu là những nhà quản lý đầy đủ văn hoá và hiểu cách thức, quan niệm lãnh đạo và phương pháp lãnh đạo, thì họ phải biết cảm
ơn.
Nhà văn Võ Thị Hảo
|
BBC: Liệu có phải nhà nước Việt Nam có sự e sợ khu vực tư nhân khi khu vực này ra báo chí chính thức?
Nhà văn Võ Thị Hảo:
Tôi nghĩ là có e sợ và sự e sợ đó có nhiều lý do. Nhưng tôi nghĩ họ
không có nhiều căn cứ để phải e sợ đến như vậy nếu là một chính quyền
mạnh, hoạt động dựa trên sự công khai và dân chủ. Nếu là những nhà quản
lý đầy đủ văn hoá và hiểu cách thức, quan niệm lãnh đạo và phương pháp
lãnh đạo, thì họ phải biết cảm ơn.
BBC: Mặt khác, có ý kiến cho rằng một chính quyền mạnh thường có thể đối thoại một cách đàng hoàng với đối lập và cái đó dường
như đã trở thành một thứ văn hoá rồi. Tại sao nhiều người đối lập ở Việt Nam vẫn bị bỏ tù thưa bà?
Nhà văn Võ Thị Hảo:
Bởi vì ở Việt Nam chỉ có một đảng cầm quyền thôi và khi chỉ có một đảng
thì chỉ có một tiếng nói. Và như thế những tiếng nói khác ngoài đảng
cầm quyền đương nhiên sẽ không được thừa nhận. Như vậy sẽ xảy ra tình
trạng không có sự giám sát, sẽ có những người lạm dụng cái đó và có
những người muốn làm gì cũng được.
PPT, Việt Nam "Định
hướng xã hội chủ nghĩa" là tâm điểm của mọi hoạt động
"chính trị" ở VN. Nhưng XHCN là gì thì do một nhóm nhỏ những
lãnh tụ ưu thế với sự giúp sức của nhà lí luận của Đảng
cộng sản định nghĩa. Nên biết rằng người CS, vốn thường mạo
nhận là "nhân dân VN" luôn có đối sách trước nhu cầu nhân quyền
và dân chủ của dân chúng, để vừa phô trương trước cộng đồng
quốc tế, vừa rảnh tay đàn áp nhân dân trong nước. Vì họ có
quyền định nghĩa và các hội nghị tuyên huấn mới là nơi chỉ
đạo cho từng "tình hình mới, nhiệm vụ mới", nên những văn bản
qui định chỉ là giấy tờ, không phải thực chất.
Bởi hệ "tư
duy" hay lí luận Đảng là độc tôn, nên các hệ tư tưởng đối
kháng của tín ngưỡng tôn giáo, quan điểm, chính kiến, văn học
nghệ thuật và cả khoa học đều bị giám sát sao cho theo đúng
"định hướng". Chỉ có điều khi lớp trước biết rằng họ bị
Đảng lừa dối và lớp sau nhận ra được lịch sử đất nước hào
hùng là của dân tộc thuộc mọi thành phần và chính kiến, thì
họ đặt lại vấn đề dân chủ nhân quyền. Sự nhận diện quá
trình lừa dối và đánh cắp lịch sử đặt Đảng CS vào ngã ba
đường: hoặc trả lại cho dân các quyền căn bản, hoặc bị nhân
dân chối bỏ để xây dựng một xã hội mới, bình đẳng hơn, nhân
bản hơn, và lẽ dĩ nhiên ổn định hơn với việc sử dụng lá
phiếu thay cho bạo loạn và tù tội.
Quang Vũ, Sài Gòn Ở
Việt Nam chỉ có đảng cộng sản tận thu tiền của dân, đảng nói, đảng làm,
đảng tự giám sát và sau đó thông báo kết quả. Một khi đảng đã nói đương
nhiên là đúng vì không ai dám nói khác đi, chuyện đúng sai chỉ tối về
mới nói với vợ con gia đình, cũng chỉ để xả stress hoặc cho bớt ấm ức.
Ở Việt Nam đừng nói chuyện dân chủ với nhân quyền làm gì thêm đau.
Moonlight, Hà Nội Nhân quyền ở Việt Nam có chứ, nhưng chỉ có trên giấy tờ và trên mồm các vị lãnh đạo thôi, nếu mà nhân quyền thực sự mà đến
với người dân thì các bác nhà ta làm gì còn ngồi mà rung đùi phát biểu khoa trương như bây giờ.
SAKURA, Nhật Bản Tôi thích chị Hảo,về sự khôn khéo và cứng cỏi để sống được ở Việt Nam. Nhưng liệu chị có thể tồn tại mà không phải là nhờ
vào đủ loại "mưa móc"của những người cộng sản để ung dung sống và trở nên "nổi tiếng" sao?
Lưu Bi, Hà nội Hoàn
toàn nhất trí với bà Hảo. Báo chí tư nhân nếu được phép thì cũng như
doanh nghiệp tư nhân, anh sai thì phải chịu trước pháp luật. Không thể
cứ khó quản thì cấm, như dự định cấm mở hàng karaoke. Tại sao ở các
nước tư bản, có nhiều báo tư nhân, thậm chí không ủng hộ chính phủ mà
họ vẫn được phép tại?
Dân đen, Việt Nam Tôi rất khâm phục sự ăn nói hợp lý và đúng với một nhà văn có tư duy của bà Hảo. Phải là người anh hùng, can đảm mới dám nói
như vậy ở một đất nước độc tài. Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã dám nói lên tiếng nói rất thật của mình.
SGN citizen Hết
nhà văn Dương thu Hương, giờ lại đến nha văn Võ thị Hảo phê phán chính
quyền về việc thực thi các quyền tự do quy định trong Hiến pháp, tuy
nhiên phần phê phán của Bà có vẻ "trí tuệ" hơn và nhẹ nhàng hơn (Nhà
văn Dương Thu Hương thì khác, rất mạnh bạo trong phê phán đôi khi "hơi
tục").
Thật ra, để
trả lời phỏng vấn của BBC thì rất khó: nếu muốn "yên thân" thì cứ trả
lời kiểu "Bà Bình, Bà Ninh, Bà Hoa, Bà Tư Hường", còn nếu nói thật (và
rất xây dựng) những suy nghĩ của mình thì nói như nhà văn Võ thị Hảo
(thực ra người ta cũng hơi "lo lo"). Ở xã hội, đất nước nào cũng thế,
thành phần trí thức, nhà văn, nhà báo, luật sư... là những thành phần
"khó chơi" nhất mà chính quyền nào cũng rất e ngại. Những cơn sóng ngầm
luôn nằm trong tư tưởng đầu óc họ, chỉ chờ có dịp để tuôn trào.! Hết
Dương Thu Hương, Võ thị Hảo...và rồi sẽ còn những nhà văn nào không còn
kiềm chế nỗi những cơn sóng ngầm sôi sục ấy?
BB, Canada Bài
phỏng vấn này có vẻ hơi kỳ,vì muốn biết Việt Nam có tự do, nhân quyền
và các quyền con người sao lại đi hỏi một người đang sống tại VN. Vì
nếu không có sao bà dám nói, còn có thì ai hỏi làm gì. Và bà Hảo dám
trả lời như thé tôi thật phục bà, không sợ bị công an hỏi thăm, không
sợ bị khó dễ. Còn Quốc Phương hỏi một đề tài nhạy cảm ở một nơi mà
chánh quyền kiểm soát rất kỷ không sợ làm hại đến người được phỏng vấn
sao. Bài này tôi thấy nó có vẻ sao sao ấy, các độc giả thấy sao.
HP Ở
VN bây giờ đừng nghĩ rằng dân trí thấp. Một ông lái xe khách, người lái
xe ôm cũng hiểu rằng: phải đa Đảng mới chống được nhiều thứ bệnh hoạn.
Chính tôi đã được một trong những người xe ôm đó" giảng" về sự lợi hại
của đa Đảng , khi tôi vờ như "dân trí thấp". Chỉ còn day dứt mỗi điều:
làm thế nào khi mà Đảng Cộng sản vẫn còn chai lì với bất kỳ ý kiến nào?
Mai Ninh, Việt Nam Một
bạn cho tôi biết, lần đầu tiên ở Việt Nam - kể từ khi Nhà Nước VN thò
bút ký cam kết thực thi bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền - thì tờ báo điện tử
Chungta.com đã đăng nguyên văn bản Tuyên Ngôn này ngày hôm qua. Tôi
chưa kiểm tra được tin này thực hư ra sao. Lẽ ra, nếu VN có thành tích
về nhân quyền thì tạp chí CS, Tuyên Huấn hoặc báo Nhân Dân sẽ tự hào
đăng nó (như là đã đăng nhiều lần Tuyên Ngôn Cộng sản của Mác ấy chứ).
Lý Tâm, Bà Hảo nó đúng hoàn toàn. Xem hệ thống luật Việt Nam thì rõ.
|