HOUSTON -
Bản tin sau đây dịch từ báo Houston Chronicle ngày 10/3/2009. Nội dung
nói về hoàn cảnh nhiều công nhân từ Việt Nam đi theo dạng xuất khẩu lao
động sang Hoa Kỳ đang khởi kiện công ty môi giới.
Thang Hong Luu đã sử dụng ngôi nhà của ba mẹ ông tại Việt Nam làm thế
chấp để kiếm đủ tiền cho một cơ hội làm việc ở Mỹ. Ông nói rằng ông đã
chi trả lệ phí 10,000 Mỹ Kim để được chọn cho công việc thợ hàn, sẽ kéo
dài hai năm rưỡi mà ông nghĩ là sẽ kiếm hơn 100,000 Mỹ Kim - số tiền
như dường ngoài tầm tay ở VN.
Nhưng vào tháng 2/2009, tức là được 8 tháng trong hợp đồng, ông được
bảo là phải về VN, theo lời ông kể: "Có quá nhiều bất công và lừa gạt
mà tôi không hiểu," theo lời ông nói qua thông ngôn là Tammy Tran,
người cũng là một trong các luật sư của ông.
Hôm Thứ Ba 10/3/2009, ông là người đầu tiên trong nhóm khoảng 20 công
nhân mà Tran đại diện nộp đơn kiện Coast to Coast Resoirces, một công
ty nhân dụng bản doanh ở Port Aransas chuyên tìm thợ có tay nghề, và
ILP Agency, một công ty lao động bản doanh ở Louisiana, là đã hứa việc
làm lâu tới 30 tháng với lương 15 Mỹ Kim/giờ, nhưng đã ngưng việc sớm.
Luu nói rằng các công ty này tính tiền lệ phí đối với ông và các công
nhân khác từ 6,500$ tới 15,000$ để được chọn đi Mỹ làm việc; nói với họ
là đừng tiết lộ gì với ai bên ngoài bởi vì người Mỹ không thích công
dân các nước cộng sản; và đã tính tiền quá lố với họ về chi phí nhà ở
và vận chuyển.
Hung Quoc Vu, chủ tịch hãng ILP, không trả lời email hay điện thoại
phỏng vấn. Scott Funk, một luật sư ở Houston cho hãng Coast to Coast,
thì nói là hãng này bác bỏ các cáo buộc, và sẽ ráo riết tự bảo vệ trứơc
tòa. Công ty không bao giờ lấy tiền lệ phí nào, không hề nói với công
nhân là phải im lặng, và thường lấy thấp hơn các chi phí nhà ở và vận
chuyển, theo lời ông. Funk nói, các công nhân được bảo là phải về VN vì
giấy visa của họ đã hết hạn và đơn xin ở thêm đã bị bác bỏ.
Các công nhân ở Mỹ theo diện visa H-2B cho công nhân ngoại quốc vào làm
việc, thường là tới 10 tháng thôi, mà các việc này các hãng Mỹ không
tìm được ở dân điạ phương.
Ông nói:"điều bi hài và xấu hổ rằng hãng Coast to Coast đang bị trừng
phạt và bị bêu xấu vì làm theo luật di trú Mỹ." Luu và các công nhân
khác làm việc ở Channelview tại Southwest Shipyard, nơi không bị kể tên
ra kiện.
Sanjay Rao, chủ tịch hãng này, nói, "Họ là các công nhân tốt. Nhưng
công ty hợp đồng bảo chúng tôi là giấy visa của họ hết hạn rồi." Trần
nói, nếu hãng Coast to Coast biết là visa có thể quá hạn và không được
gia hạn, thì không nên hứa là việc làm này kéo dài 30 tháng. Bà nói,
"Nếu quý vị không biết là visa có được nữa không, làm sao quý vị hứa
như thế? Làm sao các công nhân naỳ biết chuyện như thế? Họ không nói
tiếng Anh được. Điều họ biết chỉ là họ được cam kết có việc làm."
Funk nói là hãng Coast to Coast không hứa về giấy visa, và nếu ILP hứa,
thì Coast to Coast không hề biết hay đồng ý. Oâng nói, các công nhân
biết là chỉ chính phủ mới có thể chấp thuận visa và nới hạn visa, và
chuyện đó ngoài vòng kiểm soát của hãng Coast to Coast. Oâng nói, "Hợp
đồng của họ đòi hỏi họ tuân thủ luật pháp Mỹ, và nếu họ không thể làm
việc ở đây hợp pháp, thì họ đã vi phạm rồi." Oâng thêm rằng hãng Coast
to Coast sẽ không bị buộc phải thuê họ, vì các công nhân ở thêm là vi
phạm luật Mỹ hay hợp đồng.
Hợp đồng của Luu với hãng Coast to Coast ghi là họ sẽ lãnh 15$/giờ
trong 40 giờ đầu và tiền quá giờ là 22.50$/giờ. Oâng cũng đồng ý trả
cho Coast to Coast 500$/tháng tiền thuê nhà, 85$/tháng tiền chuyên chở
(tới sở làm) và lệ phí quản lý 2$/giờ làm việc, theo bản sao bản hợp
đồng cho biết. Oâng nói rằng ông không biết khi ông ký hợp đồng là ông
sẽ chia phòng chung cư với 3 công nhân khác.
Luật sư của hãng Coast to Coast nói là lệ phí quản lý chưa bao giờ
tính, nhưng nhiều khoản tiền phí khác lại thấp hơn mức hợp đồng cho
phép. Tiền ăn chận đó sẽ trả cho chi phí mà hãng đã thực hiện cho công
nhân, kể cả việc giúp họ gia cư, thực phẩm, chuyên chở, y tế, dụng cụ,
điện, bàn ghế, một quản trị viên chung cư toàn thời gian và một y tá,
theo lời ông.
Funk nói, ông Luu như thế lãnh trung bình 13$/giờ.
Sợ hồi hương
Thất nghiệp và nỗi sợ hồi hương mà không có tiền trả nợ mà ông đã vay
để vào Mỹ, thế nên ông Luu ở thế chết đứng. Oâng và các công nhân khác
đang nương dựa vào cộng đồng Việt Nam để giúp.
Trên một mặt trận pháp lý khác, các luật sư di trú tại Foster Quan nói
là họ dự định xin visa cho các công nhân này để họ sẽ ở lại Mỹ theo
diện nạn nhân của một tội phạm hay là của vụ buôn người trong khi cuộc
điều tra diễn tiến.
Luu noí ông muốn ở lại Mỹ lâu đủ để kiếm khoản ông cần để trả nợ đang
thế chấp căn nhà của ba mẹ ông, và giúp tiền ăn học 6 đứa cháu. Oâng
nói, "Tôi muốn ở laị Mỹ trong 2 tới 3 năm. Tôi rất lo sợ cho gia đình
tôi."
|