Theo
báo chí Việt Nam, trưa ngày 13 tháng 6, Cục An ninh Điều tra của Bộ
Công an Việt Nam đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Luật sư Lê Công Định,
thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
TP.HCM vì có dấu hiệu phạm hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân”.
Luật sư Lê Công Định. photo courtesy of tuoitreonline
Chỉ vài giờ sau khi Cục An
ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Luật sư Lê
Công Định, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố rộng rãi
sự kiện này...
Trước sự kiện này, nhiều
người am tường thời cuộc tại Việt Nam nhận định, có một số dấu hiệu cho thấy, vụ
bắt giữ luật sư Lê Công Định cung cấp thêm những chứng cứ chứng minh luật pháp
Việt Nam đầy mâu thuẫn và bất ổn.
Tại cuộc họp báo được tổ
chức vào chiều thứ bảy 13 tháng 6, hai viên tướng phụ trách an ninh của Bộ Công
an Việt Nam là ông Vũ Hải Triều và ông Hoàng Kông Tư đã cung cấp cho báo giới
Việt Nam rất nhiều thông tin liên quan đến các “dấu hiệu” mà Bộ này dùng để xác
định luật sư Lê Công Định đã “phạm tội”.
Tự do
hội họp, lập hội?
Theo đó, luật sư Lê Công Định
“thường xuyên liên lạc để bàn thảo về mục tiêu, kế hoạch hoạt động, tập hợp lực
lượng nhằm thành lập Đảng Dân chủ và Đảng Lao động Việt Nam”, “quan hệ chặt chẽ
với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong như Đảng
Việt Tân, nhóm Họp mặt dân chủ, nhóm Viễn tượng Việt Nam... bàn cách lật đổ
chính quyền nhân dân bằng phương thức đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn
ở trong nước”.
Tự do
ngôn luận?
Bộ Công an Việt Nam còn
cho rằng luật sư Định đã tham gia soạn thảo “Tân Hiến pháp” và một cuốn sách có
tựa đề “Con đường Việt Nam”. Đồng thời “đã biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải
ở nước ngoài công khai xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước, kêu gọi thay chế độ do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo, lợi dụng các vấn
đề xã hội đang quan tâm để kích động chống Đảng, Nhà nước. Tham gia ý kiến với
các đối tượng trong nhóm đưa tin, viết bài bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
tập trung vào Thủ tướng”. Ngoài ra, ông còn “lợi dụng việc bào chữa cho các đối
tượng chống đối (như: luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, blogger
Điếu Cày”) để hậu thuẫn cho họ, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và pháp luật Việt
Nam...”.
Hiến
pháp bảo đảm an toàn, bí mật đối với thư điện tử?
Cũng theo Bộ Công an Việt
Nam, luật sư Định có một số “bí danh”, hộp thư điện tử để dùng vào việc “phạm tội”.
Đáng chú ý là tất cả những tài liệu được Bộ Công an xem là “chứng cứ” để tiến
hành điều tra, khám xét tư gia của luật sư Định được chính bộ này xác nhận là
đã thu thập thông qua việc đọc lén thư điện tử, với sự hỗ trợ của Công ty Điện
toán và truyền số liệu khu vực 2, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Đáng chú ý là tất cả những
tài liệu được Bộ Công an xem là “chứng cứ” để tiến hành điều tra, khám xét tư
gia của luật sư Định được chính bộ này xác nhận là đã thu thập thông qua việc đọc
lén thư điện tử, …
Trên thực tế, luật sư Lê
Công Định không chỉ viết bài, trả lời phỏng vấn một số đài phát thanh quốc tế,
diễn đàn điện tử, ông còn là tác giả khá nhiều bài viết đã được đăng tải trên
hàng loạt tờ báo trong nước. Không ít ý kiến của ông đã được báo chí trong nước
giới thiệu, trích dẫn - kể cả tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cho dù những ý kiến này không kém phần mạnh
mẽ so với những bài viết, ý kiến của ông trên các đài phát thanh quốc tế hay diễn
đàn điện tử.
Kiến
nghị với Nhà nước?
Chẳng hạn, tháng 2 năm
2007, trong một bài viết cho BBC Việt ngữ, có tựa là “Tranh luận với Thủ tướng”,
nhân sự kiện lần đầu tiên, một nguyên thủ của Việt Nam đối thoại với dân chúng,
tuy luật sư Lê Công Định từng nhận định, việc ông Nguyễn Tấn Dũng bảo rằng “luật
pháp Việt Nam chưa cho phép tư nhân hóa báo chí” là không đúng, vì: “Khác với
các chế độ quân chủ chuyên chế trước đây, ở những thể chế dân chủ, người dân được
quyền làm những gì luật pháp không cấm. Việc ngăn cấm, nếu có và đặc biệt liên
quan đến quyền tự do của công dân, phải được minh thị trong bản văn lập pháp do
quốc hội ban hành. Nền dân chủ thực chất không bao giờ chấp nhận quan niệm chờ
khi luật cho phép thì người dân mới được làm, vì điều này tạo cơ hội dễ dàng
cho nhà cầm quyền công nhiên tước đoạt quyền tự do của công dân”. Đồng thời
theo luật sư Lê Công Định: “Nếu ý kiến của người dân về quyền tự do của họ
hoặc về quyết sách lớn ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia chưa được thu thập thông
qua một cơ chế dân chủ như trưng cầu dân ý thì nhà cầm quyền không thể tự ý
tuyên bố quyết định của mình phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân
dân. Nhận bừa một cách thiếu cơ sở sẽ khiến người dân dị nghị về thái độ nghiêm
túc và đức tính trung thực của nhà cầm quyền vì họ không còn thơ ngây và dễ
tính như trước đây. Một lần nữa, các vị cố vấn soạn thảo trước câu trả lời của
Thủ tướng đã thiếu cẩn trọng chính trị cần thiết”.
Tự do
báo chí?
Thế nhưng sự thẳng thắn
này trên các bài viết gửi báo chí trong nước không hề giảm sút . Ví dụ, ở bài
“Trả lại hào khí Diên Hồng”, đã đăng trên tờ Pháp Luật TP.HCM hôm 5 tháng 3 năm
2006, luật sư Định tâm tình: “Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người
ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi
tệ, nhưng lại trong… quán nhậu! Chí khí kiểu ‘sĩ phu Bắc Hà’ ấy liệu sẽ giúp
ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm
xưa? Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự
nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về
phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng
để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc”.
Muốn
chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược
đó. … Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả
một dân tộc.
Luật sư Lê Công Định
Một
vài luật sư Việt Nam khẳng định, tại Việt Nam, tham gia thảo luận các vấn đề
chung của đất nước, kiến nghị với Nhà nước, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội
họp, lập hội không chỉ là những quyền hiến định mà còn là nghĩa vụ của công
dân. Tương tự, hiến pháp khẳng định, bảo đảm sự an toàn và bí mật đối với thư tín,
điện thoại, điện tín của mọi công dân. Mặt khác, theo các quy định của pháp luật
mọi công dân có quyền nhờ luật sư bảo vệ mình và tất cả luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền,
lợi ích hợp pháp của khách hàng nên những tuyên bố của Bộ Công an về chuyện luật
sư Lê Công Định phạm tội khiến họ hết sức hoang mang.