Hà Giang, thông tín viên RFA
2009-03-13
Trung Tâm Nghiên Cứu Nhân Quyền của Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh vừa được khai trương vào hôm 6 tháng Ba vừa qua.
Photo courtesy Đại học luật TP.HCM
Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh nơi thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Nhân Quyền
Đan Mạch tài trợ thành lập TT. Nghiên Cứu
Nhân Quyền tai TP. HCM
Theo lời bà Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng
của Trường Đại Học Luật, thì nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu, trao đổi và
công bố những thông tin về luật nhân quyền để hỗ trợ việc đào tạo và nghiên cứu
tại Trường Đại học.
Nhằm mục đích góp phần cho công việc
cải thiện nhân quyền cho Việt Nam, chính phủ Đan Mạch đã tài trợ Việt Nam một
ngân quỹ là 13.3 triệu Mỹ Kim cho việc nghiên cứu, trao đổi và công bố tin tức
về luật nhân quyền
Dư
luận đón nhận tin này ra sao? Hà Giang tìm hiểu và gửi về bài tường trình như
sau.
Nhằm mục đích góp phần cho công việc
cải thiện nhân quyền cho Việt Nam, chính phủ Đan Mạch đã tài trợ Việt Nam một
ngân quỹ là 13.3 triệu Mỹ Kim cho việc nghiên cứu, trao đổi và công bố tin tức
về luật nhân quyền. Trung Tâm Nghiên Cứu Nhân Quyền tại trường đại học Luật TP
HCM được thành lập vào ngày 6/3 vừa qua là nhờ vào ngân quỹ này.
Đại sứ Đan Mạch, ông Peter Lysholt Hansen phát biểu trong buổi lễ khai mạc rằng
“Đan Mạch hãnh diện là đã có thể hỗ trợ việc thành lập và phát triển của
Trung tâm và việc phát huy nỗ lực nghiên cứu nhân quyền giữa những nhà nghiên cứu
và sinh viên luật tại Việt Nam”
Dư luận đã có những phản ứng khác nhau về việc trung tâm nhân quyền được mở
cửa. Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Trưởng Ban Phối Hợp của Mạng Lưới Nhân Quyền
Việt Nam nhận định:
“Đứng
về phương diện nhà nước, thì đây là một đòn để cho Hà Nội tuyên truyền với
thế giới là VN cũng quan tâm đến vấn đề nhân quyền, đó là điểm lợi thứ nhất của
họ. Điểm lợi thứ hai là nhờ trung tâm này họ kiếm được 13.3 mỹ kim của
chính phủ Đan Mạch.
“Đứng
về phương diện nhà nước, thì đây là một đòn để cho Hà Nội tuyên truyền với
thế giới là VN cũng quan tâm đến vấn đề nhân quyền, đó là điểm lợi thứ nhất của
họ. Điểm lợi thứ hai là nhờ trung tâm này họ kiếm được 13.3 mỹ kim của
chính phủ Đan Mạch.
Nhưng về phương diện dài hạn thì đây cũng là điều có lợi
cho công cuộc vận động cho dân chủ và nhân quyền trong tương lai, bởi vì
khi mà các luật sư cũng như các sinh viên có cơ hội học hỏi, làm việc tại trung
tâm nghiên cứu nhân quyền, đương nhiên là họ sẽ đào sâu vào những tài liệu về
nhân quyền, và họ cũng sẽ tìm hiểu những vấn đề tại các quốc gia khác trên thế
giới.
Cố nhiên dựa vào sự nghiên cứu và tìm hiểu của họ, họ nhìn vào tình hình
VN thì họ thấy ngay, thấy rõ ràng là VN không có nhân quyền, rõ ràng là VN đang
đàn áp nhân quyền, tự do tôn giáo không có, tự do ngôn luận không có, và bầu cử,
ứng cử chỉ là những trò bịp bợm. Thành ra về lâu về dài nó có lợi cho tiến
trình dân chủ hóa cho VN.”
Đây cũng là điều có lợi
cho công cuộc vận động cho dân chủ và nhân quyền trong tương lai, bởi vì
khi mà các luật sư cũng như các sinh viên có cơ hội học hỏi, làm việc tại trung
tâm nghiên cứu nhân quyền, đương nhiên là họ sẽ đào sâu vào những tài liệu về
nhân quyền, và họ cũng sẽ tìm hiểu những vấn đề tại các quốc gia khác trên thế
giới.
Dư
luận vẫn chưa thể tin vào chữ Nhân Quyền ở Việt Nam
Anh
Thành, một người đấu tranh cho nhân quyền, không nghĩ rằng trung tâm nghiên cứu
sẽ là giải pháp mang đến nhân quyền cho Việt Nam:
“Đàn áp không cho người ta tự do gì hết, không cho tự do ngôn luận, không
cho tự do tôn giáo, không cho hội họp, không cho gì hết, không cho xuất bản,
thì mấy trung tâm này làm được gì? Tôi thấy chỉ là hình thức, hoàn toàn là hình
thức.”
Ngoài
Trung Tâm Nghiên Cứu Nhân Quyền ở TP Hồ Chí Minh, một trung tâm tương tự cũng
đã được thiết lập tại Hà Nội vào năm 2007. Nhưng cho đến nay, người ta
chưa thấy được kết quả cụ thể của Trung Tâm này.
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang chia xẻ nhận xét của ông:
“Trung tâm nghiên cứu nhân quyền ở Hà Nội đã được thành lập gần hai năm rồi,
nhưng mà những hoạt động của họ, thì cho đến giờ phút này không thấy có hoạt động
gì đáng kể cả, tuy nhiên, sự hiện diện của một trung tâm như vậy tại đại học luật
khoa Hà Nội, cũng là một cơ duyên rất tốt để cho nhiều luật sư và sinh viên,
cũng như những nhà tranh đấu muốn nghiên cứu về vấn đề nhân quyền.
Nhờ những kiến
thức căn bản về luật pháp, chính họ lại trở thành những chiến sĩ tranh đấu cho
nhân quyền rất là tốt. Trường hợp LS Đài và LS Công Nhân, hai người này, họ đã
mở những lớp để đào tạo, huấn luyện một số luật sư trẻ cũng như một số sinh
viên về bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, cũng như hai công ước quốc tế về
nhân quyền. Nhưng mà oái ăm thay, đáng lẽ họ phải được nhà cầm quyền cộng sản
ca ngợi và khuyến khích, thì họ lại bị khủng bố bắt giam.
Trường hợp LS Đài và LS Công Nhân, họ đã
mở những lớp để đào tạo, huấn luyện một số luật sư trẻ cũng như một số sinh
viên về bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, cũng như hai công ước quốc tế về
nhân quyền. Nhưng mà oái ăm thay, đáng lẽ họ phải được nhà cầm quyền cộng sản
ca ngợi và khuyến khích, thì họ lại bị khủng bố bắt giam.
Ông Duy, một người dân Hà Đông cho rằng nếu nhà cầm quyền VN muốn cho dân
thực sự có nhân quyền thì chỉ cần quyết định làm như thế:
“Nó,
trên thực tế, vấn đề này nó tìm cách nó ngăn chặn, nó chỉ có dùng tiền tài trợ
nó nghiên cứu vớ vẩn thôi chứ, nó nhân quyền gì nó, nó đang tìm cách nó bưng
bít. Khi anh muốn thực sự mở ra, bây giờ vấn đề báo chí này:
Một số những quyền
cơ bản, nó không mở, chứ nó mở thì làm gì mà chả được! Nhưng nó chỉ tìm cách,
nó vẫn tìm cách nó bao biện lý giải là nhân quyền hiểu theo một cách khác, nó lại
xuất phát từ nền văn hóa, từ lịch sử. Làm gì có khái niệm nhân quyền khác nhau.
Chỉ có một khái niệm duy nhất”
Chị Xuân, một nữ sinh viên tại TP Hồ
Chí Minh thì có một mối quan tâm khác:
“Rất
mà khó để mà đo lường kết quả của một trung tâm như vậy. Nếu không có những
tình trạng tham nhũng thì tôi cảm thấy yên tâm hơn.”
GS Nguyễn Thanh Trang góp ý:
“Hãy
xử dụng trung tâm ấy, lợi dụng sự hiện diện của trung tâm ấy, đến đó để nghiên
cứu và trao đổi về vấn đề nhân quyền. Và liên hệ với sứ quán Đan Mạch để cho họ
biết thực trạng các hoạt động của trung tâm nghiên cứu về nhân quyền. Bởi vì, nếu
mà Hà Nội không để cho những sinh viên, các luật sư được làm việc một cách đứng
đắn, thì chắc chắn là sứ quán Đan Mạch cũng như chính quyền Đan Mạch sẽ có phản
ứng lại đối với chính quyền Hà Nội về vấn vấn đề nhận tiền mà không làm
việc một cách chính đáng.”
Nói chung, nhiều người cho rằng dù
trung tâm nghiên cứu nhân quyền có một mục đích tốt, nhưng sinh hoạt của Trung
Tâm cần phải được giám sát thì mới mong mang lại kết quả mong muốn.
|