Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009-01-07
Ông
Trần Văn Bá , nguyên chủ tịch tổng hội sinh viên Việt Nam tại Pháp,
giảng nghiệm viên ngành quản trị xí nghiệp tại viện đại học
Paris-Nanterre, về nước đấu tranh năm 1982, đã bị bắt và bị hành quyết
ngày mồng 8 tháng giêng năm 1985, lúc 40 tuổi.
Photo: RFA
Bia tưởng niệm anh Trần Văn Bá tại trường Đại Học Liège bên Pháp
Nhân dịp kỷ niệm 24 năm ngày
ông bị Hà Nội xử tử hình, cộng đồng Việt Nam tại Châu Âu tổ chức lễ tưởng niệm
ông.
Dịp này, phóng viên Ban Việt
Ngữ chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Hữu Đào một thành viên Ban Tổ Chức và
chị Vũ Thụy, một người từng sinh hoạt với ông Trần văn Bá.
Thưa ông Lê Hữu Đào, với tư cách là chủ tịch cộng đồng
Việt Nam tại Liege, vương quốc Bỉ, trưởng ban tổ chức lễ tưởng niệm ông Trần
Văn Bá, xin ông sơ lược về sinh hoạt này.
Thành phố có 2 tấm bia tưởng niệm anh Bá, tấm thứ nhất khánh thành năm 1988, được
gắn ngay trước cơ sở trung ương của đại học Liege, với sự hiện diện của ông tổng
trưởng ngoại giao vùng Wallonie.
Tổng trưởng ngoại giao vùng
Wallonie tham dự ngày dựng bia tưởng niệm
“Trước hết là Liege sẽ kỷ
niệm anh Trần Văn Bá đúng ngày anh bị hành quyết, 8 tháng giêng, ngoài ra bên
Paris, các hội đoàn Việt Nam cũng sẽ tổ chức lể tưởng niệm vào chủ nhật 11
tháng giêng tới tại nhà thờ Saint Hyppolyte.
Về lễ tưởng niệm tại Liege, là
thành phố có 2 tấm bia tưởng niệm anh Bá, tấm thứ nhất khánh thành năm 1988, được
gắn ngay trước cơ sở trung ương của đại học Liege, với sự hiện diện của ông tổng
trưởng ngoại giao vùng Wallonie. Tấm bia thứ nhì được khánh thành năm 2000 tại
công viên La Boverie, với sự hiện diện của ông phó thị trưởng thành phố Liege.
Kể từ năm 1988, đến ngày 8
tháng giêng, cộng đồng Việt Nam tại Liege tổ chức lễ tưởng niệm anh Trần Văn
Bá, mỗi 5 năm tổ chức trọng thể có chánh quyền địa phương dự , những năm khác
thì mời đồng bào đến thắp nhan, tưởng nhớ anh hùng Trần Văn Bá”.
Con đường mang tên Trần Văn
Bá tại Hoa Kỳ
Là một sinh viên du học Âu
Châu, anh có dịp hoạt động với anh Trần Văn Bá hay không? Và anh có suy nghỉ gì
về công cuộc đấu tranh của anh Bá?
“Tôi có dịp hoạt động với
anh Trần Văn Bá, từ 1970 lúc bấy giờ anh là chủ tịch tổng hội sinh viên Việt
Nam tại Paris, tôi là chủ tịch lực lượng sinh viên Việt Nam chống cộng tại
Liege, nên có dịp gặp nhau các đêm hội Tết, anh có dẫn một phái đoàn văn nghệ
hùng hậu sang sinh hoạt chung.
Sau năm 1975, chúng tôi hoạt
động tích cực trong khuôn khổ đại hội sinh viên Việt Nam tại Âu Châu. Sau khi mất
nước, anh Bá trở lại nắm chủ tịch tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris,
tái tổ chức tổng hội để tiếp tục cuộc đấu tranh lâu dài và đó là thành quả rất
lớn của anh Trần Văn Bá”.
Anh đã rời Paris, ngày 6
tháng 6, 1982, về nước kháng chiến trong tổ chức Mặt Trận Thống Nhất các
Lực Luợng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Đến tháng 9 năm 1984, anh bị bắt và bị
kết án tử hình cùng với 2 đồng chí khác là các ông Hồ Thái Bạch và Lê Quốc
Quân.
Trước khi lên đường về nước,
anh Trần Văn Bá có nhắn gởi điều gì hay không?
“Anh Bá thường nói với các
anh em là muốn giải quyết được vấn đề Việt Nam, thì phải về nước đấu tranh vì
theo anh , trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, tức là năm 1982, cách duy nhất để đấu
tranh chống chế độ cộng sản là vào bưng đấu tranh võ trang.
Anh đã rời Paris, ngày 6
tháng 6, 1982, về nước kháng chiến trong tổ chức Mặt Trận Thống Nhất các
Lực Luợng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Đến tháng 9 năm 1984, anh bị bắt và bị
kết án tử hình cùng với 2 đồng chí khác là các ông Hồ Thái Bạch và Lê Quốc
Quân.
Mặc dù thế giới can thiệp
nhưng chế độ cộng sản đã hành quyết cả 3 anh , ngày 8 tháng giêng, 1985 tại Thủ
Đức.
Sự hy sinh của các anh là
ý chí đấu tranh cho đến ngày dành lại được tự do, công lý và dân chủ cho Việt
Nam.
Xin được nhắc lại là tại
Virginia, Hoa Kỳ, có một con đường mang tên Trần Văn Bá, ở Paris cũng như Thụy
Sĩ đang vận động để dựng tấm bia tưởng niệm anh”.
Vừa rồi là góp ý của ông Lê Hữu
Đào, trưởng ban tổ chức lễ tưởng niệm ông Trần Văn Bá, tiếp theo là câu chuyện
với chị Vũ Thụy, định cư tại Pháp, đã có thời gian hoạt động với ông Bá.
Hình ảnh cụ thể nhất của một
nhà cách mạng, một nhà ái quốc
Thưa chị, nhân dịp tưởng niệm
24 năm ngày anh Trần Văn Bá bị Hà Nội hành quyết, chị có điều gì chia sẻ với
quý thính gỉa đài Á Châu Tự Do?
Anh Bá là
hình ảnh cụ thể nhất của một nhà cách mạng, một nhà ái quốc, dám hy sinh cho lý
tưởng, có lẽ anh Bá đã được hưởng lòng yêu nước từ cha, ông của anh
“Khi nghe tới cái tên Trần
Văn Bá, đối với những người từng sinh sống ở Pháp, trong cộng đồng người Việt Tự
Do, tôi chắc chắn là không ai quên được con người đãn quên mình vì lý tưởng.
Tôi cũng nhớ hoài ngày 8 tháng giêng 1985, anh em không biết số phận của anh ra
sao? Ngày đó, anh em ở cộng đồng Paris họp lại nhau, và nghỉ đến anh Bá rất nhiều,
những cuộc biểu tình, xuống đường, lúc nào cũng có hình ảnh của anh đi theo”.
Nếu được hỏi cảm tưởng của chị
về anh Trần Văn Bá, chị sẽ nói gì?
“Đối với tôi thì anh Bá là
hình ảnh cụ thể nhất của một nhà cách mạng, một nhà ái quốc, dám hy sinh cho lý
tưởng, có lẽ anh Bá đã được hưởng lòng yêu nước từ cha, ông của anh, nên anh sống
theo lý tưởng của anh như một điều tự nhiên, như chúng ta ăn, hay thở, anh Bá
không những là người anh, mà còn là thần tượng của cả một thế hệ, những người từng
sống ở Paris.
Nếu tin tưởng ở hồn thiêng
của anh, tôi thích tin vào điều đó, đôi khi anh em tổ chức điều gì có lấn cấn,
lúc đó tôi luơn nghỉ đến anh Bá, tôi không dám cầu nguyện mà chỉ nghỉ đến anh
thì sau đó, dường như là 99% mọi việc đều suông sẻ.”
|