Thiện Giao, phóng viên RFA, Bangkok
2009-05-14
Thủ
Tướng Chính Phủ Việt Nam vừa ký ban hành vào ngày 12 tháng Năm vừa qua
một nghị quyết về “Chiến Lược Quốc Gia Phòng, Chống Tham Nhũng Đến Năm
2020,” trong đó nói rõ “tham nhũng đang tiềm ẩn các xung đột lợi ích”
và “đe dọa sự tồn vong của chế độ.”
AFP photo
Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Nới rộng quyền hạn
thanh tra tham nhũng
Bản
tin ngày 13 tháng Năm của VietNamNet đăng tải tin tức về nghị quyết này, cho biết
Chính Phủ “xác định mục tiêu ngăn chặn, triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát
sinh tham nhũng. Theo đó, sẽ thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước.”
Chính Phủ “xác định mục tiêu ngăn chặn, triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát
sinh tham nhũng. Theo đó, sẽ thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước.”
VietNamNet
Các chi tiết được nêu ra cho
thấy những khu vực mang mầm tham nhũng lớn nhất đến từ vấn đề đất đai, đầu tư
xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà
nước.
Phẩm chất cán bộ cũng được đề cập. VietNamNet đưa tin rằng, “Ngoài
việc do hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ thì tham nhũng nảy sinh là
do một bộ phận cán bộ, công chức thiếu chuyên nghiệp, ý thức tự tu dưỡng, rèn
luyện về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống còn thấp.”
Các giải pháp được nêu ra nhằm
“triệt tiêu điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng” có đề cập đến biện pháp
“sửa đổi luật về bí mật nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước ở mức
cần thiết.”
Một luật sư nước ngoài, hiện
đang làm việc tại Việt Nam, là ông Nguyễn Vân Nam, nói rằng ông “khá ngạc nhiên
khi thấy việc thu hép bí mật nhà nước lại liên quan trực tiếp đến việc chống
tham nhũng.”
Ngoài
việc do hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ thì tham nhũng nảy sinh là
do một bộ phận cán bộ, công chức thiếu chuyên nghiệp, ý thức tự tu dưỡng, rèn
luyện về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống còn thấp
Ông nói: “Ở đây có sự tương
quan về quyền được thông tin của người dân và quyền cũng như trách nhiệm Nhà Nước
được giữ bí mật thông tin khi bí mật ấy là cần thiết vì quyền lợi chung. Trong
đại đa số trường hợp, quyền được thông tin của người dân cao hơn quyền được giữ
bí mật của nhà nước.
Tại Việt Nam, người ta có điều tra và thanh tra, và cũng
có dự thảo kết luận điều tra và thanh tra. Trong nhiều trường hợp, kết luận điều
tra, thanh tra vẫn còn được xem, hay được “nại” ra, là bí mật nhà nước.”
Đất đai là “ngọn lửa của mọi ngọn lửa”
Một trong những lãnh vực có
nhiều tham nhũng nhất là khu vực đất đai và quản lý đất đai. Một số nhà quan
sát cho rằng, đất đai sẽ là “ngọn lửa của mọi ngọn lửa” tạo nên sự bất ổn xã hội.
Điều quan trọng, theo lời một luật sư đang hành nghề tại Sài Gòn, là ông Lê
Công Định, thì trong
khi quy hoạch đất đai để phát triển kinh tế là điều cần thiết, thực tế đang có
sự cấu kết của một số chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư để quy hoạch những
khu mà người dân đang sinh sống bình thường, gây ra bất ổn ở nhiều nơi.
“Đáng lý những quy hoạch phải được thực
hiện một cách đàng hoàng chứ không phải vì những lý do khác, thì trên thực tế
có sự lobby của một số nhà đầu tư đối với một số chính quyền địa phương. Thay
vì nơi đó để cho dân cư sinh sống bình thường thì họ cố tình lấy khu đó để xây
dựng một số cao ốc để thu lợi.
Một trong những lãnh vực có
nhiều tham nhũng nhất là khu vực đất đai và quản lý đất đai. Một số nhà quan
sát cho rằng, đất đai sẽ là “ngọn lửa của mọi ngọn lửa” tạo nên sự bất ổn xã hội.
Nhưng nhà đầu tư lại cũng không phải là
nhà đầu tư thực thụ, có tiền, mà họ chỉ đến làm cò mồi, xin dự án đó - ở Việt
Nam có tình trạng là xin giấy phép làm dự án xong rồi để đó và chờ bán lại cho
một nhà đầu tư khác có tiền hơn.”
Nghị quyết chống tham nhũng
cũng nói đến việc hoàn thiện “cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm
đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.”
Xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng
VietNamNet đưa tin, rằng một
trong các giải pháp nữa là “xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch để xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà
nước.”
Về
vấn đề này, luật sư Nguyễn Vân Nam đã từng nhận định, rằng “Luật cạnh tranh là
công cụ rất quan trọng và đặc biệt hiệu quả để giúp các doanh nghiệp được cạnh
tranh bình đẳng.” Tuy nhiên, những hành vi đi ngược lại đạo lý kinh doanh,
trong đó có hối lộ, lại không thể điều chỉnh được theo luật cạnh tranh hiện
hành của Việt Nam.
“Hối lộ, mua chuộc chỉ là một phần của luật chống cạnh tranh
không lành mạnh điều chỉnh. Tôi muốn nhấn mạnh, rằng luật cạnh tranh của Việt
Nam không điều chỉnh được những hành vi như vậy. Nước nào cũng có, nhưng riêng
Việt Nam thì không có.”
“Luật cạnh tranh là
công cụ rất quan trọng và đặc biệt hiệu quả để giúp các doanh nghiệp được cạnh
tranh bình đẳng.” Tuy nhiên, những hành vi đi ngược lại đạo lý kinh doanh,
trong đó có hối lộ, lại không thể điều chỉnh được theo luật cạnh tranh hiện
hành của Việt Nam.
Cũng được đề cập trong Nghị
Quyết “Chiến
Lược Quốc Gia Phòng, Chống Tham Nhũng” là cơ chế “xử
lý tài sản tham nhũng; bổ sung quy định nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, bảo đảm
cho việc thu hồi, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có.”
Công Ước OECD và
Công Ước Chống Tham Nhũng của LHQ
Tưởng
cũng nên nhắc lại, là cho đến nay, Việt Nam đã tham gia vào 2 chương trình tầm
vóc quốc tế chống tham nhũng. Chương trình thứ nhất là Công Ước Chống Tham
Nhũng của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam tham gia năm 2003.
Chương trình thứ hai, do Tổ chức Hợp tác
Phát Triển Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á khởi
xướng, có tên Công Ước Chống Tham Nhũng OECD. Việt Nam tham gia chương trình
này vào năm 2004.
Cả hai Công Ước vừa nói có nội dung liên
quan đến việc truy tìm tham nhũng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp,
và minh bạch hoá dịch vụ công. Nội dung các Công Ước này đã được báo chí Việt
Nam chuyển sang Việt ngữ và cho phổ biến công khai.
Cả hai Công Ước vừa nói có nội dung liên
quan đến việc truy tìm tham nhũng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp,
và minh bạch hoá dịch vụ công. Nội dung các Công Ước này đã được báo chí Việt
Nam chuyển sang Việt ngữ và cho phổ biến công khai.
Chẳng hạn, Công Ước chống tham nhũng của
Liên Hiệp Quốc có đoạn xác định mục đích là “truy tìm quan chức tham nhũng, thu
hồi lại những khoản tiền đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp, xoá bỏ tất cả những
tài khoản ngân hàng bí mật và nạn rửa tiền - hai trở ngại chính cho quá trình
phát triển của mỗi nước.”
Những hành động biển thủ, hối lộ, rửa tiền…
được Công Ước này yêu cầu các quốc gia tham gia kết án hình sự.
Công Ước OECD thì có điều khoản bảo đảm các
biện pháp chế tài để ngăn chặn hành động hối lộ và nhận hối lộ của quan chức
cũng như điều tra và truy tố có hiệu quả các hành vi này.
Nhưng, điều đáng nói, là cho đến nay, cả
2 chương trình vừa đề cập đều chưa được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn, và do đó,
về mặt pháp lý, Việt Nam chưa chính thức bị ràng buộc bởi các công ước mà ngành
Hành Pháp đã ký tham gia.
|