Thứ Ba, 2024-11-05, 8:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 13 » Hệ lụy của chính sách giải tỏa đất
7:45 PM
Hệ lụy của chính sách giải tỏa đất


2009-03-12

Việc giải tỏa, trưng thu đất tiếp tục dẫn đến tình trạng căng thẳng tại nhiều địa phương và sự bất mãn của nhiều người dân có đất bị trưng dụng.

Hình do DLT gửi ra từ trong nước.

Tranh chấp đất ở Trường Yên: nông dân bao vây xe công an.


Nhã Trân theo dõi, cập nhật các thông tin mới nhất và hỏi chuyện các luật gia cùng giới quan chức nhà nước về vấn đề này tại Việt Nam. 

Ám ảnh giải tỏa...

Đối với nhiều người dân vùng nông thôn hiện nay thu hồi, giải tỏa đất là điều mà họ mong không bao giờ phải nghe đến. 

Dù làm chủ một ngôi nhà hương hỏa hay chỉ một mái tranh đơn sơ và một vài sào ruộng, họ đều hy vọng là tài sản cật ruột này không bị liệt kê vào danh sách quy hoạch của nhà nước.

Đó là vì từ hơn chục năm qua không ít nông dân đã trở thành nạn nhân của việc cưỡng chiếm đất đai.  Những người này, thưòng được gọi là dân oan, phút chốc mất nơi trú nắng che mưa và mảnh ruộng đã gắn bó hàng đời, trở nên không cửa không nhà không kế sinh nhai. 

Từ Bắc vào Nam tiếng dân oan không ngừng vang lên dù là ở Hà Nội hay Quảng Bình, Long Thành hay An Giang.

Đất này là đất của gia đình, nhà em làm chủ từ 1948, mà họ tham ô, hối lộ họ lấy, không bồi hoàn gì hết. Em tiếp tục em đi kiện, đã 12 năm nay rồi, từ 1986 mà  bây giờ đã 2009 mà vẫn tiếp tục đi khiếu kiện.

Nguyễn Thị Bé Tư, Kiên Giang

Hoàn cảnh và tâm tư của người dân mất đất có thể được minh hoạ  qua trường hợp điển hình của một dân oan ở Kiên Giang:

“Em là Nguyễn Thị Bé Tư ở Kiên Giang.  Nhà em bị mất đất.  Đất là đất gia đình liệt sĩ. Chủ tịch ủy ban tỉnh xin đất của nhà em, thu hồi để cất cơ quan chính quyền hoặc trường mầm non gì đó, cưỡng chế của em 3 căn nhà, rồi sau đó xây cất sai mục đích.  Mẹ em buồn mà chết luôn.  Đất này là đất của gia đình, nhà em làm chủ từ 1948, mà họ tham ô, hối lộ họ lấy, không bồi hoàn, làm gì hết. 

Sau khi mẹ em chết em đi kiện từ đó tới giờ.  Em phải đi bán từng tô bún, từng ly cà phê để có tiền đi kiện, sống màn trời chiếu đất ở ngoài trời chỉ có cây dù.  Em bán để lấy tiền đi,kiện.   Đi kiện từ hồi đó tới giờ mà con em bị thất học luôn.  Bây giờ gia đình em cũng đang khổ sở.

Em tiếp tục em đi kiện, đã 12 năm nay rồi, từ 1986 mà  bây giờ đã 2009 mà vẫn tiếp tục đi khiếu kiện hoài. Em có mặt ở Hà Nội và thành phố mãi. 

LandDisputeProtest200.jpg
Ra tới Hà Nội có văn thư của thủ tướng chỉ đạo kêu là giải quyết dứt điểm.  Nhưng mà tỉnh họ không giải quyết, mà họ cấu kết với đám thanh tra chính phủ ngoài Hà Nội để tiếp tục chiếm đoạt luôn. 

Do ông phó tổng thanh tra Lê Tiến Hào ở Hà Nội, ổng kết luận sai và tiếp tục bức hiếp em nữa, ổng tham ô, nhận hối lộ của dân ở tỉnh.”

Khi người dân bất mãn

Phẫn uất của dân oan, điển hình như trưòng hợp vừa nêu, có thể giải thích khi nhiều nông gia đang có nhà cửa ruộng vườn bỗng biến thành nông dân không nhà không đất, đi cày thuê gặt mướn hoặc trở thành vô gia cư vô nghề nghiệp khi số tiền đền bù đất đã cạn sau một thời gian không lâu. 

Dân oan bất mãn vì cho rằng nhiều khi bị cưỡng buộc hiến nhà cửa ruộng vườn cho quan chức sử dụng vào những mục đích không như chính sách nhà nước đã đề ra. 

Rất nhiều trường hợp chính quyền địa phương cho lệnh giải tỏa nhà đất với lý do thực hiện quy hoạch của nhà nước, tuy nhiên sau đó bán lại phần đất ấy cho các chủ đầu tư.

Đất nưóc bây giờ là đang chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, đang công nghiệp hóa, thì đương nhiên anh phải có một cái quỹ hoặc một chính sách như thế nào đó, nó hợp lý, để làm sao mà ngươi dân người ta không nghĩ là bị tước đi cái quyền sống.

Cán bộ quy hoạch ở Hà Nội

Ngoài việc bị mất nhà đất ngoài ý muốn, dân oan lại bị xử ép khi họ chỉ được đền bù với một giá rẻ mạt gần như cho không, trong khi phần đất của họ được cán bộ quan chức bán đi với giá cao đến vài chục lần giá đền bù.  

Hai lý do này dẫn đến các phê phán đối với chính sách trưng thu đất đai tại Việt Nam thời gian gần đây.  Không chỉ dân oan mà công luận, trong đó có cả một số quan chức và luật gia cũng cho là nhiều điều khoản về quy định thu hồi đất cần được nhìn lại và điều chỉnh, nhất là quy định bồi thưòng cho chủ đất. 

Một cán bộ quy hoạch, không muốn nêu tên, lên tiếng từ Hà Nội rằng chính sách thu hồi đất còn bất cập: 

“Đất nưóc bây giờ là đang chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, đang công nghiệp hóa, thì đương nhiên anh phải có một cái quỹ hoặc một chính sách như thế nào đó, nó hợp lý, để làm sao mà ngươi dân người ta không nghĩ là bị tước đi cái quyền sống.

Thế mà hiện nay thì coi như là cứ quy hoạch vô tội vạ.  Nhà nước coi như là chỉ mới có cái nhu cầu quy hoạch, thế xong rồi bắt đầu lấy đất.  Lấy đất xong rồi thì cho nguời ta một số tiền. 

LandDisputeProtest250.jpg
Nông dân bị mất đất canh tác thường tập trung trước trụ sở các cơ quan trung ương ở Hà Nội và Sài Gòn để khiếu kiện đòi đất. RFA file photo
Thế nhưng đến khi hết cái món tiền đó thì cả cái gia đình ấy, cái thế hệ sau đó, rồi con cái của họ chẳng hạn, cũng không có công ăn việc làm bởi vì có cái tay nghề gì đâu mà làm.  Thế là cuối cùng lại trở thành một cái dạng công dân coi như là loại công dân hạng bét.”

Giải pháp nào?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Luật sư đoàn TP HCM, cũng nhận xét là luật đất đai liên quan việc trưng dụng đất lâu nay chưa được thực hiện tốt:

“Vừa rồi cái tinh thần của Luật đất đai năm 2003, qua lần sửa đổi cuối cùng, là ngày 1 tháng 7, 2004.  Tức là Luật đất đai đã có mấy lần sửa đổi.  Năm 87, năm 93, năm 98, năm 2001.  Và đến tháng 7 năm 2004 thì Luật đất đai được thay đổi một cách toàn diện. 

Nhưng việc thực hiện, thực thi cái Luật đất đai từ 2004 đến nay lại có một số phát sinh cần phải được sửa đổi.

Điều thứ hai, khi mà nhà nước vì một mục đích chung mà thu hồi cái đất của tôi thì phải đền bù cho tôi bằng hoậc tốt hơn cái đất mà tôi đang ở.”

Chính sách giải tỏa, trưng thu đất lâu nay dẫn đến hiện tượng  khiếu kiện ồ ạt tại nhiều địa phương Việt Nam.  Nguyện vọng của dân oan hiện nay có thể tóm tắt trong lời của chị nông dân An Giang đang tức tưởi vì cảnh nhà mất ruộng tan, mẹ qua đời vì uất ức, con phải bỏ học để phụ kiếm sống lam lũ trong thời gian khiếu kiện đã hơn 10 năm nay:

“Nguyện vọng của em bây giờ… Gia đình em là gia đình  liệt sĩ.  Đất của cộng sản mà ngược lại, cộng sản lại lấy.  Bây giờ em mong làm sao là cả những người dân bên kia lên tiếng nói để tiếp tay, để gia đình em được trả lại phần đất đã mất.”

Hôm 9 tháng 3 vừa qua Bộ Tài nguyên Môi trường có kiến nghị chính phủ cải thiện một số quy định về chính sách thu hồi đất.  Bên cạnh đề nghị nâng giá bồi thường vì lâu nay còn quá thấp, cơ quan này có ý kiến là cần bổ sung thêm một số trợ giúp khác như tài trợ cho việc di chuyển, tạm trú và phương tiện để ổn định cuộc sống của những người có đất bị thu hồi. 

Những người bị mất đất hiện cho là trừ khi những bất cập trong quy định giải tỏa cũng như quy định đền bù được điều chỉnh, chính sách thu hồi đất đã tạo điều kiện cho những vụ cưỡng chiếm tài sản của dân chúng một cách oan ức, bất công. 

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 903 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 524
Khách: 524
Thành Viên: 0