Thứ Ba, 2024-11-05, 8:51 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 6 » Giới trẻ nói về kiểm soát blog (phần 2)
8:53 PM
Giới trẻ nói về kiểm soát blog (phần 2)


2009-01-05

Trong lúc cơ quan quản lý văn hóa thông tin của VN tìm cách kiểm soát thông tin đăng tải trên các blog, giới bloggers tỏ ra rất bất bình. Diễn Đàn Bạn Trẻ tiếp tục thảo luận về đề tài này.

AFP PHOTO

Lúng túng trong việc giám sát thông tin trên thế giới áo, Việt Nam muốn nhờ tới Goolge và Yahoo! giúp theo dõi các hoạt động của giới bloggers.


Bắt đầu từ tuần trước, chúng ta đã bứơc qua chủ đề mới, với sự góp mặt của các blogger trong nước là Nhung từ Hà Nội, Bắc ở Hà Tây, cùng ba người bạn tại Nghệ An là Phương, Ngọc, và Thường thảo luận về việc nhà nước ban hành thêm thông tư quản lý blog.

Ngay phần mở đầu của hội luận, các bloggers tham gia Diễn Đàn đã tỏ ra bất bình về việc này. Ngược lại, giới hữu trách lý giải là cần phải quản lý blog để ngăn chặn và xử lý những thông tin sai lạc về nhà nước, về tôn giáo, và về chính trị. Nếu không thì làm sao ngăn chặn được những điều này?

Những lý luận tiếp theo của các bạn trẻ như thế nào? Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi trong chương trình hôm nay.

Thông tin áp đặt và Thông tin đa chiều 

Ngọc : Bởi vì nhà nước là nhà nước do dân, vì dân, người dân người ta muốn nói lên ý kiến của mình. Những cái gì mà người ta thao thức, ngừơi ta thấy chưa đúng sự thật thì người ta phải nói. Bây giờ nhà nước bằng cách bịt nó lại thì không được rồi.

Cho nên một cách duy nhất là nhà nước phải làm sao nhìn lại mình, nghe người ta nói và nhìn lại mình và tự sửa mình cho tốt thôi. Nếu mà mình tốt thực sự thì người ta có nói xấu thì mình cũng không sợ gì hết.

Những cái gì mà người ta thao thức, ngừơi ta thấy chưa đúng sự thật thì người ta phải nói. Bây giờ nhà nước bằng cách bịt nó lại thì không được rồi.

Ngọc, Nghệ An

Người ta có nói sai hay chỉ trích thì mình cũng không sợ. Chính vì thế nếu mình cứ làm cho tốt thì không sợ gì hết. Khi mà mình dùng sức mạnh của mình để mà bắt người ta nói khác đi, hay không cho người ta nói, chính lúc đấy là mình đang yếu. Đó là mình đang yếu.

Cho nên tôi nghĩ rằng nhà nước không thể dùng cách đó để mà ngăn cản hay là trù dập người ta được. Phải nhìn lại đường lối của mình, nhìn lại cách làm của mình.

Nhung : Một ý kiến này là đúng là sai hay không ở đây thì không thể nhìn theo cách nghĩ chủ quan của nhà nước được. Và trong thế giới thông tin thì phải chấp nhận là có những ý kiến đa chiều, có những ý kiến đúng và có những ý kiến sai.

Nhà nước không thể nhìn nhận một ý kiến này là đúng, là sai, và áp đặt cho người dân, mà phải để người dân tự nhìn vào đó, tự phân định bằng lý trí của họ đâu là thông tin đúng, và đâu là thông tin sai.

Bên cạnh đó thì nhà nước phải có trách nhiệm đưa thông tin đúng nhất một cách thật khách quan; tuy nhiên không được phép ngăn chận. Nhà nước không có quyền ngăn chận những luồng thông tin khác vì như vậy là xâm phạm tới quyền tự do ngôn luận và quyền thông tin của người dân, không được áp đặt cái quan điểm đối với các luồng thông tin khác là sai lầm hay không.

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn ý kiến của Nhung. Khi mà giới hữu trách Việt Nam nhấn mạnh rằng blog chỉ được sử dụng như hình thức một nhật ký cá nhân, không được lạm dụng để phổ biến quan điểm chính trị, tôn giáo hay xã hội. Về phía các bạn, những chủ nhân blog, thì bạn quan niệm về blog như thế nào, mong các bạn chia sẻ thêm?

Bắc : Mình xin chia sẻ một chút. Tức là vừa rồi mình rất đồng ý với ý kiến của Nhung. Mình có quyền tự do ngôn luận, mình có quyền tự do phát biểu ý kiến. Thế nên bây giờ quản lý bắt anh không được viết thì đó rất là vô lý.

Trà Mi : Xin mời ý kiến của các anh khác góp thêm.

Nhà nước không có quyền ngăn chận những luồng thông tin khác vì như vậy là xâm phạm tới quyền tự do ngôn luận và quyền thông tin của người dân.

Nhung, Hà Nội

Phương : Tôi nghĩ thế này. Trên một blog người ta biết, ai là người như thế nào, viết theo kiểu kích động hay là con người này viết thường, cái đó là người ta có thể phân biệt được. Còn cái quyền cá nhân của họ thì họ có quyền bày tỏ chớ. Phải để cho người ta phát biểu lên.

Mình phải để cái gì tốt thì mình ghi nhận, và nó phản ánh thực trạng xã hội như thế nào thì mình ghi nhận và phát triển cho nó tốt hơn, chứ không thể nào quản lý theo kiểu là để mà bắt  ép không được nói, không được làm, không được viết, không được phát biểu. Như thế thì nó hơi quá, nó không hợp với thời đại cho lắm.

Ngọc : Tôi nghĩ như thế này. Blog thì mình nghĩ rằng đó là tiếng nói của cá nhân nhưng mà cũng là tiếng nói chung của cộng đồng với thế giới. Nhờ qua blog mà chúng ta có thể trao đổi - chia sẻ với bạn bè khắp thế giới, hay là nói lên chính kiến của mình, ý kiến của mình.

Tôi nghĩ rằng tôn giáo hay là chính trị, hay là bất cứ lãnh vực gì thì cũng là một phần của cuộc sống con người thôi. Không ai có quyền nói rằng là được nói chuyện tôn giáo mà không được nói chuyện về chính trị, hay được nói chuyện về chính trị mà không được nói chuyện về kinh tế, v.v….

Nếu mà mình vì một vài cái mục đích riêng của mình mà cấm cái này cấm cái kia thì tôi nghĩ là không hợp lý lắm. Tôi có quyền nói chuyện về tôn giáo, có quyền nói chuyện về chính trị hay là nói chuyện về kinh tế v.v. văn học v.v. Nếu mà cấm như vậy là không đúng lắm. Cái đó là tự do của mỗi người.

Nhà báo công dân

Trà Mi : Dạ thưa anh Ngọc, thế nhưng ngược lại với những gì mà anh vừa trình bày, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin-Truyền Thông Đỗ Quý Doãn có nói rằng blog nếu như mang nội dung chính trị-kinh tế-xã hội thì không thể gọi là blog, vì blog khi mang những nội dung đó thì đã biến thành một trang thông tin hoặc là một trang báo điện tử. Và theo luật VN thì báo chí phải do nhà nước quản lý thì dĩ nhiên báo chí tư nhân hay là báo chí công dân như blog không được nhà nước chấp nhận. Các bạn có ý kiến nào khác?

Nhung : Tôi đã đọc một trang của một blogger đã nói rằng không thể nói và cũng không thể đồng tình với bác Đỗ Quý Doãn được bởi vì blog từ đầu là một trang nhật ký cá nhân. Tuy nhiên nếu như blog đã đề cập tới những lãnh vực rộng hơn ở trong đời sống xã hội thì đó là xu hướng tất yếu, là một xu hướng hợp với thời đại.

Cho nên không thể dùng cái định nghĩa ban đầu cho blog như thế để hạn chế những vấn đề mà blog đề cập tới vào thời điểm bây giờ. Ít nhất phải coi các blogger như là nhà báo công dân cái đã.

Trà Mi : Nhưng mà luật ở Việt Nam thì báo chí phải do nhà nước quản lý mà, thế thì những trang blog mà biến thành những trang thông tin hoặc là trang báo điện tử như thế thì dĩ nhiên là nó không phù hợp với luật này vì Việt Nam không chấp nhận báo chí tư nhân và bây giờ là cái dạng báo chí công dân, thì các bạn có ý kiến nào khác không?

Phương : Từ xưa đến nay nhà nước chỉ sử dụng báo chí của nhà nước rồi thông tin của nhà nước, thông tấn xã của nhà nước, rồi đài truyền hình của nhà nước, rồi là tất cả radio của nhà nước, ấy bây giờ chỉ có mới có phát triển lên một chút để cho công dân cũng phát biểu ý kiến của mình lên thì nhà nước lại muốn đè xuống.

Em nghĩ rằng blogger người ta có quyền bày tỏ tâm tình của mình, người ta cũng có quyền nói lên cái chính trị, có quyền nói lên vấn đề kinh tế-xã hội để góp làm phát triển thêm đất nước chứ. Bây giờ mà chỉ có cấm họ và bắt họ nói theo một chiều giống như kiểu báo chí nhà nước rồi các phương tiện truyền thông xưa nay thì nó trở lại thời kỳ cũ rồi. Bây giờ muốn phát triển thêm một chút cũng không được thì chứng tỏ lại mất tự do hơn một lần nữa.

Trà Mi : Dạ vừa rồi là ý kiến của ai ạ?

Phương : Của Phương ạ.

Trà Mi : Anh nói như vậy thì cũng có thể hiểu rằng nhà nước có quyền thông tin thì dân cũng có quyền thông tin, ý của anh có phải vậy không?

Phương : Vâng.

Quyền tự do thông tin?

Trà Mi : Nhưng mà nếu như tạo điều kiện tự do cho người dân có quyền thông tin thì làm sao nhà nước có thể hạn chế được những thông tin trái chiều, những thông tin không hợp với nhà nước, hoặc những thông tin bị coi là phản động, kích động?

Phương : Tức là nhà nước chỉ có cách là mình phải điều chỉnh mình cho tốt thôi. Một khi đường lối của mình là tốt thì ai muốn nói như thế nào, phát biểu cá nhân như thế nào, họ có sai trái thì nhà nước vẫn cứ đứng vững. Bây giờ nhà nước cứ sợ mình sụt yếu rồi bị nói xấu, nhưng mà nếu mình không xấu thì không sợ xấu, người không xấu không bao giờ sợ xấu cả.

Trà Mi : Anh Phương nói là nếu mình không xấu thì không sợ người ta nói mình xấu?

Phương : Vâng.

Trà Mi : Và cũng như là không ai có quyền yêu cầu người ta nói tốt về mình hoặc cấm người ta nói xấu về mình.

Phương : Vâng. Đúng ạ. Nếu mình thực sự có khuyết điểm thì phải nghe người ta nói để sửa chứ. Đó là cái quyền của người ta và người ta mong muốn đất nước mình phát triển.

Hãy đến và chuyện trò với nhau trong không gian Blog. Bạn sẽ tìm thấy những tư liệu đặc sắc chưa hề phổ biến. Ở đó, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về những chuyện mà chúng ta cùng thao thức.
Trang blog Ban Việt ngữ RFA

Trà Mi : Dạ. Bây giờ tới anh Thường phải không?

Thường : Vâng.

Trà Mi : Dạ. Mời anh.

Thường : Tôi cũng đồng ý với quan điểm mà anh Phương vừa nêu, tức là khi mà mình thấy là không có lợi cho mình và dùng cái pháp luật để mà hạn chế cái quyền đấy thì là đó là một việc làm không nên, không xứng với cái kiểu gọi là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bởi vì như thế là chính ra nhà nước đang vi phạm cái nhân quyền con người, đến quyền thông tin của con người.

Một mặt thì người ta đã không được tiếp cận với những thông tin khách quan như các nước khác chẳng hạn, người ta đã mất cái quyền được nghe thông tin trung thực rồi.

Bây giờ còn một cái nho nhỏ là cái blog là một trang nhật ký cá nhân là cái nơi duy nhất mà người ta có thể đưa ra chính kiến của mình mà nhà nước cũng cấm luôn thì đấy là một cái điều rất là tệ, rất là tệ. Tôi thấy rất là tệ, không hợp lý một chút nào. Mà thay vào đó, nhà nước nên nhìn thẳng vào cái vấn đề là người ta đã nói những cái không tốt cho nhà nước chẳng hạn thì tức là người ta đang bức xúc thì phải có một nguyên nhân nào đấy dẫn đến thì người ta mới bức xúc.

Thế thì tại sao nhà nước không nhìn thẳng vào những sự việc đấy để xem lại liệu có phải là mình đang có cái gì đấy mà cần phải cải thiện hay không, chứ không phải là mình cứ thấy là không có lợi cho mình thì mình cấm. Rất là bất công, và rất là mất nhân quyền.

Chính nhà nước cần phải làm sao để chứng minh được rằng nhà nước đang có những chính sách đứng đắn còn những thông tin kia là sai. Đấy mới là một nhà nước mạnh.

Trà Mi : Nếu như ngược lại, nhà nước lại lập luận rằng những cái gì không tốt cho nhà nước tức là cũng ảnh hưởng, cũng không tốt cho đất nước, không tốt cho tình hình ổn định chính trị-an ninh xã hội của đất nước, thì các anh chị nghĩ sao?

Thường : Nhà nước mà cấm cái đó thì trước hết nhà nước phải hỏi tất cả những người sử dụng blog coi thử. Nếu nhà nước thực sự là nhà nước của dân - do dân - và vì dân thì nhà nước phải vì dân mà hỏi dân coi thử dân có muốn như thế không đã. Bây giờ nhà nước cứ đơn phương cấm mà nói là vì dân là không được. Như thế thì nhà nước nói một đường làm một nẻo chứ không phải là nhà nước do dân và vì dân nữa.

Trà Mi : Lợi hại của việc nhà nước quản lý blog đối với nhà nước, với công dân, và với xã hội ra sao? Mời quý vị trở lại với Diễn Đàn tối Thứ Hai tuần sau để nghe những ý kiến phân tích của các bloggers trẻ từ nhiều miền đất nước.

Trà Mi xin được chào tạm biệt quý vị tại đây và hẹn tái ngộ cũng quý vị trên Diễn Đàn, vào giờ này tối Thứ Hai tuần tới.
-------------------
Chúng tôi mong đựơc quý thính giả góp tiếng với "Diễn Đàn Bạn Trẻ" qua email vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn trong hộp thư thoại 001- (202) 530 7775. Quý vị muốn trực tiếp tham gia chương trình, xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi tiện liên lạc.
Ngoài ra, quý vị cũng có thể góp ý kiến thảo luận trên trang blog của Ban Việt Ngữ RFA ở địa chỉ  http://www.rfavietnam.com/trami

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 853 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 554
Khách: 554
Thành Viên: 0