Thanh Trúc, phóng viên RFA
2009-06-11
Giáo
phận Ban Mê Thuột là khu vực nằm trong địa bàn các tỉnh Đaklak, Daknông
và một phần tỉnh Bình Phước. Trong số 361 ngàn giáo dân nơi này, hết 68
ngàn là bà con sắc tộc.
Mục Đời Sống Người
Việt Khắp Nơi hôm nay mời
quí vị tìm hiểu về đời
sống của giáo dân sắc tộc tại
giáo phận Ban Mê Thuột.
Nhiều
khó khăn
Có ba sắc
tộc chính của người Thượng
tại giáo phận Ban Mê Thuột, thứ nhất
là Ê Đê, đa số tại địa bàn tỉnh
Daklak, thứ hai là người M’Nông, đa số cư ngụ
tại tỉnh Daknông, và thứ ba là người S’Tiêng ở tỉnh Bình Phước.
Ngoài ra còn có một thiểu số dân tộc K’hor, dân tộc
Mạ .
Thời
chiến, để tránh bom đạn, một số
giáo dân các sắc tộc khác như B’nah, Sedan, J’rai, trước la giáo dân Kontum, bỏ chạy về giáo phận
Ban Mê Thuột, sống ở đó cho đến giờ.
Sau 1975, giáo phận
Ban Mê Thuột đón thêm một số người
sắc tộc từ miền
Bắc vào lập
nghiệp, gồm người
H’mông , người Thái, người Nùng và người Tày.
Chẳng
phải tất cả những
người sắc tộc kể
tên sau này đều theo đạo Công Giáo. Thế nhưng nhiều
người nghèo trong số đó, lương hay giáo,
đều nhận được sự
giúp đỡ tinh thần và vật chất
từ những vị linh mục
đang trông coi giáo phận
này.
Cuộc sống của người
sắc tộc tại giáo phận Ban Mê Thuột như thế
nào? Linh mục Nguyễn Minh Hảo, đặc trách mục
vụ giáo dân sắc tộc, cho biết:
“Một
trong những bổn phận của
chúng tôi trong uỷ ban truyền giáo là cùng với các linh mục phụ trách tại địa
phương, tìm hiểu những hoàn cảnh
khó khăn để giúp đỡ cho họ. Nếu
họ có những hoàn cảnh khó khăn cơ
nhỡ mà giáo xứ cũng như bên chính quyền chưa giải
quyết được thì chúng tôi giúp đỡ cho họ.”
Nguyên nhân
Dưới mắt Linh mục Nguyễn Minh Hảo,
tính đến lúc này thì so
ra cuộc sống của giáo dân các sắc
tộc thiểu số thuộc
giáo phận Ban Mê Thuột không thể ngang bằng cuộc sống
của giáo dân người Kinh. Tình trạng sống dưới
mức nghèo khó của phần lớn
người sắc tộc thiểu
số, Linh mục Nguyễn Văn Hảo
nói tiếp, phát xuất từ những
nguyên nhân chủ quan và
khách quan:
“Tầm mức hiểu biết
của họ thấp, dân trí thấp rồi
nguồn vốn cũng không có. Nói chung mức độ kinh tế
thì thua kém người Kinh.
Những người biết
làm , chịu khó làm, có tí
hiểu biết thì cũng có thể sống được.
Nhưng một bộ phận
khác vì thiếu hiểu
biết thiếu vốn liếng
nên gặp những hoàn cảnh rất là khó
khăn.”
Và không chỉ
người sắc tộc, những
linh mục đang chăm
sóc giúp đỡ
cho người sắc tộc nghèo cũng chạm
phải trở ngại của
thực tế , đó là những ràng buộc trong luật tục của
họ:
“Do cái luật
tục
đó mà đôi khi có những
người
trở
thành nạn nhân của
luật
tục.
Tôi ví dụ một người vợ
lớn
tuổi
rồi,
chồng
bà ta mất
đi, thì thao luật tục của
một
sắc
dân chẳng
hạn
là phải
chia tất
cả
gia tài cho bên chồng cũng như
bên vợ
.
Khi chia như
vậy
thì những
người
liên quan hai bên giòng tộc nội ngoại
chia nhau hết và cuối cùng thì người
vợ
goá đó không còn gì trong tay ngoài một mãnh đất
nho nhỏ
mà không có nhà. Chúng tôi phải xin các ân
nhân giúp đở để xây nhà cho bà ấy,
tôi ví dụ như vậy.”
Đến với người sắc
tộc thiểu số ở
tỉnh Daklak thuộc giáo phận Ban Mê Thuột là đến với
tình cảnh nghèo khó của người Thượng
ở Thôn Vân Kiều, xã Cư Elang, huyện
Ea Ka, tỉnh Daklak. Rồi thì các buôn Chiêng Kao, Jiê
Jút, Pai Ar, Ját thuộc huyện Lắc,
tỉnh Daklak.
Cuộc sống từng ngày quá đổi đạm
bạc, cơm khô chan nước nấu lá rừng
thêm chút muối, không nguồn thu nhập, không có công để làm thuê làm mướn, không có đất để canh tác :
“Tôi cũng xin nói là
không phải tất
cả
đều
nghèo như vậy đâu. Đôi khi họ
được
cấp
đất
mà vì thiếu khôn ngoan, họ bị
lừa
gạt
mà bán mất. Bà con sắc tộc
thiếu
hiểu
biết
nên dễ
bị
lường
gạt.
Có nhiều gia đình sắc
tộc
họ
nghèo là vì lý do khách qua chứ
không hẳn
lý do khách quan.
Nhưng
bây giờ
mình thấy trước mắt những
cảnh
nghèo ấy
thì lương
tâm và cái lòng của mình đòi buộc
mình phải
giúp đỡ
họ
thôi chứ
không phân tách nguyên nhân làm gì.
Có những
vùng mà chính quyền vừa di dân tới
, họ
chưa
lo ngay được chưa
đáp ứng
được
tức
khắc
nhu cầu
của
dân. Khi đến thăm bà con và
thấy
người
ta không có nước dùng , phải đi xa một
vài cây số mới có nước thì chúng tôi
liệu
giúp đỡ
cho họ
có nước để
dùng thôi.”
Những tấm lòng hảo tâm
Nhờ sự đóng góp tiền bạc của
những người hảo tâm, một
giếng nước sạch,
một máy bơm và một hồ
chứa nước đã hoàn tất ở Thôn Vân
Kiều, xã Cư Elang huyện Ea Ka của tỉnh Dalak với
phí tổn hai chục triệu đồng
Việt Nam.
Hiện
ông đang vận động những người
có lòng để có thể xây cho buôn
Jat bốn giếng nước, máy bơm
và hồ chứa cho một vùng sinh hoạt
trải dài hai kilômét ở
đây. Phí tổn
khoan giếng,
hồ chứa nước và máy
bơm tại buôn Jat là mười lăm triệu đồng một
cái.
Tại những
chỗ giáo dân thiểu số
không có đất canh tác, muốn đi làm công cũng chẳng mấy ai thuê
mướn thì phương thức giúp vốn
là một con bò. Đối với
nhiều gia đình ở Việt Nam, con bò là cả
một gia tài. Người không vốn được giúp hẳn
được cho hẳn một con bò hay sao, linh mục Nguyễn
Văn Hảo trả lời không phải
như vậy:
“Mình giúp của
giúp vốn
thì người
đó phải
giúp công trở lại để rồi
lại
tiếp
tục
cộng
tác mà giúp đỡ cho gia đình
khác nữa.
Vì thế
mà chúng tôi làm một giấy cam kết
và hai bên cam kết là khi anh nuôi con bò cái
như
thế
thì con bò con đầu tiên thuộc
vế
gia đình nuôi, con bò con thứ hai là của
chúng tôi, và con thứ ba là thuộc
về
họ.
Như
vậy
sau ba bốn năm, sau khi con bò mẹ sinh được
ba bò con thì gia đình nuôi được hai con, và chúng tôi sẽ
lấy
con bò mẹ và một con bò con để
chuyển
cho hai gia đình khác.
Chúng tôi cũng kêu gọi
những
gia đình được giúp đỡ đó cộng tác với
chúng tôi để tiếp tục nhân rộng
lòng nhân ái tương trợ giúp đỡ
nhau ngay trong địa bàn họ
ở
. Tôi mới
bắt
đầu
thôi, hiện tại thì tôi mới được
bốn
con bò, một cái giếng và hai căn nhà.”
Trong số
những người định cư
tại đó thì có những gia đình nghèo thì chúng
tôi tiếp cận để hiểu
rồi giúp đỡ cho họ cái n uồn
sống là một con bò. Tôi cũng phải gởi thư
đi các nơi xin các ân
nhân ai có lòng thì liên hệ
giúp đỡ thôi chứ không biết chạy chỗ
nào.
Mình gõ cửa
của những người sẵn
lòng quảng đại và có điều kiện, rồi
tích tiểu thành đại, khi nào đủ tiền thì chúng tôi thực
hiện ngay, biến tiền bạc
đó thành những món quà thực tiễn mà các
gia đình nghèo họ cần.
Giải
pháp cho tương lai?
Về những người trẻ
trong các bản làng những sắc tộc
thiểu số, với câu hỏi
là họ có cầu tiến, có muốn
vươn lên cho ngang tầm xã hội
bên ngoài đang không ngừng
phát triển, có muốn hoà nhập với người
Kinh và có cuộc sống cao hơn, Linh mục Hảo đề
cập đến nếp sống
và não trạng ông cho là
tiêu cực khó thay đổi của
người sắc tộc:
“Nói chung thì chắc
chắn
là ai cũng có ước vọng
như
vậy,
nhưng
mà cuộc
đời
của
họ
thiếu điều kiện nên họ
chưa
vươn
lên được
thôi. Cũng không thể tránh được
một
thiểu
số những người sắc
tộc
chưa
có khát vọng vươn cao.
Cái đó phải
nói thực là có, do cái não trạng của
lịch
sử
của
cha ông họ để lại, họ
sống
qua ngày thôi. Thành ra có một số người
cái tánh thiếu chịu khó làm lụng.
Cái đó là có.”
Lối sống du canh thì bây giờ không còn nữa. Ở những
nơi mà tiếp cận được với người Kinh và được chính quyền lo thì không còn lối sống du canh nữa.
Nhưng cái não trạng sống
qua ngày, có chừng nào
xào chừng nấy là có, thói quen thành nếp
rồi, cũng chưa có thể tẩy
được ra hết khỏi đầu
óc của một số người
sắc tộc thiểu số
đâu.
Trong cương
vị Linh mục đặc trách giáo dân sắc
tộc tại giáo phận Ban Mê Thuột, Linh mục Nguyễn Minh Hảo
cho rằng cùng với việc xoá đói
giảm nghèo, nâng cao mức sống, yếu
tố quan trọng nhất và cần
thiết nhất vẫn là giáo dục,
và trong việc này thì vai
trò của nhà nước là chính yếu:
“Đó là điều
chắc
chắn.
Chúng tôi thì không có điều kiện cũng không đủ
khả
năng và thẩm quyền để có thể
ngay tức
khắc
mà lo lắng
cho họ
được.
Tuy nhiên đối với các linh mục
đang cùng chúng tôi phụ trách thì chúng tôi coi đó là
mục
tiêu.
Trong khi hướng
dẫn
họ
về
dạo
thì chúng tôi cũng thăng tiến cái tầm
nhìn, cái cách suy nghĩ và lối sống của
giáo dân. Vấn đề gáio dục
là vấn
đề
lớn,
và chắc
chắn
là chính quyền cũng nhắm
tới.
Chúng tôi thì cũng nhắm tới nhưng
chỉ
có trong tầm tay khi nào mình lo được.”
|