“… Trong lịch sử tội ác của loài người, đây là lần
đầu tiên thế giới được biết đến một hồ sơ tội ác vô cùng kỳ lạ, vô cùng
tàn độc. Đó là hồ sơ: CSVN vừa bán nước vừa huỷ diệt con đường cứu nước
…”
Cờ bạc bịp là kỹ thuật rút tiền của nạn nhân nhưng
đương sự không biết bị lường gạt, không cảm thấy tức giận. Trên bang
giao Việt Trung, Trung Quốc là tay cờ bạc bịp, Cộng sản Việt Nam (CSVN)
là “nạn nhân chịu đấm ăn xôi” của hành động bịp bợm vừa kể.
Thực vậy từ 1991 cho đến nay Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao
hai măt đối với Việt Nam. Một mặt, Trung Quốc thường xuyên ru ngủ CSVN
bằng “ngoại giao mười sáu chữ vàng” (“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”).
Mặt khác, Trung Quốc liên tục, mạnh mẽ và ngang nhiên thực hiện ý đồ
đánh cướp đất và biển của Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 24/11/2008 hãng
thông tấn Bloomberg loan tin tập Đoàn Dầu Khí Trung Quốc quyết định chi
tiêu 29 tỉ Mỹ Kim để khai thác dầu khí trên biển Đông, bao trùm cả hải
phận của Việt Nam.
Ngoại giao hai mặt chính là ngoại giao cờ bạc bịp. Việt Nam là quốc gia
nạn nhân đầu tiên nhưng không là nạn nhân duy nhất của trận địa ngoại
giao hai mặt kia. Muốn tồn tại trước những dự mưu thâm độc của thế lực
“Bắc Kinh Bành Trướng”, các quốc gia Đông Á phải kết hợp thành một khối
trên ba mặt: kinh tế, chính trị và quốc phòng, có cấu trúc chặt chẽ. Ý
nghĩ vừa nêu là cội nguồn của sự việc Nhật Bản và các quốc gia trong tổ
chức ASEAN hội họp tại Tokyo tháng 12/2003. Sau hội nghị này Nhật Bản
đẩy mạnh công tác xây dựng quan hệ ngoại giao gắn bó với ASEAN thông
qua ba phương pháp:
– Một là Nhật Bản ký hiệp định tự do mậu dịch với ASEAN: Free Trade Agreement, gọi tắt là FTA
– Hai là Nhật Bản trực tiếp đầu tư tai các quốc gia thành viên của ASEAN: Foreign Direct Investment, gọi tắt là FDI
– Ba là Nhật Bản viện trợ và cho vay vốn ưu đãi dành cho thành viên của
ASEAN: Oversea Development Administration, gọi tắt là ODA.
Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu liên hệ ngoại giao giữa CSVN và Nhật Bản
thông qua chương trình cấp viện ODA (Official Development Assistance).
Ngày 04/06/2004 trả lời phỏng vấn của BBC, ông Misuru Kitano, đại diện
đại sứ quán Nhật tai Việt Nam cho biết: viện trợ ODA của Nhật dành cho
Việt Nam đươc dựa vào thang điểm gồm năm yếu tố: bảo vệ môi sinh, xây
dựng kinh tế thị trường, thu và chi tiền vốn hợp lý, dân chủ hóa đất
nước, tôn trọng nhân quyền. Sự thể này cho thấy ODA của Nhật không là
vấn đề thuần túy kinh tế. Một trong những công tác hàng đầu của ODA tại
Việt Nam là công trình xây dựng xa lộ Đông Tây Sài Gòn. Công trình này
khởi công ngày 31/01/2008 và được nhà cầm quyền CSVN uỷ thác cho công
ty PCI của Nhật Bản thực hiện. Hồi bấy giờ, báo chí của CSVN hân hoan
cho rằng công trình Đông Tây Sài Gòn sẽ “chắp thêm đôi cánh” cho Sài
Gòn. Trong thực tế công trình Đông Tây không chắp cánh cho Sài Gòn mà
lại chắp cánh cho những món tiền do Nhật viện trợ bay đi nơi khác. Thực
vậy:
– Tháng 06/2008, tài liệu điều tra của viện công tố Tokyo cho biết bốn
thành viên ban giám đốc PCI đã đút hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, giám
đốc ban quản lý dự án Đông Tây để được CSVN giao nhiệm vụ thi công dự
án vừa kể.
– Ngày 04/08/2008, biện lý cuộc Tokyo ký trát tống giam bốn bị can PCI.
– Ngày 25/08/2008, cơ quan công tố Tokyo quyết định truy tố bốn bị can
PCI trước tòa án hình sự về tội đã vi phạm “luật chống cạnh tranh không
lành mạnh”
– Ngày 12/11/2008, tại phiên thẩm vấn đầu tiên của tòa án quận hạt
Tokyo, cả bốn bị can PCI đều nhận tội đã đút hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc
Sỹ số tiền 820,000 USD.
Đứng trước một loạt thủ tục tố tụng hình sự của công quyền Nhật Bản
nhằm vào vụ án bốn bi can PCI và Huỳnh Ngọc Sỹ của CSVN, chế độ Hà Nội
đã phản ứng như thế nào? Câu trả lời như sau:
– Ngày 16/08/2008, nhân trả lời phỏng vấn của TTXVN, ông Hồ Xuân Sơn,
thứ trưởng bộ ngoại giao CSVN đã lên án truyền thông Nhật “có một số
bài viết không khách quan và không đúng sự thật” đối với vụ PCI. Sau đó
ông Sơn đề nghị truyền thông Nhật cũng như truyền thông Việt Nam không
nên đưa tin PCI vào lúc này.
– Ngày 13/11/2008, tại nghị trường quốc hội CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng,
thủ tướng CSVN khi đề cập tới vu PCI Nhật Bản đã tuyên bố: cho tới nay,
phía Việt Nam vẫn “chưa có đủ cơ sở pháp lý” về PCI, đồng thời ông Dũng
cũng đã chỉ thị cho nội các của ông hãy giải quyết vụ PCI theo kiểu
“làm rõ tới đâu, xử lý tới đó theo pháp luật Việt Nam”.
– Ngày 29/11/2008, đại diện ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham
nhũng đã nói với báo chí rằng: “Hiện vẫn chưa có gì cụ thể” trong vụ
PCI.
Trở lại với câu nói của Ông Nguyễn Tấn Dũng “Làm rõ tới đâu, xử tới
đó”. Câu nói này có nghĩa rằng: bằng chứng trong vụ PCI là 10/10, tuy
nhiên vì “lý do đặc biệt”, CSVN sẽ chỉ có thể “làm rõ” 2 hoặc 3/10. Nếu
làm rõ 10/10 thì bộ chính tri sẽ hiện nguyên hình.
Sau đây là bốn chìa khóa để “làm rõ” PCI 10/10:
1. Ngày 12/11/2008, tin từ BBC cho biết: “Các khoản tiền hơn 2,4
triệu đô la mà PCI bị cáo buộc trao cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, phó giám đốc
sở giao thông công chính TP. HCM diễn ra trong giai đoạn 2002-2006. Đây
cũng là giai đoạn chủ tịch nước Việt Nam hiện nay Nguyễn Minh Triết giữ
chức bí thư thành uỷ tại TPHCM”.
Vì vậy cơ quan điều tra của CSVN hãy thẩm vấn Nguyễn Minh Triết và
thuộc viên của ông này những năm 2002-2006 ắt sẽ thấy thế nào là PCI
10/10.
2. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ là phó giám đốc sở Giao Thông-Công Chính
kiêm giám đốc ban quản lý PMU của dự án xa lộ Đông Tây. Sở Giao Thông
Công Chính và PMU xa lộ Đông Tây đều thuộc thẩm quyền điều động và tổ
chức của bộ Giao Thông Công Chính. Như vậy ông bộ trưởng Giao
Thông-Công Chính và cấp lãnh đạo của bộ này ắt phải biết thế nào là PCI
10/10.
3. Ngày 08/08/2008, tin từ báo chí Nhật Bản cho biết: PCI đã
thắng thầu vào tháng 10/2001 sau khi tham dự đấu thầu khó khăn với các
công ty khác trong một dự án đường cao tốc tri giá 1,1 tỷ Yen, tiền
viện trợ từ Nhật. Tháng 03 năm 2003, PCI lại trúng thầu trong bí mật
một dự án khác, trị giá 2 tỷ yen. Như vậy hội đồng đấu thầu của Huỳnh
Ngọc Sỹ phải biết bằng cách nào đấu thầu công khai biến thành đấu thầu
bí mật. Từ đó, hội đồng này thừa biết: thế nào là PCI 10/10.
4. Câu chuyên tham ô xa lô Đông Tây là một vụ án hình sự nhục
nhã và ồn ào, cả thế giới đều biết, Nguyễn Tấn Dũng nhận lệnh từ đâu để
ém nhẹm nội vụ hơn nửa năm qua? Không cần mất nhiều thời gian suy nghĩ,
mọi người Việt Nam đều thừa biết, lệnh ém nhẹm kia phải là lệnh từ bộ
chính trị. Nói cách khác bộ chính trị CSVN là bị can tối hậu của vụ án
xa lộ Đông Tây. Sau khi thẩm vấn toàn bộ thành viên của bộ chính tri,
cơ quan điều tra mới có đủ thông tin để chuyển đổi câu nói của Nguyễn
Tấn Dũng từ “Làm rõ tới đâu, xử tới đó” thành “Làm rõ tới 10/10, xử
10/10”.
Mặc dầu vụ PCI đã bị mang ra trước ánh sáng của công lý Nhật Bản từ vài
tháng qua, ngày 04/12/2008, trước toàn thể hội nghị các nhà tài trợ cho
Việt Nam ở Hà Nội, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng CSVN vẫn lớn tiếng và dõng
dạc xác định rằng: “Việt Nam trân trọng từng đồng vốn ODA” và rằng:
“Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực và tập trung chỉ đạo để nâng cao hơn nữa
hiệu quả xử dụng nguồn ODA.”
Thế nhưng, đáp lời ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Mitsuo Sabaka, đại sứ Nhật
Bản tại Việt Nam đã thông báo cho toàn thể hội nghị biết: “Các
khoản viện trợ ODA của Nhật sẽ tạm dừng cho tới khi nào Việt Nam có
biện pháp hữu hiệu để tận diệt nạn tham nhũng trong các chương trình
công cộng”.
Đại Sứ Sabaka nói thêm: “Cho tới khi uỷ ban điều tra chung Việt-Nhật
đưa ra được các biện pháp hữu hiệu và đứng đắn để chống tham nhũng thì
rất khó có thể giành lại sự ủng hộ của công chúng Nhật trong việc tiếp
tục hổ trợ Việt Nam. Vì vậy chúng tôi không thể cam kết thêm các khoản
tài trợ mới.”
Sau đó, Đại Sứ Nhật rời khỏi hội trường của các nhà tài trợ cho Việt Nam trước khi hội nghị này bế mạc.
Tại sao chính phủ Nhật lại quyết định làm nhục CSVN ngay tại một hội nghị quốc tế như vừa trình bày? Câu trả lời như sau:
ODA không là chương trình viện trợ thuần túy nhân đạo. Nó đích thực là
một trong những tảng đá làm nền cho ngôi nhà đóng vai trò tổ chức và
điều động các vấn đề kinh tế, chính tri, quốc phòng của vùng Đông Á.
Trong khi Nhât chưa hoàn tất những công tác được hoạch định từ hội nghị
Nhật-ASEAN tạI Tokyo tháng 12/2003 thì tại Kuala Lumpur, Mã Lai Á tháng
12/2005 lại diễn ra hội nghị toan tính hình thành Cộng Đồng Đông Á.
Thông qua hội nghị này những tranh chấp Nhật-Hoa về vai trò dẫn đạo các
quốc gia Đông Á đã trở nên cụ thể và gay gắt. Đây là lý do hối thúc
Nhật phải tích cực hơn nữa trong chương trình nổ lực tăng cường quan hệ
ngoai giao với ASEAN.
Chính sách ngoại giao hai mặt của Bắc Kinh chỉ là một bộ phận nhỏ nằm
trong âm mưu lớn của Trung Quốc. Âm mưu lớn kia là: phương pháp bành
trướng căn bản của Bắc Kinh có trọng tâm tách rời bó đũa ASEAN ra và bẻ
gãy từng chiếc một. Nói rõ hơn, Bắc Kinh chủ trương thương lượng riêng
lẻ với từng quốc gia thành viên của ASEAN để dễ bề vừa dụ dỗ vừa gây
sức ép cho đến khi quốc gia nạn nhân trở thành vệ tinh của Trung Quốc.
Sau khi ASEAN rơi vào tay Trung Quốc, an ninh kinh tế và quốc phòng của
Nhật Bản sẽ gặp khó khăn. Vì vậy nhằm vô hiệu hóa âm mưu bẻ gảy từng
chiếc đủa ASEAN của Trung Quốc, Nhật Bản đang mẫn cán dùng một loai keo
đặc biệt nhằm kết nối các quốc gia ASEAN thành một bó đũa không thể
tách rời, không thể bẻ gãy. Tùy theo tình huống kinh tế, tài chính, keo
đặc biệt được mang ra sử dụng có thể là ngoại thương FTA, đầu tư FDI,
phát triển OAD hoặc tổng hợp ca ba phương thức vừa kể. Vì vậy sự việc
CSVN ăn trộm tiền của ODA hiển nhiên có tác dụng phá hoại công trình
xây dựng bó đủa ASEAN của Nhật Bản. Điều này giải thích tại sao ngay
giữa Hà Nội, trước mặt Nguyễn Tấn Dũng, trước mặt quan khách quốc tế
của hội nghị Các Nhà Tài Trợ Cho Việt Nam, Đại Sứ Nhật Bản đã làm nhục
thủ tướng CSVN bằng một cung cách rất khinh thị nhưng rất ngoại giao.
Nhật Bản căm giận bao nhiêu thì Trung Quốc vui mừng bấy nhiêu. Lý do:
phá vỡ âm mưu mang bó đủa ASEAN tiến về phía Nhật là ước muốn của Trung
Quốc. Như vậy, ăn trộm tiền của ODA, CSVN cùng một lúc đoạt thủ hai mục
tiêu: một là làm hài lòng quan thầy Trung Quốc, hai là có thêm vài
triệu Mỹ kim cất vào túi riêng.
Không cần phải lý luận dông dài, mọi người đều thừa biết: Trung Quốc là
đại họa truyền kiếp đối với Việt Nam. Hiện tình thế giới cho thấy: muốn
Việt Nam tránh được hiểm họa Trung Quốc, muốn cứu nước, CSVN cần liên
minh với Nhật, Úc, Ấn, Hoa Kỳ… trong đó Nhật là đầu cầu tiên khởi. CSVN
đã phá vỡ đầu cầu kia bằng cách ăn trộm tiền của ODA Nhật Bản. Vấn đề
không là số tiền mà CSVN ăn trộm là vài trăm ngàn hay vài triệu Mỹ Kim.
Vấn đề chính là vụ trộm ODA đã trở thành lời tố cáo không một chút hoài
nghi rằng: các năm 1999-2000, CSVN bán nước thông qua hành động dâng
đất, dâng biển cho Trung Quốc, năm 2008, CSVN lại phản quốc dưới hình
thức huỷ diệt con đường cứu nước, huỷ diệt con đường liên minh với Nhật
và các quốc gia quan yếu khác trong cộng đồng quốc tế.
Trong lịch sử tội ác của loài người, đây là lần đầu tiên thế giới được
biết đến một hồ sơ tội ác vô cùng kỳ lạ, vô cùng tàn độc. Đó là hồ sơ:
CSVN vừa bán nước vừa huỷ diệt con đường cứu nước. Đỗ Thái Nhiên
|