Thứ Hai, 2025-01-20, 8:38 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 19 » 'Bản lĩnh chính trị' của nhà báo VN
9:05 PM
'Bản lĩnh chính trị' của nhà báo VN
BBC
Lãnh đạo Đảng, ông Trương Tấn Sang-hình từ trang VietnamNet

Lãnh đạo Đảng, ông Trương Tấn Sang

Lãnh đạo Trương Tấn Sang nói báo chí Việt Nam còn "vội vàng, chạy theo dư luận" và "gây khó khăn cho lãnh đạo" khi đưa tin về các đề tài nhạy cảm.

Trước ngày Báo chí Việt Nam 21/06, các lãnh đạo liên tục đưa ra những lời ngợi khen các nhà báo Việt Nam, đồng thời nói họ cần có "bản lĩnh chính trị vững vàng".

Trong buổi làm việc tại Hội Nhà báo Việt Nam ngày 19/06, ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư của Trung ương đảng cầm quyền đã đánh giá "lòng yêu nước" của báo chí Việt Nam.

Tuy khen ngợi chung nhưng ông tỏ ra ngạc nhiên về cách đưa tin lúc quá vắng lặng, lúc lại rất sôi nổi của báo chí Việt Nam về chủ đề 'Biển Đảo', hàm ý chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trong tranh chấp với nước láng giềng Trung Quốc:

"Báo chí có lúc im lặng không nói gì, nhưng cũng đã có lúc rất sôi nổi khi nói về biển đảo. Có thời điểm Hội nhà báo thống kê có tới hơn 160 bài báo riêng về chủ đề này",

Bị động trước công nghệ

Vị lãnh đạo mảng chính trị, tư tưởng của đảng CSVN lưu ý các nhà báo rằng họ cần chú ý "các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, kể cả vấn đề hệ trọng liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước".

Theo bản tin do VietnamNet đăng tải hôm 19/06, ông Sang coi điều chưa tốt của báo chí Việt Nam chính là chỗ họ "có biểu hiện vội vàng, chủ quan, chạy theo dư luận, gây khó khăn cho công tác lãnh đạo, điều hành."

Thậm chí, theo ông, "một số cơ quan báo chí còn đưa thông tin sai, gây tác hại về chính trị, kinh tế".

Không kể con số các bài chính thống về Biển Đông như ông Trương Tấn Sang nêu ra, đề tài tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc suốt hai năm qua còn thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận trên các trang mạng trong và ngoài nước, điều nhà chức trách không kiểm soát nổi.

Đóng cửa, cô lập là trì trệ nhưng hòa tan là rất nguy. Sự phức tạp đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi người làm báo...

Nhà báo Hữu Thọ

Tuy vậy, về phía mình, các nhà lãnh đạo báo chí Việt Nam cũng thừa nhận tốc độ nhanh của công nghệ thông tin là một th́ach thức với hệ thống quản lý.

Hôm 18/06, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn được trích lời nói rằng trong sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, "quản lý báo chí có lúc không theo kịp" và thậm chí "bị động".

'Bản lĩnh chính trị'

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có bài gửi các nhà báo nói rằng họ cần có "bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy cảm và tỉnh táo trong xử lý thông tin và đưa thông tin."

Còn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp phát biểu trong thời gian có kỳ họp Quốc hội vừa chấm dứt thì nói ông "mong ngành báo chí làm tốt tám chữ: Trung thực, nhanh nhạy, chuyên nghiệp và hướng thiện."

Điều cần tìm hiểu nhất chính là khái niệm "bản lĩnh chính trị" của các nhà báo mà các vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đề cập.

Theo cách hiểu của nhà báo kỳ cựu Hữu Thọ thì đây chính là đức tính cần thiết để dung hòa hai xu hướng vừa hội nhập, mở cửa, vừa bảo vệ sự tự chủ của thể chế tại Việt Nam.

Trường Sa

Các bài về Biển Đông trên các mạng tự do và một phần báo chí Việt Nam đã đi nhanh hơn phản ứng của lãnh đạo

Trả lời VietnamNet ông nói:

"Trong quá trình hội nhập, chúng ta góp phần xây dựng nền kinh tế, văn hóa tự chủ. Đóng cửa, cô lập là trì trệ nhưng hòa tan là rất nguy. Sự phức tạp đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi người làm báo."

Bản lĩnh như thế là sự vững chắc ý thức hệ, không bị "hòa tan" vào dòng chảy tư tưởng toàn cầu, đồng thời cũng gồm cả năng lực làm sao vẫn viết báo đủ hay để thu hút người đọc, người nghe.

Ông Hữu Thọ giải thích rằng:

"Anh xử lý thông tin như thế nào để giữ được cái thế, vừa không mất độc giả, vừa không bị bắt bẻ. Đó là một cái thế rất khó khăn nhưng có thể làm được. Nhưng phải giữ được vị thế thì mới có cách để bày tỏ quan điểm, thái độ."

Còn về vị thế của nhà báo Việt Nam, ông Hữu Thọ trích dẫn luật pháp để cho rằng "Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đồng thời là diễn đàn của nhân dân."

Trong khi đó, tại nhiều nước khác, báo chí và truyền thông là một phần của khu vực dân sự, và kinh tế tư bản với nhà báo theo luật có vị thế độc lập, đôi khi đối lập với hệ thống chính trị đương quyền.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 864 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 9
Khách: 9
Thành Viên: 0