Thứ Hai, 2025-01-06, 9:08 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 1 » Từ PCI Đến Những Trương Mục Của Lãnh Đạo CSVN Tại Ngân Hàng Nước Ngoài
9:28 PM
Từ PCI Đến Những Trương Mục Của Lãnh Đạo CSVN Tại Ngân Hàng Nước Ngoài

Phải đến lúc Tokyo tuyên bố đình chỉ toàn diện viện trợ phát triển (ODA) cho Hà Nội thì đảng và nhà nước CSVN mới bắt đầu đưa ông Huỳnh Ngọc Sỹ, người nhận hối lộ từ công ty PCI của Nhật, ra xử. Trước đó vài tuần, Hà Nội chỉ cho điều tra qua loa rồi loan báo đã tạm ngưng chức vụ Phó Giám đốc sở Giao thông Công chánh thành phố Sài Gòn, kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông Tây của ông Sỹ.


Có lẽ Hà Nội tưởng rằng làm qua quýt như vậy là vụ hối lộ PCI cũng sẽ chìm xuồng như bao nhiêu vụ tham nhũng hối lộ khác có liên quan đến những quan chức cao cấp trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Với thói quen bịt miệng truyền thông báo chí, đàn áp những tiếng nói của nhân dân, Hà Nội không ngờ rằng, ở một nước tự do dân chủ như Nhật, nhà nước không những không thể coi thường, mà còn phải tôn trọng dư luận quần chúng, nhất là lại kèm theo áp lực của các định chế quốc tế. Thực ra trong một xã hội tư do dân chủ như ở Nhật, thì số phận của nhà nước nằm trong tay nhân dân, thông qua lá phiếu của người dân trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng, chứ không dựa trên sức mạnh của bạo lực đàn áp từ phía nhà nước để duy trì quyền lực như ở Việt Nam.... Bởi vậy, khi nghe chính đại sứ Nhật ở Hà Nội là ông Sakaba loan báo Tokyo quyết định đình chỉ toàn diện viện trợ ODA cho Việt Nam, có lẽ các quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam thoạt tiên có thể không tin và không hiểu nổi quyết định vừa kể của Nhật. Nhất là việc hai cựu thủ tướng Nhật lại áp lực Cộng Sản Việt Nam phải cách chức toàn bộ thành uỷ Sài Gòn có liên quan đến vụ tham nhũng này... Nhưng nếu ở Nhật, được thông tin nhiều chiều để biết tường tận vấn đề, thì điều làm người ta không hiểu nổi là tại sao một nhà nước thối nát, tham nhũng tột cùng như nhà nước Cộng Sản Việt Nam lại tồn tại được; và tại sao cho đến bây giờ Nhật mới có biện pháp mạnh để hy vọng chấm dứt được việc các quan chức Cộng Sản Việt Nam bòn rút tiền đóng thuế của người dân Nhật trong viện trợ ODA.


Giới lãnh đạo đảng CSVN rất cần tiền viện trợ của Nhật, nên phải đem ông Sỹ ra xử. Mà xử như thế nào đây, để có lại tiền viện trợ đó? Xử qua loa cho có lệ như mọi khi thì khó qua mặt được Nhật; mà xử theo đúng trình tự tố tụng, và làm minh bạch mọi chuyện liên quan, thì sẽ khó giấu diếm được những đường dây tham nhũng liên hệ trong nội vụ của lãnh đạo đảng. Trước tình trạng này, điều tốt nhất cho Hà Nội là ông Sỹ đột tử hay đột nhiên vô cớ.... bị bệnh tâm thần. Những kẻ ăn chặn tiền viện trợ, hay những đồng tiền cứu trợ khác, như ông Sỹ và những người lãnh đạo Hà Nội hiện nay, thì khó mà có được sự liêm sỉ để tự xử, hầu bảo vệ "danh dự", cái mà chính họ cũng không có. Bởi vậy, khi có những tin tức từ người thân ông Sỹ tiết lộ về việc đương sự đã bị đưa vào bệnh viện và bị chích thuốc mất trí nhớ, thì dư luận coi đây như một hình thức báo động về những xảo thuật của Hà Nội có thể thi hành trong vụ án PCI.


Từ năm 1995, viện trợ ODA của các nước bắt đầu đổ nhiều vào Việt Nam. Hơn 10 năm sau, đời sống của đại đa số người dân vẫn nghèo đói, khốn khổ như xưa. Trong khi đó, tất cả những người lãnh đạo đảng CSVN đã trở thành triệu phú, tỷ phú đô la, qua việc bán tài nguyên quốc gia cho tư bản nước ngoài, bóc lột cướp đoạt đất đai tài sản của nhân dân, và rút ruột hầu hết những dự án từ tiền viện trợ ODA. Bởi vậy, vào cuối năm 2005 người ta không ngạc nhiên khi một thành viên cao cấp của Hội đồng Mậu dịch Việt-Mỹ tiết lộ rằng, đảng CSVN được xem là một đảng tỷ phú hàng đầu của thế giới, với tài sản trên 20 tỷ mỹ kim. Kèm theo lời tiết lộ này là một danh sách liệt kê tài sản khoảng 300 người giàu nhất Việt Nam, mà đứng đầu là ông Lê Đức Anh với tài sản trên 2 tỷ 215 triệu mỹ kim; kế tiếp là là ông Trần Đức Lương với 2 tỷ 100 triệu đô la; ông Phan Khải đứng hạng ba, với tài sản trên 2 tỷ mỹ kim một chút. Thứ tự sau đó là các ông Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Khả Phiêu, với tài sản mỗi ông xấp xỉ 2 tỷ đô la. Người đứng gần hạng chót trong danh sách là ông Cù Huy Cận cũng có tài sản trên 350 triệu đô la. Thực ra thì thứ tự 10 người đứng đầu danh sách vừa kể có thể thay đổi nhanh chóng, khi mà họ có thể tranh dành được những cuộc bán buôn tài nguyên quốc gia, hay vớ được một hai dự án đầu tư nước ngoài. Khi được biết tiết lộ này của hội đồng Mậu Dịch Việt Mỹ, câu hỏi ai cũng đặt ra ngay là, với mức lương tháng trên dưới 300 mỹ kim, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đào đâu ra nhiều tiền đến thế? Và với thực tế hiển nhiên qua những chiến dịch chống tham nhũng ồn ào bằng mồm của giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, người ta có ngay câu trả lời mà không sợ sai lầm.


Từ người đứng đầu danh sách là ông Lê Đức Anh cho đến người đứng gần cuối sổ là ông Cận, đều khai trong lý lịch họ là người vô sản. Nhưng với những tài sản khổng lồ họ đang gửi ở các ngân hàng nước ngoài hiện nay thì chuyện họ khai man lý lịch không phải là chuyện quan trọng nữa, vì với một đảng và nhà nước mà cách đây gần 20 năm tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã phải than thở là "nhà dột từ nóc giột xuống", bây giờ càng giột nặng hơn, thì người ta đều biết những tuyên bố của giới lãnh đạo đảng tự cho là họ trong sạch, hay "chỉ yêu sự thực, ghét nhất sự gian dối" như ông Nguyễn tấn Dũng đã nói trên ti vi, chỉ là lời nói của những kẻ không còn giây thần kinh xấu hổ. Vấn đề quan trọng còn lại là, liệu nhân dân Việt Nam có đòi lại được hàng chục tỷ mỹ kim bất chính, mà giới lãnh đạo Hà Nội đang gửi ở các ngân hàng nước ngoài, để trả bớt các khoản nợ mà nước ngoài đã cho Việt Nam vay, hầu giảm bớt phần nào gánh nặng cho người dân Việt Nam hay không? Câu trả lời sẽ là được, nếu chế độ cộng sản độc tài không còn ngự trị trên đất nước Việt Nam nữa. Người ta đã thấy những kinh nghiệm này qua việc chính phủ bà Akino của Philippines tịch thu lại được nhiều tài sản của ông Marcos, một nhà độc tài, tham nhũng khét tiếng của Philippines hồi trước thập niên 80. Hiện nay người dân Thái Lan đang tìm cách lấy lại tài sản của cựu Thủ tướng Thaksin, do ông này lạm quyền Thủ tướng của mình để tạo ra.


Một điều khác quan trọng không kém là, nếu nhân dân Việt Nam không sớm lấy lại những tài sản bất chính của giới lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay, thì họ sẽ tìm cách tẩu tán bằng nhiều thủ đoạn. Đến khi lấy lại được thì cũng chẳng còn bao nhiêu.


Ngô Văn

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 846 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0