Main » 2009»Tháng Giêng»10 » Phân biệt "Quyền Sở Hữu" và "Quyền Sử Dụng" gây ra tham nhũng
6:01 PM
Phân biệt "Quyền Sở Hữu" và "Quyền Sử Dụng" gây ra tham nhũng
Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-01-09
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành một chỉ thị về đất đai có liên quan
đến tôn giáo. Giới quan sát cho rằng, chỉ thị này quan trọng vì nhắm
hạn chế hoặc đề phòng không để xảy ra những tranh chấp như đã và đang
xảy ra nhiều nơi trên toàn quốc, nhất là tại Hà Nội.
Nông dân bị mất đất canh tác thường tập trung trước trụ sở các cơ quan
trung ương ở Hà Nội và Sài Gòn để khiếu kiện đòi đất. RFA file photo
Tiến sĩ luật sư
Nguyễn Vân Nam, nguyên là giáo sư luật tại Đức, hiện đang làm
việc tại TP.HCM, đã dành cho chúng tôi một cuộc nói chuyện liên quan đến
chỉ thị này. Trước hết, Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam nhận định:
TS Nguyễn Vân Nam:Cái
chỉ thị mới đây của Thủ Tướng thì cũng phù hợp với lại cái tinh thần của nghị
quyết của Quốc Hội. Cái nghị quyết này ở Việt Nam thì nó có hiệu lực pháp lý vì
nó do cơ quan lập pháp ban hành cho nên nó có hiệu lực và ta phải chịu thôi.
Không cơ quan nào, không toà án nào dám nhận đơn khiếu nại hay là xử kiện cả.
Phải chấp nhận?
Thiện Giao: Liệu
nhà do nhà nước đã quản lý theo các chính sách chẳng hạn như chính sách cải
tạo xã hội chủ nghĩa mà bây giờ nhà nước nói rằng không xét lại và không thừa
nhận quyền đòi lại, thì đứng về mặt luật học, theo ông, việc quản lý đó trong
giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa thì ông nghĩ như thế nào, có hợp lý hay
không?
TS Nguyễn Văn Nam : Chúng ta không thể nói được cái
việc đó có hợp lý hay không hợp lý mà chúng ta chỉ có thể nói được nó có hợp
pháp hay không hợp pháp mà thôi. Một nhà nước này ở một chế độ như thế này thì
những cái nghị quyết như vậy là hợp pháp và không thể thay đổi được. Đó là một
thực tế, phải chấp nhận, tại vì ở đây là nhà nước CHXHCN Việt Nam và những cái
nghị quyết như vậy được ban hành bởi cơ quan lập pháp của nhà nước.
Thiện Giao: Ông vừa mới nói đến vấn đề là chúng ta
nên đặt câu hỏi có hợp pháp hay không thay vì hỏi có hợp lý
hay không?
TS Nguyễn Văn Nam :Đó
là hợp pháp bởi vì nó tuân theo những trình tự do pháp luật, hiến pháp của Việt
Nam quy định, đã được ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền cao nhất, đó là cơ
quan lập pháp, là quốc hội, cho nên nó là hợp pháp.
Ở các nước khác,
một trong những quyền căn bản nhất của con người làm nên nền tảng của xã hội,
đó là quyền sở hữu đất đai.
Ở đây đất đai,
nhà nước CHXHCN Việt Nam không công nhận quyền tư hữu, mọi cái ở đây chúng ta
chỉ có thể nói nó có hợp pháp hay không hợp pháp, ở thời điểm này, với nhà nước
này, hay không mà thôi.
Quyền của người dân
Thiện Giao: Vâng. Ông vừa đề cập đến cái quyền mà ông
cho là một cái quyền rất là thiêng liêng, đó là quyền sở hữu tài sản mà trong
đó có quyền sở hữu đất đai, thì ở Việt Nam người dân chỉ được quyền sử dụng đất
đai?
TS Nguyễn Văn Nam : Người dân chỉ được quyền sử dụng đất
thôi. Quyền sử dụng đất này là một quyền có thời hạn và có giới hạn. Thì đây
cũng chính là một vấn nạn. Theo tôi thì chính việc không thừa nhận quyền tư hữu
về đất đai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở
Việt Nam.
Thiện Giao: Là một giáo sư đại học về luật ở
nước ngoài thì với một sự đối chiếu về quyền này với luật pháp ở nước
ngoài thì ông thấy như thế nào ạ? Ở nước ngoài thì sao ạ?
TS Nguyễn Văn Nam : Ở
nước ngoài thì nó giản dị thôi. Ở các nước phát triển, ở các nước tương đối có
một xã hội dân sự bình thường, văn minh, thì họ theo một nguyên tắc chung
hết, đó là thừa nhận quyền tư hữu của cá nhân, trong đấy có quyền sở
hữu bất động sản và đất đai. Cái đó là nền tảng căn
bản cho một xã hội dân sự.
Yếu tố tôn giáo
Thiện Giao: Trở lại với Chỉ Thị 1940/CT-TTg
của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì có nói đến cái việc những đất liên quan đến
tôn giáo mà do nhà nước đã quản lý hoặc bố trí sử dụng thì chỉ thị nay nói rằng
đã là bố trí sử dụng thì các cơ quan hay tổ chức được giao quyền sử dụng
thì phải sử dụng đúng mục đích?
TS Nguyễn Văn Nam : Tôi nghĩ là cái việc sử dụng sai mục đích
không những trong đất đai của tôn giáo mà đó cũng là một vấn nạn hiện nay đưa
đến khiếu kiện nhiều nhất, đó là việc sử dụng sai mục đích. Tôi tin chắc rằng
các giáo dân, như trường hợp chúng ta biết trong thời gian vừa qua, chắc
chắn sẽ không có phản đối dữ dội như vậy nếu như việc sử dụng những mảnh đất
của nhà thờ được sử dụng vào những mục đích chung.
Chỉ thị vừa qua
cũng có nhắc nhở các cơ quan công quyền về việc phải hết sức lưu ý trong việc
sử dụng các bất động sản thuộc các tổ chức tương đối nhạy cảm như là những tổ
chức tôn giáo.
Và cái chỉ thị
vừa rồi tôi cũng thấy có một biểu hiệu đáng mừng là cái chỉ thị của thủ tướng
tuân theo và nằm trong phạm vi đã được quy định bởi nghị quyết của quốc hội từ
trước. Nó không vượt quá cái đấy. Đó là một biểu hiệu đáng mừng. Thủ Tướng cũng
nhắc nhở là mọi người phải tuân theo pháp luật để giải quyết các vụ đất đai của
tôn giáo .
Thiện Giao: Câu hỏi cuối cùng, cũng trong Chỉ Thị
1940/CT-TTg Thủ Tướng có nói rằng đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào một số
mục đich chẳng hạn như nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh doanh phi nông nghiệp và
từ thiện chẳng hạn, thì nếu như không có tranh chấp đất đai trên mảnh đất đó
thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như các hộ cá nhân, có nghĩa
là được quyền chuyển mục đích sử dụng. Như vậy thì trước đây những đất liên
quan đến tôn giáo không được cấp quyền sử dụng đất hay sao ạ?
TS Nguyễn Văn Nam : Có rất là nhiều mảnh đất tôn giáo,
những tài sản và đất đai thuộc về tôn giáo là một vấn đề rất là tế nhị. Thông
thường, trong nhiều trường hợp tôi biết thì chính phủ hay cơ quan có trách
nhiệm vẫn lờ đi cho sử dụng tiếp tục thôi, nếu như giáo dân ở đó hay giáo xứ ở
đó không có yêu cầu cụ thể là bây giờ phải chứng nhận đây là tài sản của tôn
giáo hay là chứng nhận chúng tôi có quyền sử dụng đất đai, thì mọi việc vẫn như
từ xưa tới nay không ai nói đến hết.
Cho nên hiện nay
tôi nghĩ rằng để có một hướng xử lý cho những vụ việc tiếp theo có thể xảy ra
như ở Hà Nội thì Thủ Tướng có đề xuất cái chỉ thị giải quyết như vậy, tức là
nếu có yêu cầu, nếu giáo xứ ở đó có yêu cầu thì sẽ xử lý theo hướng như là một
công dân Việt Nam bình thường khác.