Trác Tuân
Mấy ngày qua dư luận trong và ngoài nước xôn xao với sự kiện Ls Lê
Công Định bị bắt khẩn cấp vì tội “Câu kết với các thế lực phản động
nước ngoài, nhằm có âm mưu chống phá và lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tiếp theo chủ đề của cái tội đó người ta gán cho Ls những cái tội mà
tôi tin rằng ở các nước văn minh họ phải ngạc nhiên và nực cười!
Bởi người ta không người ta ngạc nhiên sao đươc khi mà họ không hiểu
các ngôn từ “phản động” nó như thế nào! Nó được chỉ cho hành vi gì mà
ghê gớm vậy?
Hay cái gọi là “Cấu kết với các thế lực nước ngoài để lật đổ chính quyền nhân dân”???
Rồi cái tội dám bạo gan định thành lập đảng phái để mưu toan lật đổ ĐCS, v.v…
Tất cả các tôi danh này tiếc thay nó không những nó không nằm trong
từ điển của các nước dân chủ, tiến bộ, mà ngược lại nó còn được khuyến
khích và cổ vũ.
Nỗi khiếp sợ của văn hoá “phản động”
Một câu hỏi đựợc đặt ra là ở Việt Nam, “chính quyền nhân dân” hay
thích dùng từ “phản động” để dán lên trán những người nào bất mãn,
không đồng tình với chế độ. Người dân mà bị ai gán cho cái từ phản động
thì sợ run lẩy bẩy rúm tứ túc.
Ai ai cũng sợ mình bị qui là phản động, người người, nhà nhà, hết
đời cha lại đến đời con cáí sợ bị qui là tội “phản động”, được in sâu
trong tiềm thức được truyền nối từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đến nỗi
nó là câu cửa miệng mà bất kỳ ai cũng có thể qui cho người khác cái tội
“phản động” khi người đó nói lên những câu nói gọi là bất mãn chế độ
đựơc cho là bình thường ở các quốc gia khác.
Hai chữ “phản động” có lẽ là hai chữ có sức mạnh lớn nhất, có giá trị
nhất đối với người Việt Nam. Nó là nỗi khiếp sợ và ám ảnh suốt cuộc đời
của mỗi con người Việt Nam.
Thế mới biết cái từ “phản động” này nó có sức mạnh ghê gớm không kém
gì cái thời nhà Tần, Thương Ưởng ra cái luật thẻ căn cước, làm người ta
sợ vãi linh hồn. Cả xã hội bị nó chính phục và phong toả.
Thế nào là phản động???
Sự khác nhau về tiêu chí phản động
Ấy vậy mà cho đến nay người ta chưa tìm thấy ngôn từ “phản động” của
giới truyền thông, hay diễn đàn chính trị các quốc gia dân chủ. Ngược
lại họ luôn sẵn lòng chào đón những kẻ “phản động” đó sang cư trú chính
trị. Thậm chí họ còn dành cho những tên “phản động” đó những đặc ân về
đời sống kinh tế, chính trị.
Những tên “phản động’ như Dương Thu Hương, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên,
Nguyễn Minh Cần, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Chính Kết,
vv… đã được tiếp nhận một cách nồng nhiệt.
Tuy tôi không được chứng kiến, nhưng tôi nghe nhiều người Việt hải
ngoại kể, khi nước Đức thống nhất, tiêu chí đựoc nhập quốc tịch của nhà
nước Đức khi đó đối với người Việt Nam là phải có chính kiến “phản
động”, không chấp nhận chế độ CS tại VN thì đựoc nhập cư. Bởi vậy đã
sinh ra cái nạn biểu tình mít tinh rồi thành lập đảng phái hôị đoàn
chính trị nhan nhản mong kiếm suất phản động để được nhập quốc tịch.
Như vậy, những kẻ phản động này được chứa chấp thì chắc hẳn những
quốc gia đó cũng đều là phản động tuốt và chính những quốc gia đó là
những thế lực thù địch với nhân dân Việt Nam. Hay nói một cách khác, kể
cả các quốc gia có mối liên hệ với những quốc gia chứa chấp bọn “phản
động” nhằm dung dưõng cho họ để “lật đổ chính quyền nhân dân” thì cho
đến nay có khoản hơn 100 thế lực thù địch với nhân dân Việt Nam.
Cụ thể hơn là chỉ có các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba
là bạn với nhân dân Việt Nam mà thôi, còn các quốc gia khác là thù địch
tất!!!
Xem ra cái tiêu chí “phản động”này nó đựoc gán cho bất cứ kẻ nào có
tư tưởng dám chống lại chính quyền nhân dân. Nếu nó có âm mưu lật đổ
thì đựoc coi là nghiêm trọng hơn.
Vậy chúng ta thử xét xem cái nghĩa của từ phản động này nó như thế nào mà sức mạnh của nó ghê gớm thế!
Trước hết xét hai chữ Phản và động.
Phản là ngược. Những điều xảy ra không tuân theo một qui luật nhất
định, hay lấy lợi ích của thiểu số chống lại lợi ích đa số thì gọi là
phản (ngược). Động là hành động, là trạng thái chuyển động. Hai từ kết
hợp lại với nhau thành từ “phản động” cho trọn nghĩa để chỉ hành động
của cá nhân hay nhóm thiểu số, vì lợi ích của riêng họ mà đi ngược lại
quyền lợi, làm tổn hại đến lợi ích của mọi người.
Ở đây ta phải phân biết là những kẻ phản động đã lạm dụng các quyền
cơ bản của con người, để thực hiện những hành vi chiếm đoạt quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác, hay phá hoại tài sản, làm tổn hại đén
lợi ích của cộng đồng thì đợc gọi là phản động.
Vậy trường hợp ls Lê Công Định có phải là phản động không chúng ta
hãy chờ xem khi phân tích các quyền cơ bản của con người. Nếu ls Định
đã lạm dụng hay đi quá cái quyền của mình đựoc sở hữu thì đúng ông là
phản động”. Còn không, ông chỉ sử dụng cái quyền cơ bản của cá nhân
mình đựoc phép sở hữu thì chắc chắn ông lại như bao thế hệ người Việt
Nam khác bị chụp cho cái mũ “phản động” từ bao đời nay.
Thế nào là chính quyền nhân dân? Tại sao lại phải lật đổ?
Đã gọi là chính quyền nhân dân thì phải là chính quyền do người dân
lựa chọn để lập lên, vì vậy cái chính quyền đó là của người dân nai
lưng ra làm, đóng thuế để trả lương nuôi bộ máy chính quyền đó. Vì vậy
cái nhà nước đó là của người dân và những viên chức do dân thuê đó phải
phục vụ dân, vì dân là ông chủ thuê họ là kẻ đầy tớ, lên đày tớ phải
phục vụ ông chủ, vì ông chủ.
Hãy khoan chưa biết cái chính quyền này có vì dân không, nhưng thực
sự cái chính quyền này không phải do dân lựa chọn bầu ra. Những cuộc
bầu cử của dân chỉ được đến cấp các đại biểu đại diện cho đảng CSVN
thôi, chứ chưa bao giờ người dân đựơc bầu những người họ tự lựa chọn.
Có nghĩa là dân chủ chỉ là hình thức là giả hiệu, thực chất đây là
cuộc lừa dối vĩ đại. Rồi từ lừa dối người ta chuyển sang trạng thái
cưỡng bức cả một dân tộc. Nếu không đi bỏ phiếu thì họ tìm mọi thủ đoạn
để “vân động”.
Vì vậy cái chính quyền đó không phải là do dân bầu ra thì chắc chắn
nó sẽ không phải là của dân. Mà nó chỉ mượn danh nấp bóng để hòng trấn
áp những người chống đối nó.
Lật đổ chính quyền nhân dân ư? Bằng cách nào?
Lịch sử đã có bao nhiêu cuộc lật đổ không ai còn nhớ nữa. Nhưng thời
đại ngày nay muốn lật đổ một chế độ cho dù chế độ đó là độc tài khát
máu là điều không dễ. Bởi có hai hình thức lật đổ đó là dùng vũ lực
bằng bom đạn đẻ tiêu diệt đối phương hoặc dùng lý luận tư tưởng, lời lẽ
để thuyết phục vận động mọi người để lật đổ thay thế chế độ hiện hành.
Việc dùng súng đạn có lẽ đã bị lỗi thời và bị lên án là khủng bố
rồi. Vậy chỉ còn có đấu tranh lật đổ bằng lý luận tư tưởng nhằm thuyết
phục mọi người bằng nhiều hình thức đấu tranh phản kháng bất hợp tác
với nhà cầm quyền, bằng hình thức ôn hoà bất bạo đông mà thôi. Mà việc
đấu tranh bằng hình thức bất bạo động, thì người cách mạng phải kết hợp
với người khác, vận động thuyết phục càng được nhiều người theo mình
càng tốt, hoặc chí ít họ cũng tin tưởng việc mình làm sẽ có nhiều người
ủng hộ, vì động cơ của họ là làm việc nghĩa vì mọi người. Thế thì cái
chính quyền nhân dân đó là của nhân dân thật sự thì họ làm cái việc
viễn vông hay sao.
Ở đây việc ls Định bị qui kết tội có âm mưu câu kết với “các thế lực
nước ngoài” để chống lại “chính quyền nhân dân” cho dù đó là chính
quyền nhân dân thật thì hoá ra ông Ls này bị khùng rồi. Dám đi dùng cái
quyền hợp pháp của mình để chống lại quyền hợp pháp của mọi người.
Ở nước ngoài chưa bao giờ có hiện tượng quái gở như vậy. Người dân
không đồng ý chính phủ này họ sẽ phế truất chính phủ đó xuống bằng
những lá phiếu, chứ chưa bao giờ họ lại lật đổ những chính phủ do họ
dựng lên.
Chỉ có những chính quyền độc tài, không phải do dân bầu lên, thì có
thể người dân sẽ sử dụng sức mạnh cộng đồng áp lực lật đổ chế độ đó do
chế độ đó đi ngược lại quyền lợi của họ mà thôi.
Ngược lại nếu chính quyền dó do người dân lựa chọn bầu lên, thì họ quyết tâm bảo vệ chế độ đó, cho dù thế lực đó mạnh đến đâu.
Vì vậy không có chuyện chính quyền của nhân dân lại bị lật đổ, mà
chỉ có chính quyền nấp sau bóng nhân dân, lợi dụng lừa dối dân sẽ bị
lật đổ mà thôi. Ls Lê Công Định đang trong quá trình thực hiện điều đó,
muốn biết bản chất của sự việc như thế nào, xin hãy điểm lại những gì
ông đã làm, để có sự đánh giá trung thực khách quan.
Thành lập tổ chức đảng phái có phải là có tội không?
Công dân có quyền tự do lập hội, tự do tụ tập để bày tỏ chính kiến
của mình. Đó là một trong những quyền tự do căn bản của con người. Vì
vậy ai cũng có quyền đựoc lập đảng phái chính trị mà không có sự phân
biệt.
Quyền này được phổ biến rộng rãi và khuyến khích ở các quốc gia dân
chủ. Công dân đựoc tư do thành lập đảng phái. Các đảng phái thưòng là
phải thể hiện năng lực phục vụ dân, càng nhận đựoc sự tham gia, ủng hộ
của nhiều người càng tốt. Vì vậy sẽ là sự cạnh tranh lành mạnh cho một
xã hội, luôn đựoc điều chính bằng sự phản biện và giám sát của chính
những tổ chức đảng đối lập. Không bao giờ có chuyện đảng này lật đổ hay
tiêu diệt đảng kia, mà chỉ có sự tự tiêu diệt mà thôi. Chính anh sẽ là
người triệt tiêu, đào thải anh khi anh không theo kịp với sự phát triển
xã hội. Khi nghe câu chuyện tiếu lâm Việt Nam về chuyện lập đảng để lật
đổ chính quyền thì họ vừa buồn cười vừa hỏi:
Vậy tại sao cùng là công dân có những quyền bình đẳng tự do như
nhau. Nhưng tại sao ông A, ông B bà C, vv… lại có quyền thành lập lên
đảng CSVN và sinh hoạt đảng CSVN một cách tự do thoải mái. Họ cũng
chẳng cần xin phép ai, cũng chẳng cần đăng ký với ai? mà cứ như là sự
hiện diện của họ là lẽ đưong nhiên, hay họ là con cháu một thế lực siêu
hình nào đó đựoc sai xuống cai trị dân một cách ngang nhiên.
Trong khi đó những người khác lại không có cái quyền lập đảng, lập hội??? Là vì lý do gì???
Ls Định tại sao bị ngăn cấm, bị cho là có tội khi dám có âm mưu
thành lập đảng để nhằm lật đổ đảng CSVN. Phải chăng ông Định không phải
là người, hay ông là thành phần thuộc đẳng cấp khác!!!
Bằng không việc thành lập đáng phái là có tội và nếu ông Định bị
khép cho cái tội đó. Thì trước tiên người bị chịu tội là hơn 3 triệu
đảng viên đảng CSVN. Vì dám cả gan vi hiến không đăng ký, xin phép hoạt
động và thậm chí lập lên một tổ chức ngang nhiên chiếm đoạt quyền lực,
mà không có sự đồng ý hay tự nguyện lựa chọn của nhân dân, đi ngược lại
quyền lợi của nhân dân hơn 60 năm qua.
Kết luận
Khi các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận, tư do hội họp,
tự do lập hội, đáng phái và thực chất của cái gọi là ” chính quyền nhân
dân” hiên nay ở VN. Chúng ta có thể khẳng định một điều là ls Lê Công
Định không hề có một cái tội nào, cho dù dựa vào chứng cứ buộc tội của
nhà nước độc tài đưa ra làm bằng chứng. Thì những chứng cứ đó sẽ là
bằng chứng buộc tội chính họ vi phạm quyền con người, quyền công dân
chứ không ai khác, vì các quyền đó có tính đưòng nhiên, đựoc phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới (ngoại trừ bốn nước CS còn lại)
Cũng như từ trước tới này, người ta đều biết cái quyền của kẻ cả,
của kẻ vua chúa, quan lại ngày xưa và những kẻ độc tài ngày nay. Một
khi họ nắm trong tay quyền lực, thì việc vu vạ, gán tội cho những người
chống đối họ là điều không có gì là lạ. Mới hôm nào cách đây độ dăm năm
trở vè trước thì ngay cả người Mỹ, người Pháp, người Nhật cũng bị họ
gán cho cái tội đế quốc thực dân, cái tội chủ nghĩa quân phiệt, rồi bọn
tư bản vv… và nếu có thể để bảo vệ sự sống còn của chế độ họ có thể
đánh đổi cả cái dân tộc này, cái đất nước này cho ngoại bang.
Vì sự tồn vong của chế độ họ bất chấp tất cả lương tri và lòng tự
trọng của một con người để quì mọp xuống cầu xin kẻ thù tha tội, để
được làm tay sai thái thú cho ngoại bang. Với những người không có nhân
cách như vậy thì việc làm của họ bị mọi người lên án phỉ nhổ cũng chẳng
có nghĩa lý gì. Triết lý sống của họ là gì “Đã biết điều đó là vô liêm
sỉ mà vẫn làm thì nghiễm nhiên điều đó sẽ không bị coi là vô liêm sỉ
nữa”
Với những loại người này thì chỉ có một con đưòng duy nhất là một
cuộc cách mạng của toàn dân sẽ chấm dứt quyền lực của họ trong tương
lai gần. Đó là chân lý có tính tất yếu.
Hà Nội, ngày 16/6/2009
Trác Tuân