Ngày
16 tháng Sáu, Liên Minh Truyền Thông Đông Nam Châu Á, gọi tắt là SEAPA,
ra thông cáo báo chí bày tỏ “quan ngại sâu sắc” vụ chính quyền Việt Nam
bắt giam luật sư Lê Công Định 3 ngày trước đó.
Luật sư Lê Công Định. photo courtesy of ThanhNien
Liên Minh SEAPA viết
rằng vụ bắt ông Định
là “cú đánh kép” vào 2 khu vực
quan trọng cho tiến trình cải cách dân chủ tại Việt
Nam, gồm những người kêu gọi
thay đổi và giới luật sư
bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận.
Biên tập
viên Thiện Giao của Đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn
với ông Roby Alampay,
Giám Đốc Điều Hành Liên Minh SEAPA sau
đây.
Quyền
bày tỏ quan điểm
Thiện
Giao:Thưa ông, thông cáo
báo chí của SEAPA kêu gọi chính quyền
Việt
Nam bảo
đảm
sự
minh bạch
và công bằng cho ông Định thông qua việc
để
cho ông Định được tiếp cận
với
luật
sư,
để
cho báo chí độc lập được theo dõi các
tiến
trình liên quan, vân vân. Ông nghĩ các yếu tố này quan trọng
thiết
yếu
ra sao trong việc duy trì một
tiến
trình xét xử công bằng cho luật
sư
Định?
Mr. Roby Alampay:
Trước hết, hãy nói về kêu gọi trả
tự do “ngay lập tức” cho luật
sư Định. Chúng tôi không thể biết lời
kêu gọi này thực tế hay không. Chúng tôi không lạc quan mấy. Vì vậy, chúng tôi hy vọng
tối thiểu chính phủ Việt Nam sẽ
để cho ông Định được quyền
tự do tiếp cận với
luật sư của mình và với
thế giới bên ngoài. Tôi muốn nhấn mạnh,
một tiến trình điều tra xét xử công bằng là điều
rất quan trọng.
Thiện
Giao:Thông cáo báo chí của
SEAPA đề
cập
đến
2 lãnh vực là truyền thông và luật
pháp. Các lãnh vực này có tầm
quan trọng
như
thế
nào đối
với
tiến
trình cải
cách tại
Việt
Nam?
Mr. Roby Alampay:
Đối với Việt Nam, hay đối
với bất cứ xã hội
nào cũng vậy, điều quan trọng là chính phủ phải cho phép một
nền báo chí tự do và công dân có quyền tự do bày tỏ
quan điểm. Điều này là rất quan trọng, không phải đến lúc luật
sư Định bị bắt
thì chúng ta mới nhận ra.
Tự do
báo chí và quyền tự do bày tỏ quan điểm tức là cho phép công dân được tham dự
vào tiến trình xây dựng xã hội, vào sự
kêu gọi tiến hành các cải cách. Phủ nhận các quyền
này có nghĩa là ngăn cản
công dân tham gia vào các tiến
trình vừa đề cập. Phủ
nhận các quyền này có nghĩa là giới hạn khả
năng của xã hội xúc tiến các cải cách một
cách thành tâm.
Ngoài ra, giới
luật sư, trong đó có những luật sư
như ông Lê Công Định, những người
đại diện cho lời kêu gọi
tự do bày tỏ quan điểm, đang bị đe dọa khi tranh luận
rằng tự do ngôn luận là một chủ
đề chính đáng cần thảo luận.
Có thể
nói, vụ bắt luật sư
Lê Công Định là dấu hiệu gây phương
hại cơ hội tự
do ngôn luận nói riêng và
nhân quyền cùng các cải cách xã hội nói chung.
Chuẩn
mực cư xử
Thiện
Giao:Ông có quan niệm
rằng
vụ
bắt
này mang tính chính trị không?
Mr. Roby Alampay:
Chúng tôi cố gắng theo dõi kỹ càng các tường thuật từ
báo chí để tìm hiểu xem đâu là động cơ chính nằm
phía sau vụ bắt giữ luật
sư Lê Công Định.
Ông Định
đã lên tiếng từ lâu, nhưng tại sao bây giờ
thì bị bắt? Mà những lý lẽ của
ông Định thì không phải là điều bí mật.
Ông ấy lên tiếng trong các cuộc biện hộ
tại tòa án. Ông ấy đệ trình các trình bày dưới hình thức
văn bản lên Tòa Án, lên
Chính Quyền. Ông ấy tham gia vào các diễn đàn hợp pháp.
Ông Định
là một luật sư giỏi
và nổi tiếng. Ông ấy có những suy nghĩ rất
tiến bộ. Chúng tôi không thấy ông Định là một
người phản kháng. Và đó là lý do tại sao vụ bắt
ông Định gây sốc cho chúng tôi.
Việt
Nam rất nổi tiếng trong thái độ
bất khoan dung đối với những
người bất đồng chính kiến.
Điều đó là rất rõ ràng. Nhưng trường hợp
ông Định, theo cách nhìn
của chúng tôi, ông ấy làm việc bên trong hệ thống. Ông ấy
nỗ lực nới rộng
các biên giới từ một vị
trí ở bên trong hệ thống.
Vấn đề là hệ thống
này thích nghi như thế nào với quan niệm
của ông Định; hệ thống
này, cho dầu không nhất thiết phải
đáp ứng các quan niệm của ông Định,
nhưng cần phải để
cho ông ấy được phát biểu, trước Tòa cũng như
trong các diễn đàn hợp pháp của Nhà Nước.
Ông Định
đã tự chứng tỏ cho thấy
ông ấy cư xử đúng chuẩn
mực.
Thiện
Giao:Việt Nam ngày càng
hội
nhập
với
quốc
tế
và khu vực. Ông nghĩ vụ bắt
luật
sư
Định
sẽ
phương
hại
như
thế
nào đến
hình ảnh
của
Việt
Nam?
Mr. Roby Alampay:
Chúng tôi quan tâm đến vụ bắt ông Định
vì chúng tôi ý thức rằng Việt Nam sắp
tới sẽ là Chủ Tịch
của Khối ASEAN. Cuối năm nay Việt Nam sẽ thay Thái Lan trong vị trí này.
Nhưng
điều quan tâm đặc biệt là: ASEAN đã và đang cam kết thành lập một tổ
chức nhân quyền. Vậy, chúng tôi quan tâm đến những
nguyên tắc, cách thức và cách hành xử mà Việt Nam sẽ
đặt lên bàn nghị sự trong vai trò Chủ
Tịch ASEAN.
Đã đến
thời điểm nỗ lực
xây dựng một quán tính và sự tín nhiệm cho cơ cấu
nhân quyền. Hiện tại, các nguyên tắc
để xây dụng cơ cấu
nhân quyền cho khối ASEAN vẫn còn đang được thảo luận.
Viễn tượng tương lai cho cơ
cấu này phụ thuộc vào ý chí chính trị và quan điểm
của các nhà lãnh đạo khối ASEAN.
Sắp tới, khi Việt Nam nắm vị
trí Chủ Tịch Khối, mà bây giờ
lại minh chứng các cam kết nhân quyền của mình như
trong vụ bắt luật sư
Định thì điều ấy làm chúng tôi quan ngại. Theo nghĩa này, vụ bắt
luật sư Lê Công Định không chỉ là mối quan ngại
cho riêng Việt Nam, mà
còn cho cả khối ASEAN sắp tới.