Báo
cáo đặc biệt của Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế vừa xếp Việt Nam đứng
thứ 6 trong số 10 quốc gia trên thế giới đối xử tệ nhất với blogger,
tức những người chủ các trang blog nhật ký cá nhân.
RFA
Việt Nam: 1 trong 10 quốc gia đối xử tệ nhất với giới Blogger.
Chính giới blogger tại Việt Nam cảm
nhận như thế nào về
tình hình sinh hoạt blog
trong nước? Đó cũng là chủ đề của
loạt thảo luận bắt
đầu từ tuần này trên Diễn
Đàn, với sự góp mặt của
blogger Huy ở Sài Gòn,
blogger miền Bắc, và blogger Huỳnh Công Thuận, chủ một
trang blog khá nổi tiếng vì những quan điểm khẳng khái. Mời
qúy vị theo dõi:
Huy : Tôi là Huy. Tôi ở Sài Gòn.
Blogger Hà Nội : Tôi là
người ở Hà Nội
Thuận : Tôi là Thuận, Huỳnh Công Thuận, ở Sài Gòn.
Blog & Tự do thông tin
Trà Mi : Vâng. Xin được bắt
đầu
câu chuyện ngày hôm nay. Như các anh cũng biết
là báo cáo của Tổ ChứcBảo Vệ Ký Giả
Quốc
Tế
CPJ vừa
xếp
Việt
Nam hạng
6 trong 10 quốc gia sinh hoạt blog nguy hiểm
nhất
toàn cầu.
Là những
blogger tại Việt Nam, các anh có ý kiến
gì về
báo cáo này? Trà Mi xin mời ý kiến của
anh Thuận
trước.
Thuận : Tôi cũng có nhiều lần đối
thoại với những anh công an bên an ninh rồi, rằng mỗi
khi có luật ra thi hành
thì mới có điểm thi hành, chẳng hạn tôi vượt
đèn đỏ thì vi phạm điều mấy,
khoản mấy, vân vân, còn cái luật mà chung chung thì không phải là cái luật.
Luật phải quy định
cụ thể, phải không? Luật
phải ghi rõ blogger bàn về vấn đề
gì không được, chính trị thì thế nào là chính trị,
vi phạm thì bị phạt như
thế nào. Chứ còn nói chung chung là không
cho thì làm sao là không cho?
Luật
phải ghi rõ blogger bàn về vấn đề
gì không được, chính trị thì thế nào là chính trị,
vi phạm thì bị phạt như
thế nào. Chứ còn nói chung chung là không
cho thì làm sao là không cho.
blogger Huỳnh Công Thuận, Sài Gòn
Trà Mi :Ý anh
nói là ở
Việt
Nam có những quy định chung chung, chưa
cụ
thể,
cho nên những blogger cũng chưa định
hướng
cho mình thế nào là vi phạm, thế
nào là đúng luật?
Thuận : Luật phải quy định
cụ thể như thế
nào, chứ luật được suy diễn
theo kiểu mỗi người một
ý thì vô chừng lắm, phải không?
Trà Mi :Vâng. Thế còn về báo cáo của
Tổ
Chức
Bảo
Vệ
Ký Giả
Quốc
Tế
vừa
rồi,
không biết anh blogger ở Hà Nội
có ý kiến
gì không?
Blogger Hà Nội : Để bình luận rằng nó có hạn
chế vấn đề blog hay không, riêng cá nhân tôi thì tôi không
dám có ý kiến là có hay
không, bởi vì cũng có thể có những người
viết blog khác họ bị những
hạn chế này nọ thì tôi không thể
nói thay họ được.
Riêng tôi thì
tôi có thể nói rằng từ khi tôi viết
blog đến bây giờ là tôi cũng không phải chỉ nói những
vấn đề cá nhân trên blog của tôi, mà tôi hầu hết nói những
vấn đề chính trị xã hội.
Chẳng hạn Điếu
Cày ra toà vì tội trốn thuế chứ
đâu phải cái tội viết blog đâu! Đâu có ai nói thẳng vậy đâu! Nhưng
mà nói miệng với nhau thì nó lại khác.
Tôi làm việc nhiều lần
với công an. Tôi yêu cầu họ lập
biên bản và mỗi bên đều ký vào dó và mỗi
bên giữ một bản, nhưng
chưa bao giờ tôi nhận được
hết. Giờ lấy gì làm bằng
chứng để đi thưa kiện
được? Mình chịu thua thôi.
Trà Mi :Có những khó khăn mà blogger Huỳnh Công Thuận
vừa
mới
chia sẻ
thì không biết blogger ở Hà Nội có ý kiến
nào không? Anh có câu hỏi nào không?
Blogger Hà Nội : Việc của anh Thuận
thì tôi chưa gặp bao giờ cả. Có thể
là anh Thuận ở trên blog có những thông tin mà phía nhà nước họ quan tâm, họ
có đặt vấn đề.
Thuận : Tôi viết không phải là tôi viết khơi khơi
đâu. Các đơn thư tôi gửi lên thủ
tướng, tôi gửi rồi, sau đó tôi mới
đưa lên mạng, tôi đưa lên blog. Sau đó họ đem bản đó ra hỏi
tôi "Anh viết cái
này nghĩa là gì, anh giải
thích cho tôi nghe".
Mà trong đơn thư tôi ghi rõ ràng tôi gửi thủ
tướng, tôi gửi thủ tướng
đàng hoàng chớ tôi có nói
khơi khơi đâu. Nhưng mà rồi người
ta cũng xăm soi. Sau cùng bắt
tôi phải ký nhận cái này là của tôi, của tôi.
Hiến pháp & Pháp luật
Trà Mi :Thưa anh, họ đặt những
vấn
đề
như
thế
nào? Những
đơn
thư
anh gửi
các vị
lãnh đạo
có vấn
đề
gì mà họ
đem ra làm việc với anh, họ
có giải
thích không?
Thuận : Tôi có nói rõ ràng,
thí dụ chính phủ hồi nào tới
giờ kêu mọi người sống
theo hiến pháp và pháp luật, mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật,
nhưng mà rõ ràng là hiện giờ không có cái gì bình đẳng, nhiều
khi pháp luật không cấm mà người dân vẫn
bị cấm, trong khi cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước lại
chà đạp lên luật pháp.
Hiện giờ không có cái gì là bình đẳng. Nhiều
khi pháp luật không cấm mà người dân vẫn
bị cấm, trong khi cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước lại
chà đạp lên luật pháp.
blogger Huỳnh Công Thuận
Trà Mi :Như vậy là nội dung trên blog
của
anh phản
ảnh
những
quan điểm,
những
điều
mắt
thấy
tai nghe, và những băn khoăn bức
xúc của
anh?
Thuận : Những điều thực
tế trước mắt tôi thấy
và tôi phản đối những hành động
lạm quyền của công an, bắt
bớ người một cách sai trái.
Trà Mi :Vâng. Xin đựoc tóm tắt
ý của
anh Thuận
như
thế
này. Anh Thuận nói những nội dung mà anh đăng
trên blog trước đó anh đã từng gửi
đi các cơ quan ban ngành chức năng, tức
là những
nội
dung hoàn toàn công khai, nhưng mà vẫn
gặp
những
khó khăn. Và những khó khăn mà anh Thuận
gặp
phải,
đó là những cuộc bị mời
làm việc
với
cơ
quan an ninh nhà nước. Thì các anh cảm
nhận
như
thế
nào về
những
khó khăn, trở ngại đó?
Huy : Tôi nghĩ như thế này: Cái blog đó là một cái nhật
ký cá nhân, và đã là cá nhân rồi
thì người ta được toàn quyền sử dụng
cái suy nghĩ của người ta và người ta đưa lên trên đó những
vấn đề người ta ưu
tư, những vấn đề
người ta suy nghĩ, vui buồn gì trong cuộc sống của
người ta.
Và ngay cả những vấn
đề xã hội cũng vậy, những vấn
đề xã hội, những vấn
đề chính trị thì bản thân người
công dân của một đất nước
cũng phải có trách nhiệm đối với
xã hội của người ta đang sống
trên đất nước người ta đang sống.
Không cần một đoàn thể
nào của nhà nước đứng ra phát động
thì người dân mới được phép đứng
ra bày tỏ lòng yêu nước cả. Tại
vì ngay cả cố thủ tướng
Võ Văn Kiệt cũng đã từng nói rằng yêu nước có nhiều đường chứ
không phải yêu nước chỉ có một
đưòng là làm theo nhà nước mới là yêu nước.
Thật ra cái quy định ràng buộc về cách thể
hiện trên blog ở Việt Nam thì không có một văn bản
nào rõ ràng hết. Ngay cả những bạn
bè của tôi, những blogger, các sự việc họ
gặp phải đều là có thật,
từ chính quyền thế này thế
nọ. Ngay cả Huỳnh Công Thuận đã từng bị
ép phải nghỉ việc, người
chủ không dám mướn nữa cũng chỉ
vì cái blog. Đúng không anh Thuận
?
Thuận : Tôi cũng mừng đổi đi chỗ
khác.
Blogger Hà Nội : Tôi thì
nghe anh Thuận nói vậy, có thể tôi đoán thôi, nó không hẳn là do anh viết blog mà có thể là trong đơn thư gửi
cho thủ tướng có nội dung nhà chức trách người ta quan tâm thì có thể người ta muốn
gặp thêm để ...
Thuận : Nếu mà quan tâm thì thủ tướng quan tâm hoặc
là người được uỷ quyền
của thủ tướng chớ,
cái này người ta lại xoi mói những chuyện ngoài lề.
Blogger Hà Nội : Tôi
không bình luận về chuyện ngưòi
ta làm thế là đúng hay
sai. Có thể là người ta có lý do để người ta quan tâm.
Thuận : Tôi hoàn toàn không có
ý đồ chống chính phủ, chống nhà nước
gì hết trơn mà tôi muốn xây dựng. Luật
pháp ghi ra như vậy thì phải áp dụng như
vậy. Nếu luật pháp không hợp
thì mình sửa luật chớ đừng
có chà lên luật pháp.
Anh ghi cái bảng cấm thì người
ta vi phạm anh mới phạt người
ta được. Anh không có cấm mà người ta di chuyển
thì làm sao gọi là vi phạm hay không vi phạm.
Tôi hoàn toàn không có
ý đồ chống chính phủ, chống nhà nước
gì hết trơn mà tôi muốn xây dựng. Luật
pháp ghi ra như vậy thì phải áp dụng như
vậy. Nếu luật pháp không hợp
thì mình sửa luật chớ đừng
có chà lên luật pháp.
blogger Huỳnh Công Thuận
Một blogger viết rồi bị
áp lực phải bỏ nghề
luôn, bị đuổi việc luôn là nữ
đạo diễn Song Chi, Huy Chưong Vàng năm rồi với phim Nữ
Bác Sĩ. Anh có biết và
anh có nghe nữ đạo diễn Song Chi không?
Huy : Anh có biết Trang Hạ
không? Nhà văn Trang Hạ
đó?
Blogger Hà Nội : Tôi có.
Huy : Thì cũng gặp những
khó khăn như vậy đó.
Blogger Hà Nội : Thế à.
Tuyên truyền chống Nhà nước?
Trà Mi :Bây giờ tóm lại thì anh Blogger ở
Hà Nội
cũng chưa
nhìn thấy
được
những
trường
hợp
cụ
thể
cho nên anh không thể khẳng định
chính xác. Nhưng mà nhìn chung, sau những gì mà chúng
ta đã thấy và những gì được
chia sẻở
đây thì rõ ràng là blogger ở Việt Nam ít hay nhiều
gì cũng gặp nhiều trở ngại
so với
blogger ở những nước khác. Và những
trở
ngại
này nằm
ở
những
điều
được
phép hay không được phép thể
hiện
trên trang blog của mình. Với
những
điều
đó thì ý kiến của anh như
thế
nào?
Blogger Hà Nội : Tôi chỉ dám nói việc của tôi thôi. Có thể
là những giới hạn nội
dung blog của tôi chưa đến mức
mà người ta quan tâm. Như thế nên tôi cũng rất
là khó bình luận.
Trà Mi :Như anh vừa nói là có thể
là những
nội
dung mà anh thể hiện trên blog chưa
tới
giới
hạn
để
gặp
những
khó khăn. Nhưng mà trong trường hợp
giả
sử
như
đến
một
giới
hạn
nào đó gặp phải những khó khăn như
thế
thì anh có suy nghĩ như thế nào?
Blogger Hà Nội : Giả sử tôi mà gặp
khó khăn đối với cá nhân tôi thì tôi sẽ viết ngay trên blog của
tôi.
Trà Mi :Vâng. Nhưng mà theo anh thì nên hay
không nên có những ràng bụôc
về
nội
dung được
phép hay không được phép viết
trên blog như thế?
Blogger Hà Nội : Theo tôi
thì luật pháp Việt Nam quy định blog không được tuyên truyền chống nhà nước
hay là lật đổ hay là có tính chất kêu gọi bạo
động, thì tôi nghĩ rằng luật pháp họ
đã quy định như vậy rồi
thì tất cả blogger phải tuân theo thôi.
Ở đây thì tôi hiểu rằng là có nhiều
người chỉ bày tỏ thái độ
thôi, thái độ chính trị khác hẳn hành vi chính trị,
chịạ. Thái độ chính trị là bày tỏ cái sự hài lòng hay không hài lòng, còn hành vi tức là anh kêu gọi một hành động
nào đó. Hai cái khác hẳn
nhau.
Dù sao tôi
nghĩ bây giờ những blogger mà chỉ dừng lại
ở chuyện thái độ, bày tỏ sự
hài lòng hay không hài lòng đối
với một chính sách của nhà nước thì tôi nghĩ nhà nước không có lý do gì để mà cấm
đoán cả.
Tôi
nghĩ những blogger bày tỏ sự
hài lòng hay không hài lòng đối
với một chính sách của nhà nước thì tôi nghĩ nhà nước không có lý do gì để mà cấm
đoán cả.
blogger Hà Nội
Thuận : Anh nói đúng. Tôi cũng
đã nói rồi, nhà nước không có cấm nhưng mà những
cá nhân phía dưới đã tự đặt ra những
lệnh cấm bằng miệng.
Cũng như kỳ rồi bản báo cáo nhân quyền
của mình tại Liên Hiệp Quốc, Thứ
Trưởng Phạm Bình Minh cũng nói rõ về nhân quyền thì nhà nước muốn làm cho đẹp
và tốt như các nước nhưng
mà do những cá nhân phía
dưới người ta làm sai.
Tôi nói thẳng với anh là tôi không nói nhà nước làm sai. Tôi không chống nhà nước, anh coi lại trong blog của tôi, tôi nói rằng tôi muốn xây dựng. Sống
dưới bất cứ chế
độ nào, bất cứ xã hội
nào, dù muốn hay không muốn thì anh phải tuân thủ luật pháp đó.
Tôi không
thích nhưng tôi phải chấp hành cái luật
pháp vì tôi sống ở đây mà, nhưng mà luật pháp phải bình đẳng đối với
mọi người. Anh không thể lấy quyền
gì để mà lấn áp người khác. Còn cái kêu gọi bạo
động chống nhà nước gặp tôi thì tôi cũng nhốt nữa
chớ cần gì phải nói làm khó làm dễ.
Cái đó là không được, dứt khoát.
Trà Mi :Vì thời lượng có giới
hạn,
chương
tình tạm
dừng
lại
ở
đây. Hẹn
gặp
lại
quý vị
trong buổi thảo luận tiếp
theo trên Diễn Đàn tối Thứ Hai tuần
sau.