Thứ Sáu, 2024-11-22, 5:05 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 22 » Xa lộ thông tin chỉ còn lề phải
4:59 PM
Xa lộ thông tin chỉ còn lề phải

Báo chí vô sản định hình ở Liên Xô sau Cách mạng tháng Mười. Năm 1920, trong thư gửi Emma Goldman, nữ chính trị gia Hoa Kỳ, Lenin cho tự do ngôn luận là một thiên kiến tư sản. Như vậy có thể hiểu báo chí vô sản tách ra khỏi trào lưu giành quyền tự do ngôn luận mà nhân loại đã đeo đuổi từ những năm 40 của thế kỷ 19.

Báo chí vô sản, theo Lenin, có chức năng tuyên truyền, giáo dục, cổ động và tổ chức phong trào hành động cách mạng thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng Cộng sản. Để làm tốt chức năng đó, báo chí vô sản phải theo định hướng tuyên truyền trong từng thời kỳ, do Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng chỉ đạo. Theo định hướng, tức là phải chọn sự thật nào có lợi và loại bỏ sự thật nào không có lợi cho mục đích tuyên truyền. Để làm tốt việc tuyên truyền theo định hướng, báo chí cách mạng liên tục đưa tin, bài về những điển hình người tốt việc tốt nảy sinh từ phong trào thi đua trên các mặt trận chiến đấu, lao động sản xuất, học tập rèn luyện để trở thành những con người mới vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Nội dung nói trên cho thấy mấy điều:

- Đó là nền báo chí của một xã hội khép kín. Báo chí thực chất chỉ là công cụ truyền đạt mệnh lệnh từ trên (Đảng, Chính phủ) dội xuống, không có chức năng thông tin, không chấp nhận phản biện, không tự do ngôn luận.

- Các bộ biên tập không xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, không nhằm đáp ứng quyền được thông tin của bạn đọc để chuẩn bị nội dung tờ báo. Họ căn cứ vào tiến độ tuyên truyền do cấp trên chỉ đạo để lập kế hoạch minh họa bằng các bài báo. Linh mục Nguyễn Ngọc Lan viết: “Họ chỉ chịu trách nhiệm trước… Đảng chứ không phải trước độc giả. Và chỉ quan tâm tới mục tiêu hơn là nội dung các bài báo.” (Nhật ký 1990, ngày 5- 11)

- “Không có tự do ngôn luận thì mọi truy tìm sự thật là bất khả” (Charles Bradlaugh - nhà cải cách xã hội Anh). Báo chí vô sản tước bỏ, bóp méo và bưng bít sự thật nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Do đó, lẽ ra là “công cụ tốt nhất cho việc mở mang trí tuệ con người” thì ngược lại nó là công cụ ngu dân!

Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Obama nói: “Một chính phủ lấn lướt báo chí, một chính quyền không phải đối mặt với giới truyền thông cương trực và mạnh mẽ không phải là sự lựa chọn của nước Mỹ”. Đối chiếu với câu nói đó, chúng ta thấy các nền báo chí vô sản ngược hẳn lại.

Báo chí cách mạng Việt Nam theo hình mẫu báo chí vô sản của Lenin. Do đó chúng ta cùng xét xem nó đã gây những hậu quả gì cho xã hội và người đọc?

Cách mạng và sự thật

Trong các tập nhật ký, linh mục Nguyễn Ngọc Lan nhiều lần châm bíếm các báo cách mạng cắt xén sự thật. Nhà xuất bản Tin (Paris) giới thiệu Nhật ký 1988 của ông đã đặt câu hỏi: “Cái gì làm cho chúng ta tuy cùng một tiếng mẹ đẻ nhưng không cùng một ngôn ngữ? … Cái gì làm chúng ta sợ sự thật?”

Người viết bài này luôn dằn vặt bởi câu hỏi đó.

Ở Việt Nam, để buộc cỗ xe báo chí đi đúng định hướng, có đến bốn tay lái: Lái chính là Ban Tuyên huấn Đảng, 3 lái phụ là Bộ Thông tin Truyền thông, Cục An ninh Văn hoá Bộ Công an và cơ quan chủ quản tờ báo. Để làm tốt việc tuyên truyền theo định hướng, báo chí cách mạng liên tục đưa tin những người và việc điển hình xuất hiện trong quần chúng để cổ vũ phong trào cách mạng.

Trong bài giảng về viết tin, ông Hoàng Tuấn, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam kể: Hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, khi chưa tìm ra một điển hình nông dân giỏi hưởng ứng lời kêu gọi tăng gia sản xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã cho bịa ra câu chuyện về một người nông dân gương mẫu vỡ hoang trồng khoai sắn. Không ngờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tin đó, đã hỏi địa chỉ người nông dân để tặng thưởng huy hiệu. Ông Tuấn đành phải báo cáo thật là mình cho bịa ra “điển hình” để cổ vũ phong trào.

Trong chiến tranh rất cần có những điển hình xả thân vì chiến thắng. Nhiều tên tuổi được báo chí loan truyền (theo sự hướng dẫn của các chính uỷ và Ban Tuyên huấn Đảng) đã đi vào lịch sử. Có nhiều chuyện nghe cứ lung linh như huyền thoại, nhưng không mấy ai muốn (hoặc dám) nghi vấn. Ví dụ như tại sao anh Phan Đình Giót không dùng vật gì mà lại lấy thân mình lấp lỗ châu mai?

Gần 30 năm sau chiến tranh, nhân kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Điện Biên Phủ nhà báo Lưu Trọng Văn đã hết sức công phu sưu tầm tài liệu viết một loạt bài đăng trên 5 kỳ tạp chí Kiến thức Gia đình (phụ bản báo Nông nghiệp Việt Nam) chứng minh rằng:

Không có chuyện Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai;
Không có chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo;
Cũng không có chuyện (thời chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của Mỹ) giữa trận địa pháo, Nguyễn Viết Xuân trước khi tắt thở gắng sức hô to: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!”.

Tất cả các chiến sĩ nói trên đều chiến đấu rất ngoan cường, hy sinh rất anh dũng, góp phần cho chiến thắng. Tuy nhiên trước lúc hy sinh tất cả họ đều không có ai làm cái việc mà sau này các nhà báo đã tô vẽ.

Những bài báo của Lưu Trọng Văn đăng trên một tạp chí ít người đọc nhưng đã làm cho ông Nguyễn Khoa Điềm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương tức giận phê phán gay gắt.

Cũng năm đó, Lưu Trọng Văn trích Hồi ký không tên của Lý Quý Chung, đoạn kể Dương Văn Minh chủ động đầu hàng như là thực hiện một nhiệm vụ cao cả, đăng trên Nhà báo và Công luận cuối tháng (của Hội Nhà báo Việt Nam), số kỷ niệm ngày 30 tháng 4. Báo này vừa phát hành đã bị thu hồi, (nhưng không cho đưa tin lý do bị thu hồi) và bị đình bản. Lý do thu hồi thực sự là ở thời điểm đó chưa cho phép đề cao vai trò ông Dương Văn Minh, mà đề cao sức mạnh của các quân đoàn buộc ông phải hàng phục. (Dù đã được ông Võ Văn Kiệt đọc, ông Trần Bạch Đằng viết lời giới thiệu, quyển hồi ký này vẫn buộc phải biên tập và in lại).

Mới đây, trong cuộc góp ý kiến cho một tờ báo đang sa sút, ông Xuân Cang nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động tâm sự: Ngay khi bước vào nghề làm báo ông đã dặn mình, bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải nói cho được sự thật. Nhưng rồi thực tế đã dạy ông điều còn quan trọng hơn là phải biết cách nói sự thật. Ông kể, năm 1986 ông cho đăng bài viết của ông Lê Giản, nguyên Giám đốc Nha Công an đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong bài có câu “nhà đã dột từ nóc rồi”. Vì câu đó, ông bị ban Tuyên huấn Trung ương Đảng giũa te tua. Người ta hỏi, ông không biết nói “nóc nhà” là ám chỉ Bộ Chính trị hay sao? (Thực ra nhà thơ Việt Phương là người đầu tiên có ý nghĩ này trong câu thơ “Bùn đã vấy đến chín tầng mây”. Ông đã phải trả giá bằng những năm rời khỏi bàn viết trong dinh Thủ tướng để đi lao động cải tạo tư tưởng ở nông trường). May cho ông Xuân Cang, thời điểm này vừa bắt đầu Đổi mới cho nên ông được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thông cảm cho làm bản kiểm điểm, tránh không được tái phạm. Ông Xuân Cang kết luận: “Cho đăng bài viết đó là không biết cách nói sự thật!” Người nghe lấy làm tiếc vì ông không cho biết trước cái sự thật “nhà đã dột từ nóc rồi” thì phải biết dùng cách nói nào để không bị giũa te tua? Chẳng lẽ cách tốt nhất là… cất bút?

Trong tập hồi ký của các nhà báo lão thành ở Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003 có bài “Làm báo không dễ” của nguyên Tổng Biên tập báo Người Lao Động. Sau khi đọc lại bài hồi ký của mình đã được in, ông than rằng: “Có lẽ phải viết thêm bài ‘Viết hồi ký cũng không dễ’”. Ông đã hỏi vì sao cắt bỏ và sửa lại nhiều chỗ quan trọng, người biên tập đáp: “Khi ông chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo Cao tuổi đưa bài này sang cho biên tập đã có lời răn đe: “Cậu muốn ở tù thì đăng nguyên văn bài này!” Mình phải cố cắt bỏ, sửa chữa để đăng được bài cho ông đấy!” Vậy là dù quá đau vì bài bị cắt sửa trái ý mình, ông cũng phải cám ơn người biên tập.

Bài hồi ký nói trên kể lại mấy bài báo viết những sự thật không được nhà cầm quyền bằng lòng:

Một là chuyện ông La Ngọc Toàn, chủ nhiệm hợp tác xã cơ khí Đông Tâm tham nhũng và đánh đập những xã viên dám tố cáo ông ta. Bí thư quận uỷ quận Gò Vấp đòi toà báo phải đính chính bài viết và xin lỗi ông La Ngọc Toàn với lý do: Ông Toàn hiện đang là nòng cốt trong người Hoa của quận. Cùng lúc, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TPHCM có ý kiến phê bình rằng đánh ông Toàn là vô tình đánh vào “Lá cờ đầu của ngành hợp tác xã” đang cần được cổ vũ. Tờ báo không đính chính, nhưng không thể tiếp tục phơi bày những sai trái của ông Toàn và phải để yên cho người ta giới thiệu ông ra ứng cử vào Hội đồng Nhân dân Thành phố khoá đầu tiên. Ông Toàn đắc cử với số phiếu cao, được báo Đảng ca ngợi như một nhà quản lý xuất sắc, rồi sau đó ít lâu ông ta ôm một khoản tiền lớn lặn mất tăm, để lại món nợ làm sập đổ hợp tác xã cơ khí Đồng Tâm. Những chữ “Ông chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố” trong bài hồi ký đã được sửa lại là “Có đồng chí lãnh đạo thành phố” để không ai có thể căn cứ vào thời điểm bài báo viết mà suy ra ông chủ tịch chính là đồng chí Võ Văn Kiệt đáng kính!

Chuyện thứ hai xảy ra năm 1983, báo đăng bài viết về ông Nguyễn Văn Tài, giám đốc xí nghiệp hoá màu Tân Bình phơi nắng công nhân và cắt tiêu chuẩn gạo của họ. Sau hôm báo đăng bài này, anh Tổng Biên tập lên văn phòng Thành uỷ dự họp về công tác tuyên truyền giáo dục. Vừa thấy anh bước vào, bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Linh kêu lên: “A, ông báo Công đoàn! Tại sao ông a thần phù đánh vào mô hình tiên tiến của thành phố mà không hỏi ý kiến tôi?” Tổng Biên tập đáp: “Thưa anh Mười, chúng tôi rất thận trọng khi làm việc này. Bài báo hoàn toàn chính xác khi nêu các hành vi phạm pháp của ông giám đốc Tài…” Bí thư Nguyễn Văn Linh tức giận ngắt lời: “Chao ơi, đến giờ này mà anh còn cãi rằng anh đúng sao? Anh sai về quan điểm nhìn nhận sự việc. Đồng chí giám đốc này áp dụng hình thức kỷ luật sắt theo kinh nghiệm học được từ nước bạn Cộng hoà Dân chủ Đức. Nhờ có kỷ luật sắt mà Đông Đức trở thành ‘tủ kính’ của phe xã hội chủ nghĩa, đối điện vững vàng trước Tây Đức tư bản. Quần chúng bao giờ cũng có ba loại: tiên tiến, trung bình và lạc hậu. Người cộng sản phải biết nắm lấy quần chúng tiên tiến, thúc đẩy phong trào, lôi kéo những người trung bình và giáo dục, kỷ luật những người lạc hậu. Các anh nhân danh bảo vệ người lao động, nhưng thực ra là theo đuôi quần chúng lạc hậu. Cái đó Lenin gọi là chủ nghĩa công đoàn, không phải quan điểm đúng đắn của người cộng sản!” Ông đã muốn ngưng lời, nhưng thấy anh Tổng Biên tập có vẻ cương, chưa chịu ngồi xuống, hình như đang chờ ông dứt lời để tranh cãi. Ông cáu kỉnh hét lên: “Đồng chí ngồi xuống đi chứ!” Anh Tổng Biên tập lưỡng lự rồi miễn cưỡng ngồi xuống vì mọi người đang chờ bắt đầu cuộc họp với nội dung khác. Hôm sau, anh bàn với Công đoàn Thành phố kiến nghị tổ chức thanh tra xí nghiêp hoá màu Tân Bình. Đoàn thanh tra cố kéo dài thời gian, cuối cùng lựa chiều kết luận theo ý của bí thư Thành uỷ, dành cả hai trang phê phán các nhà báo quá non nớt về chính trị đã “đánh” một ông giám đốc có những biện pháp quản lý tiên tiến nhất thành phố! Anh Tổng Biên tập buộc lòng phải tung một tin do anh em công nhân cung cấp. Đó là chuyện bà vợ ông bí thư Thành uỷ gửi tiền vào xí nghiệp hoá màu Tân Bình với lãi suất cao và hằng tháng dùng xe của bí thư Thành uỷ đến lĩnh tiền lãi. Tuy sự việc không phải là “tiêu cực”, nhưng anh em công nhân nghi vấn: Có phải vì mối quan hệ này mà bà nói tốt cho giám đốc xí nghiệp hoá màu Tân Bình? Rồi ông bí thư tin vợ hơn tin nhà báo? Khi biết nguồn tin ngoài luồng này, ông Linh rất tức giận nhưng đã hành xử đúng đắn: Ông tuyên bố trước Ban Thường vụ Thành uỷ xin rút khỏi trách nhiệm chỉ đạo việc thanh tra xí nghiệp hoá màu Tân Bình và trao việc này lại cho ông Phan Minh Tánh, phó bí thư Thành uỷ. Dưới sự chỉ đạo của ông Phan Minh Tánh, hai tháng sau đoàn thanh tra công bố bản kết luận chính thức ngược hẳn với bản dự thảo của họ trước kia: “Giám đốc xí nghiệp hoá màu Tân Bình đã vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, không đủ tư cách tiếp tục giữ cương vị lãnh đạo”.

Mặc dù ông Nguyễn Văn Linh qua đời đã lâu, nhưng bài hồi ký về vụ hoá màu Tân Bình không được phép nêu rõ tên ông (người biên tập đã sửa lại thành “một đồng chí lãnh đạo Thành uỷ”) và những chữ “tức giận”, “cáu kỉnh”, “hét lên” không thích hợp với ngôn ngữ của một đồng chí mà chỉ ít lâu sau đã trở thành “Tổng Bí thư Đổi mới”. Người biên tập đã chịu khó thay cho ông những từ ngữ có “văn hoá lãnh đạo” như: “nhẹ nhàng hỏi”, “tỏ vẻ không bằng lòng”… Ngay những lời thuyết giảng rất hùng hồn của ông về quan điểm cộng sản khác với chủ nghĩa công đoàn cũng phải cắt bỏ, bởi vì đồng chí ấy không thể nói nhầm!

Nói về tác hại của việc kiểm duyệt, cắt xén sự thật, nhà văn Nga vĩ đại A. Solzhenitsyn đã viết: “Đây không chỉ đơn thuần là bóp nghẹt tự do mà là sự gắn xi vào trái tim dân tộc đó, xoá bỏ ký ức của dân tộc đó”. Vì vậy rất cần phục hồi những bài viết đã bị kiểm duyệt cắt bỏ, nếu còn có thể tìm lại.

Một lần, tôi đem vấn đề “báo chí cách mạng và sự thật” bàn với ông Trương Tịnh Đức, nguyên uỷ viên Ban Biên tập Đài Phát thanh Giải phóng và là giảng viên Trường Báo chí Giải phóng. Ông Trương Tịnh Đức kể: Sau Mậu Thân 1968, các cơ quan lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng miền Nam không còn đất để trú đóng an toàn đã phải kéo sang ở nhờ đất nước bạn Campuchia. Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam đã có sáng kiến chỉ đạo Đài Phát thanh Giải phóng soạn bài tường thuật về một cuộc hội nghị đã được tổ chức rất hoành tráng ở giữa vùng giải phóng miền Nam. Lúc ấy ông Trương Tịnh Đức tỏ ý băn khoăn làm như vậy là vi phạm quá nghiêm trọng tính chân thật của báo chí. Ông Võ Nhân Lý, giám đốc Thông tấn xã Giải phóng thuyết phục: “Ông đừng quá trung thành với lý thuyết. Trong hoàn cảnh chiến tranh chúng ta phải đặt lợi ích của cách mạng lên trên tính chân thật ông ạ. Báo chí cũng là một mặt trận mà!”

Dù ở hoàn cảnh nào, khi đã một lần đặt lợi ích lên trên sự thật thì từ đây các lợi ích sẽ có nhiều lý do để đòi phải tiếp tục được đặt lên trên sự thật. Đầu tháng 6/2009, trong cuộc hội nghị về “Định hướng thông tin”, ông Đặng Khắc Thắng, phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Nghệ An đã cho rằng: “Bảo định hướng thông tin phù hợp với lợi ích xã hội, thật ra là phù hợp với ý kiến của lãnh đạo chứ không hẳn phù hợp với lợi ích của nhân dân!” Cứ xem cách chỉ đạo thông tin về Dự án Bauxite, vấn đề mà cả nước đang quan tâm hiện nay thì quả đúng như phát biểu của ông Thắng. Báo chí lề phải chỉ đăng ý kiến của những người hùa theo Bộ Chính trị, tất cả những phản biện không báo nào đăng. Tệ hại hơn, có hai bài báo (của Xuân Quang đăng trên Nhân Dân và Hà Văn Thịnh trên Lao Động) răn đe những trí thức ký kiến nghị ngừng Dự án.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc có hai câu chua xót về tình trạng này:

“Khí trời mỗi ngày ta thở,
Bị ô nhiễm bởi bao lời dối trá!”

Báo chí nói tiếng nói của ai?

“Báo chí là công cụ của Đảng!” Nguyên lý đó những người làm báo Việt Nam đều phải thuộc nằm lòng. Sau Đổi mới, ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có sáng kiến quan trọng thêm cho báo chí Việt Nam mệnh đề thứ hai: “Là diễn đàn của quần chúng”. Một vài cán bộ báo chí quá say sưa với Đổi mới cứ tưởng cái “diễn đàn” của ông Linh đã hoàn toàn chấp nhận tự do tư tưởng, nhà báo có thể phản biện mọi chính sách đã ban hành. Nhầm lẫn đó khiến không ít người phải trả giá.

Trong cuộc hội nghị “quán triệt nghị quyết Hội nghị Trung ương” (khoá 6) ở buổỉ thảo luận tổ, ông Bùi Tín, khi đó là phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân kể, ông rất khó trả lời khi các đồng nghiệp phương Tây hỏi vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa nguyên? Ông Bùi Tín cho rằng Đảng nên chấp nhận đa nguyên để thực hiện dân chủ. Theo ông, thực tế Việt Nam đã có những yếu tố đa nguyên: Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội hợp tác với nhau rất tốt đẹp; Mặt trận Tổ quốc gồm nhiều đoàn thể có những tiếng nói khác nhau; Các tờ báo của mọi giới, mọi từng lớp thể hiện những mong muốn rất đa dạng… Ông Bùi Tín nói dài hơn 30 phút, được toàn tổ gồm những tổng biên tập báo, đài phát thanh, đài truyền hình lắng nghe. Tổ trưởng tổ này là ông Thái Ninh, Phó trưởng ban Tuyên huấn Trung ương không ngắt lời mà có vẻ khuyến khích ông Bùi Tín. Không ai ngờ trong buổi tổng kết hội nghị, ông Đào Duy Tùng, uỷ viên Bộ Chính trị, phụ trách cả khối Tuyên huấn, Báo chí, Văn nghệ đã cao giọng phê phán: “Thật đáng chê trách là tại cuộc họp gồm toàn cán bộ cốt cán của Đảng mà lại có một đồng chí nồng nhiệt cổ vũ thực hiện đa nguyên! Đồng chí đó không biết rằng đa nguyên là hình thức dân chủ mị dân của chủ nghĩa tư bản. Đòi đa nguyên được, rồi sẽ đòi đa đảng!”

Hôm đó ông Bùi Tín ngồi ở hàng ghế gần cuối hội trường, rất ít người nhìn thấy ông hai tay chống cằm, mặt cúi gằm, mớ tóc dài rũ xuống hai vai, không biết ông đang bực tức hay ngượng ngùng, nhưng vẻ thiểu não thì lộ rõ.

Ít lâu sau, nhân có cơ hội đi công tác sang Pháp, ông Bùi Tín đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm của mình trong bài trả lời đài BBC Việt ngữ. Thật ra, trước đó ở trong nước đã có nhiều người từng nói những điều ông Bùi Tín nêu ra (như các ông Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Hộ, Phan Đình Diệu…) Phải chi ông Bùi Tín tiếp tục nói ở trong nước, dù lời lẽ có nhẹ hơn đôi chút, vẫn dễ được đồng bào lắng nghe hơn.

Năm 1989, nhân dịp đi công tác ở Bắc Triều Tiên, bà Kim Hạnh Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ đã viết một bài bút ký miêu tả rất sinh động tệ sùng bái cá nhân ở đất nước này đối với lãnh tụ Kim Nhật Thành. Tờ Tuổi Trẻ đăng bài bút ký của bà vừa phát hành thì Bắc Triều Tiên lập tức gửi công hàm phản đối Việt Nam bôi nhọ lãnh tụ và nhân dân họ.

Cuối năm đó, trong cuộc hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động báo chí do ông Đào Duy Tùng chủ trì, chuyện phản ứng của Bắc Triều Tiên được đem ra mổ xẻ. Ông Hà Xuân Trường, uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản xin hiến kế. Ông Trường cho rằng sở dĩ Bắc Triều Tiên có cớ phản ứng bài báo của Kim Hạnh là do cơ chế quản lý báo chí của Đảng ta: “Báo là công cụ của Đảng, báo nói tiếng nói của Đảng”. Để tránh bị phản ứng kiểu này, Đảng nên thay đổi cơ chế quản lý báo chí: Đảng lãnh đạo báo chí, nhưng mỗi tờ báo có tiếng nói riêng của mình, chứ không phải chỉ nói tiếng nói của Đảng”…. Hình như ông Trường chưa nói hết ý mình nhưng tiếng đập bàn khá mạnh của ông Tùng đã cắt ngang lời ông. Ông Tùng với vẻ mặt giận dữ cố nén, gằn từng tiếng: “Đồng chí phụ trách cơ quan lý luận của Đảng, chẳng lẽ đồng chí quên rằng báo chí là công cụ của Đảng là một vấn đề có tính nguyên tắc? Tôi xin nhắc lại cho tất cả các đồng chí phải ghi nhớ: Báo chí là công cụ của Đảng, nói tiếng nói của Đảng! Nguyên tắc đó là bất di bất dịch, không bao giờ được phép thay đổi, không có đổi mới ở chỗ này!” Ông Hà Xuân Trường đỏ bừng mặt, im lặng. Ông Đào Duy Tùng hạ giọng: “Vấn đề của chúng ta là phải chọn những người có trình độ chính trị vững vàng làm tổng biên tập để không phạm phải những lỗi quá ấu trĩ”.

Ông Hà Xuân Trường im lặng suốt buổi họp còn lại. Trước đây, ông Trường đã một lần bị hụt chân khi cùng với các ông Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Nguyễn Kiến Giang… tán thành quan điểm “xét lại hiện đại” của Tổng Bí thư Khruchchev. Tất cả các ông kia đều phải vô tù, chỉ ông Trường mau mắn xin sám hối cho nên được thăng quan tiến chức.

Lần này, đảng không bỏ qua cho ông. Đại hội Đảng khoá 7, mặc dù ông hãy còn trẻ, khỏe hơn nhiều người khác, nhưng đã không được đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương và phải trao lại chiếc ghế Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản cho ông Hà Đăng, dù ông này không có nhiều lý luận bằng ông.

Bà Kim Hạnh lại phạm một lỗi mới không thể tha thứ, đó là đưa lên Tuổi Trẻ một tin rất cũ: Bác Hồ đã từng có vợ! Toàn thế giới đã biết chuyện này, nhưng người Việt Nam chưa được phép biết. Lần này bà bị cấm làm báo vô thời hạn! Nhưng thật đáng khen bà đã có sáng kiến đẻ ra tờ Sài Gòn Tiếp Thị bằng cách nhẫn nại âm thầm đứng sau lưng một người khác.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội 6 Đổi mới của Đảng, Quốc hội Việt Nam xây dựng Luật Báo chí. Tại cuộc họp này, giáo sư Lý Chánh Trung, một cây bút báo chí nổi tiếng trước 1975 (với những bài viết chống Mỹ và chính quyền VNCH, đặc biệt có bài viết ca tụng Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc vĩ nhân khi cụ từ trần) đề nghị cho xuất bản báo chí tư nhân, đúng tinh thần của Hiến pháp và phù hợp với xu thế mở rộng dân chủ, hội nhập. Có lẽ giáo sư không thể ngờ vấn đề ông đặt ra lại gây bực tức cho các nhà lãnh đạo của Đảng đối với ông, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Người chống lại ông mạnh mẽ nhất không phải các đại biểu là đảng viên mà là bà luật sư Ngô Bá Thành, người đồng đội quả cảm của ông ở nội thành Sài Gòn ngày nào. Cũng khoảng thời gian này, với tư cách Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật, giáo sư Trung tổ chức cho nhà văn trẻ Dương Thu Hương nói về quyển tiểu thuyết Những Thiên Đường Mù đang gây xôn xao dư luận bởi động tới một đề tài cấm kỵ trước Đổi mới. Ông đã không ngờ, quyển sách này bị coi là vượt xa ranh giới Đổi mới, một quyển sách chống Đảng! Giọt nước tràn ly. Giáo sư không được Mặt trận Tổ quốc đề cử vào danh sách Quốc hội khoá kế tiếp. Tệ hại hơn, đây đó râm ran rằng lợi dụng tình hình Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, một số phần tử thuộc lực lượng thứ 3 đang âm mưu diễn biến hoà bình, cụ thể là giáo sư Lý Chánh Trung tạo diễn đàn cho nhà văn phản động Dương Thu Hương chửi Đảng, rồi dùng diễn đàn Quốc hội đòi cho ra báo tư nhân. Tại cuộc họp cán bộ cao cấp quân đội ở Hội trường Quân khu 7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh đến nói toẹt câu chuyện trên nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cho các sĩ quan. Ông Bộ trưởng đang hùng hồn thì bất ngờ một sĩ quan trẻ đập bàn hét lớn: “Nói láo!” rồi đứng lên rời khỏi hội trường. Lập tức cảnh vệ đuổi theo đưa anh gặp đại tá phó Hiệu trưởng. Đó là đại úy Lý Tiến Dũng, quân nhân có quân hàm thấp nhất cuộc họp, vừa mới từ chiến trường chống bọn diệt chủng Pol Pot trở về. Trả lời ông đại tá, Lý Tiến Dũng nói: “Nếu ban nãy ngồi đối diện với ông ấy, tôi đã cho một cái tát! Bởi vì tôi không thể ngồi nghe kẻ nào chửi cha mình!”. Sau đó, anh cởi áo lính, đi tập viết báo. Hơn 10 năm sau, anh trở thành một cây bút chính luận sắc bén, rồi trở thành Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết và nổi tiếng vì dám quyết định đăng thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu không phá bỏ Hội trường Ba Đình, sau khi đã có lệnh cấm của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (Có 9 tờ báo không dám đăng lá thư này.) Anh bị bãi chức Tổng Biên tập bởi đi không đúng “lề phải” của ông Lê Doãn Hợp, lại còn viết bài xài xể phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Hồng Vinh là người thiếu năng lực và không có tư cách. (Hồng Vinh cũng là người không cho báo Quốc Tế của Bộ Ngoại giao đăng bài của ông Võ Văn Kiệt. Ông Kiệt chất vấn, nhưng không được Trưởng ban Tuyên huấn Nguyễn Khoa Điềm trả lời).

Trong cuộc họp Hội đồng Nhân quyền năm 2009, nhiều quốc gia yêu cầu Việt Nam cho xuất bản báo chí tư nhân, đã bị Việt Nam bác bỏ. Thật ra, dù cho ra báo chí tư nhân mà vẫn phải chịu sự chỉ đạo của Ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản thì cũng không thực sự có tự do báo chí, không thoát khỏi chiếc “kim cô” công cụ. Những năm vận hành của tờ Tin Sáng sau 1975 đã chứng minh điều ấy. Tin Sáng không phải là tờ báo được thông tin tự do, bởi thường xuyên phải nhận chỉ thị “định hướng”. Thế mà Đảng vẫn không yên tâm, vẫn buộc nó sớm “hoàn thành nhiệm vụ dẹp tiệm” .

Nhà báo là chiến sĩ

Nhà báo được Đảng Cộng sản vinh danh là “những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng”. Vinh dự này khiến cho nhiều người không tích cực trau giồi nghề nghiệp mà chỉ cố nâng cao lập trường tư tưởng. Cứ đọc lại báo chí Việt Nam hồi Cải cách Ruộng đất và chống Nhân văn - Giai phẩm sẽ thấy các chiến sĩ xung kích đã bóp méo sự thật, vu khống trắng trợn như thế nào để biến hằng ngàn người dân vô tội trở thành bọn cường hào gian ác, biến ông Nguyễn Hữu Đang, nhà yêu nước lão thành (người thiết kế và chỉ đạo thi công lễ đài Ba Đình cho kịp buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945), nhà báo, học giả Phan Khôi, nhà báo, nhà văn Thụy An… trở thành những tên gián điệp nguy hiểm!

Những cây bút không “xung kích” theo đúng mục tiêu của Ban Tuyên huấn Đảng đều bị loại bỏ từng thời kỳ. Sau giải phóng miền Bắc, nhà báo Hiền Nhân và nhiều cây bút cũ của Hà Nội phải cất bút. Sau khi báo Tin Sáng “hoàn thành nhiệm vụ dẹp tiệm”, đội ngũ này được phân loại, chỉ cho một số ít người được tiếp tục làm báo. Chủ nhiệm Ngô Công Đức, Tổng Biên tập Hồ Ngọc Nhuận được mời một cách lịch sự đi làm công việc khác. Ông Nhuận được làm Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TPHCM, nghe có vẻ sang trọng nhưng là để vô hiệu hoá cây bút báo chí sắc bén và trung thực này. Nhiều cán bộ báo chí từ trước năm 1975 của “phong trào sinh viên, học sinh đấu tranh...” nhưng trong quá trình làm việc tỏ ra không tuân thủ sự chỉ đạo của Tuyên huấn Đảng cũng bị loại khỏi “đội ngũ xung kich” như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi… Tổng Biên tập Nguyên Ngọc, vị đại tá, nhà văn, vì viết bản Đề dẫn đòi mở rộng tự do sáng tác và cho đăng Nguyễn Huy Thiệp phơi bày ung bướu trong cơ thể “xã hội chủ nghĩa tốt đẹp”, phải bị bãi chức. Chỉ vì bênh vực ông Nguyên Ngọc, nhà thơ kiêm nhà báo Bùi Minh Quốc đã bị khai trừ khỏi Đảng và… treo bút.

Năm 1994, làng báo Việt Nam xảy ra chuyện ầm ĩ ở báo Lao Động. Bốn cán bộ cốt cán của báo là Tổng thư ký toà soạn Lý Quý Chung, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Trần Trọng Thức, Chánh văn phòng Nguyễn Hữu Tính, cây bút phiếm luận Ba Thợ Tiện (tức nhà thơ Hoàng Thoại Châu) đề nghị Tổng Biên tập chọn giữa bốn người họ, hoặc ông Hồng Đăng Phó Tổng biên tập, vì ông này hách dịch tới mức anh em không chịu nổi. Hồng Đăng phản công lại bằng cách bắn tin với Tổng cục 2 (Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng) rằng ở báo Lao Động có một nhóm âm mưu thực hiện “diễn biến hoà bình” mà người cầm đầu là Lý Quý Chung, nguyên Tổng trưởng Bộ Thông tin chính phủ Dương Văn Minh. Nhóm này được Tổng Biên tập báo Lao Động bao che. Ở thời điểm Liên Xô và Đông Âu vừa sụp đổ, lời vu cáo này đã làm Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lo sợ, vội vàng họp ngay và có quyết định phải tìm mọi cách vô hiệu hoá âm mưu này! Bộ Chính trị cho rằng Tổng Biên tập báo này có 4 khuyết điểm:

1. Đưa vào cơ quan báo nhiều người không đảm bảo an ninh chinh trị: Lý Quý Chung - Bộ trưởng chế độ cũ, Trần Trọng Thức - nhà báo cũ, họa sĩ Chóe ở tù cải tạo hơn 10 năm, nhà thơ Hoàng Hưng ở tù 3 năm… [1]

2. Những năm qua, Lao Động có nhiều loạt bài đã làm cho Bộ Chính trị lo lắng, như trong một tháng mà báo này phê bình đến 4 ông bộ trưởng. Một chính phủ có 4 bộ trưởng bị bêu xấu thì làm sao còn uy tín trước nhân dân và nước ngoài?

3. Là tờ báo trung ương, tại sao Ban thư ký toà soạn của báo lại đặt ở Sài Gòn? Đây là vi phạm nguyên tắc rất nghiêm trọng. [3]

4. Cuối cùng là tình trạng mất đoàn kết. Bộ Chính trị cho rằng phải thay Tổng Biên tập và chuyển những người có “nghi vấn chính trị” làm công tác khác.

Sau một thời gian xem xét, ông Nguyễn Văn Tư, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động đã kết luận một cách đúng đắn và dũng cảm rằng “không có âm mưu chính trị, chỉ có mất đoàn kết”. Tuy vậy, để yên lòng cấp trên, ông Võ Tự Thành Vụ trưởng Vụ Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng đã bỏ ra một buổi sáng cố thuyết phục Tổng Biên tập báo Lao Động: Có thể dùng Lý Quý Chung làm công việc của Tổng thư ký toà soạn, nhưng nên đổi chức danh là trợ lý của Tổng Biên tập. Bởi vì Lý Quý Chung có lý lịch như thế, không thể được phép giữ chức danh Tổng thư ký toà soạn. Tổng Biên tập báo Lao Động kiên quyết bác ý kiến đó với lý do: “Làm như vậy là lừa dối cấp trên và làm nhục một trí thức từ chế độ cũ đến với cách mạng. Tại sao không coi trọng việc làm thực sự mà lại coi trọng cái danh nghĩa?” [4].

Để tỏ ra nghiêm túc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Tổng Liên đoàn Lao động quyết định kỷ luật Tổng Biên tập báo Lao Động với hình thức cho về hưu.. Một số nhà báo đồng loạt phản ứng quyết định trên. Bắt đầu là Tổng thư ký toà soạn Lý Quý Chung đưa đơn thôi việc [5]. Tiếp theo Lý Quý Chung là Trần Trọng Thức, họa sĩ Chóe, Ba Thợ Tiện, Lưu Trọng Văn [5], tiếp theo là Đinh Quang Hùng, Nguyễn Trung Dân, Lê Xuân Tiến…

Đây là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản coi đây thực sự là một vụ phản ứng tập thể có tính chất chính trị rất nghiêm trọng cần phải phê phán, ngăn ngừa.

Có những người đã được coi là đạt tiêu chuẩn làm báo, nhưng sau đó vì có quan hệ với người không được tin cậy thì cũng phải bị loại. Ông Nguyễn Ngọc Lan không cùng quan điểm với Đảng về vụ Phong thánh tử vì Đạo thì vợ ông, bà Thanh Vân, dù đang là cây bút đắc lực của tờ Tin Quận 5 cũng phải bị sa thải. Trong Nhật ký 1990-1991, Nguyễn Ngọc Lan viết theo lời chị Thanh Vân: Chỗ làm vẫn cần, nhưng có quyết định cho nghỉ việc của Uỷ ban Nhân dân quận và Quận uỷ. Tru di tam tộc đó mà. Ông trưởng phòng và bà phó phòng đùn đẩy nhau việc đưa tờ quyết định nghỉ việc cho Thanh Vân, vì thấy nó kỳ cục quá, không mở miệng được. Các bạn đông nghiệp thì được một bữa khóc…

Ông Trần Trọng Thức nhiều năm là giáo viên thỉnh giảng của Đại học Báo chí TP Sài Gòn, nhận xét nội dung đào tạo người làm báo như sau: Chương trình đại học báo chí không coi trọng đúng mức phần nghiệp vụ báo chí. Trong 194 đơn vị học trình, chỉ có 30 đơn vị học trình cho các môn tác nghiệp báo chí. Các thể loại thông tấn chỉ có 4 đơn vị học trình, bằng số học trình của các môn văn học Nga, văn học Trung Quốc… Chính vì phải đào tạo “Nhà báo là chiến sĩ sắc bén về tư tưởng”, cho nên các học phần về triết học, chính trị Mác-Lê được đặt cao hơn các bài học về nghiệp vụ. Học viên báo chí được tuyển với tiêu chuẩn chính trị (lý lịch gia đình, quan điểm lập trường), cao hơn nghề nghiệp, cho nên có 50% học viên không có năng khiếu làm báo, có 20% số người tốt nghiệp đại học báo chí không viết được bài.

Từ sau 30/4/1975, báo chí cách mạng có gì mới?

Xin nói rằng: Có! Báo chí miền Bắc trước 1975 là hoá thân của loại truyền đơn tuyên truyền. Những sự kiện lớn như Đại hội Đảng, Kỳ họp Quốc hội… các báo chỉ được phép đăng lại đúng bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.

Điều đặc biệt mới mẻ sau 1975 là sự có mặt của tờ nhật báo Tin Sáng và tạp chí Đứng Dậy. Mặc dù cũng phải lựa lời mà nói theo cái khuôn của Ban Tuyên huấn Đảng đưa ra, Tin Sáng có cách viết mới mẻ gần với sự thật hơn những đứa con ruột của Đảng. Cây bút trào lộng Xích Điểu thích làm cộng tác viên cho Tin Sáng hơn là viết báo Giải Phóng mà ông là Phó Tổng biên tập (với tên cúng cơm Trần Minh Tước, nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí Việt Nam). Đến nỗi ông Nguyễn Thành Lê, Tổng Biên tập báo Giải Phóng đã khiển trách ông mê viết cho Tin Sáng hơn viết báo nhà. Có lần tôi tò mò hỏi thì được ông Xích Điểu trả lời rất đơn giản là: “Họ biết trân trọng bài viết có nghề, còn lãnh đạo của ta thì chuộng cái chính trị sống sít! Họ trả nhuận bút cũng đúng với chất xám mình bỏ ra, còn lãnh đạo báo ta thì chỉ khen chê suông!”

Đương nhiên tờ Tin Sáng có số phát hành cao hơn báo Đảng. Đó là điều chế độ không thể chấp nhận.

Sau khi Tin Sáng “hoàn thành nhiệm vụ” và dẹp tiệm, Ban Tuyên huấn của Đảng sàng lọc những người ít gai góc, đưa về tăng cường cho hai tờ báo Sài Gòn Giải PhóngTuổi Trẻ. Nhóm về Tuổi Trẻ nhanh chóng biến tờ báo này từ một tờ “nội san của Thành đoàn” trở thành một tờ báo thông tin đa dạng, sinh động. Sở dĩ nhóm này làm được điều đó là do có hai nhà báo giỏi là Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức. Nguyên nhân thứ hai không kém quan trọng là ông Tổng Biên tập Võ Như Lanh (vào nghề từ việc làm nội san của phong trào sinh viên, học sinh đấu tranh....) đã mạnh dạn giao việc cho các anh có nghề. Trái lại, bên báo Sài Gòn Giải Phóng, Tổng Biên tập vốn là Tổng Giám đốc Thông tấn xã Giải Phóng, đương nhiệm phó trưởng ban thứ nhất Ban Tuyên huấn Thành uỷ, người từng có lý thuyết “lợi ích cách mạng cao hơn sự thật”, đâu có thể để cho các nhà báo chế độ cũ dạy mình phải làm báo như thế nào!

Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức mời nhà báo Thép Mới cùng thảo luận tìm cho Tuổi Trẻ phương châm phát triển gồm 3 từ: Đỏ, Trẻ, Sài Gòn. Tờ Tuổi Trẻ không lâu sau đã được bạn đọc vồ vập. Ban đầu bạn đọc của nó là sinh viên, học sinh, người lao động, dần dần nó giành cả bạn đọc là cán bộ, đảng viên của báo Đảng, khiến báo chí cả nước nhìn vào nó để học hỏi đổi mới nội dung và hình thức. Tuy vậy những “ông thầy” ở đây đã không được quý trọng. Chị Kim Hạnh, Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ (sau đó là ông Võ Như Lanh), đã từng thổ lộ: Quản lý các anh này luôn bị trên đe dưới búa. Cấp trên thì lo ngại dò xét, còn các anh thì hay đấu tranh khi có những bài bị gác không thoả đáng. Cuối cùng số đông trong Ban biên tập muốn toà báo khỏi bị soi mói vì sự có mặt của các nhà báo chế độ cũ. Thế là xảy ra cuộc “di cư” của hai ông thầy Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức và kéo theo họ có bảy học trò từ Tuổi Trẻ xin sang Lao Động, đưa tới sự ra đời báo Lao Động Chủ Nhật năm 1990 nổi tiếng một thời. Trước đó, báo Lao Động chỉ bán cho các tổ chức công đoàn mua bằng tiền “kinh phí”. Sau khi nhóm anh em này về, nhiều cây bút xuất sắc cũng kéo nhau về, biến Lao Động trở thành tờ báo mạnh nhất của báo chí cấp trung ương ở Việt Nam, tấm gương đổi mới cho báo chí cả nước. Tiếc thay nó bị nghiêng đổ bởi một lý do không đâu như đã kể ở trên.

Hai người góp phần to lớn đổi mới báo chí cách mạng Việt Nam là Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức không được ghi nhận.. Ngay ở Tuổi Trẻ những ngày kỷ niệm thành lập báo cũng không ai đánh giá đúng công lao của họ.

Tuy nhiên, khi tự do báo chí chỉ là hình thức thì những cố gắng đổi mới thật ra cũng chỉ là hình thức, không có mấy thực chất. Cái được nổi bật nhất trong những năm đầu đổi mới là đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu. Tuy nhiên quan liêu, tham nhũng không hề yếu đi mà càng ngày càng mạnh lên. Sau năm 2000, báo chí lép vế dần trước tham nhũng, cho tới khi xảy ra sự kiện hai nhà báo chống tham nhũng bị bắt, bị xử tù thì thế thượng phong của báo chí chống tham nhũng đã chấm hết.

Qua 20 năm đổi mới, báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước hiện trạng bi kịch sau đây:

1. “Báo chí công cụ” đã làm cho những người làm báo Việt Nam càng ngày càng thụ động, không có suy nghĩ độc lập, thui chột năng lực sáng tạo. Người viết xã luận thì nhai đi nhai lại nghị quyết, bài năm nay na ná bài năm ngoái. Người viết điều tra thì chỉ dựa vào kết luận của cơ quan công an. Một lớp nhà báo thiếu lòng yêu nghề chỉ hám chức tước, bổng lộc. Miệng thì nói phục vụ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thực bụng là nhằm mục tiêu trở thành những ông “quan báo”.

Trong tình trạng đạo đức băng hoại, có không ít nhà báo móc ngoặc làm tiền, trở thành giàu có một cách phi pháp.

Từ chỗ chỉ làm công cụ của Đảng, báo chí bắt đầu làm công cụ cho các “đại gia”, bị họ sai khiến và khinh rẻ. Một phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã bị con rể bà Tư Hường (một đại gia và là bạn của nhiều nhân vật lãnh đạo cao nhất nước) tát giữa tiệc chiêu đãi mừng thành công cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Đinh Thế Huynh có công văn yêu cầu phải làm rõ, xử lý nghiêm vụ này trước pháp luật để bảo vệ nhà báo. Nhưng vụ việc đến nay hơn một năm đã lặng lẽ chìm xuồng.

2. Hội nhập quốc tế sâu rộng, bị tấm gương của nhiều nền báo chí tự do tương phản làm cho báo chí Việt Nam lộ rõ sự lạc hậu rất tệ hại trước trào lưu dân chủ, nhân quyền. Một đất nước có hơn 700 tờ báo mà luôn luôn bị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là không có tự do báo chí. Hiện có gần trăm tờ báo của các Đảng bộ tỉnh, thành phố in ra đem phát không, rồi đem bán ve chai. Nhà báo cộng sản lão thành, ông Nguyễn Văn Trấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng đã phải kêu lên trong quyển sách ông viết có tựa đề Gửi Mẹ và Quốc hội: Xin cho được tự do báo chí bằng với thời đô hộ của thực dân Pháp!

3. Tự do kinh tế đã tạo ra lớp doanh nhân đỏ đông đảo. Càng ngày càng có nhiều con em của người có tiền được gửi đi du học ở các nước tiên tiến. Xã hội Việt Nam đang hình thành một từng lớp trí thức trung lưu có yêu cầu cao về quyền được thông tin kịp thời, chính xác, đa dạng. Lớp người này phải tìm đến các nguồn thông tin của báo, đài nước ngoài, các tờ báo mạng, các blog. Họ sẽ là lực lượng ngày càng lớn mạnh đòi hỏi một nền báo chí tự do. Trong bài viết “Vì sao đạo đức băng hoại“, tôi cho rằng đạo đức cách mạng xung khắc với Đổi mới. Nay lại xin nói: Báo chí cách mạng cũng xung khắc với Đổi mới!

4. Để thoát khỏi sự kềm kẹp tự do báo chí, một phong trào viết blog xuất hiện. Có địa chỉ blog được đông đảo người đọc tin cậy tìm đọc như Blog Osin của nhà báo Huy Đức. Một luồng gió tự do từ các blogger đang thổi bùng lòng khát khao quyền được thông tin của nhân dân từ lâu bị bưng bít, khiến cho nổi bức xúc căng lên. “Đây chính là một thứ quyền lực thứ năm” (Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng).

"Hoàn toàn có tự do, nếu đi đúng lề đường bên phải !"

Nói như vậy không khác nào bảo hãy vào nhà giam đi, ở trong đó sẽ tha hồ mà tự do!

Có lẽ, trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, báo chí là một ngành vận hành theo chiều ngược, tức là càng ngày càng bị siết lại.

Giữa năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng truyền đạt ý kiến Bộ Chính trị, gồm mấy ý lớn sau đây:

- Kiên quyết không để tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức và không để tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước.

- Kiên quyết đình chỉ các cơ quan báo chí không chấp hành đúng pháp luật, không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của đảng.

- Việc xem xét xử lý sai phạm của các cơ quan báo chí phải đươc thực hiện đồng bộ giữa xử lý kỷ luật về chính quyền đi đôi với xử lý kỷ luật về Đảng, xử lý người trực tiếp có sai phạm gắn với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và người có liên quan.

Từ tư tưởng chỉ đạo ấy mà có sự lựa chọn Bộ trưởng. Ông Lê Doãn Hợp là mẫu người thích hợp. Ông này ăn nói thô bạo không cần giữ ý: “Tổng biên tập là người của Bộ Thông tin và Truyền thông sau này cắm ở từng tờ báo”. (Nhà thơ Hoàng Hưng gọi đây là dòng “ý nghĩ đen”). Ông tuyên bố sẽ quản lý chặt cả báo mạng và các blog cá nhân. Là người chỉ huy đạo quân chữ nghĩa của một đất nước ngàn năm văn hiến, nhưng ông ăn nói không cần chọn từ ngữ chuẩn xác, cứ nói văng mạng như một kẻ vô học. Trong cuộc “giao lưu trực tuyến với nhân dân”, ông Bộ trưởng đã giải thích quản lý báo chí là: “Quản một cách có lý, bao gồm cả đạo lý và nguyên lý. Đạo lý là ủng hộ người tốt (biết ủng hộ đảng), răn đe người không tốt (chống đảng). Nguyên lý là tạo hành lang (lề phải) cho người ta hành động”.

Nhiều ý kiến trên mạng cho rằng ông nói nghe buồn cười. Nhà báo Thuận Lý có bài viết trên báo Lao Động Cuối Tuần góp ý với ông rằng câu nói ấy nghe giống như dạy cho học sinh cấp 1!

Sự “quản lý” của ông Hợp theo tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị đã làm cho báo chí cách mạng Việt Nam mấy năm qua có nhiều biểu hiện không bình thường.

- Vụ báo chí Nhật Bản đưa tin Công ty PCI của họ hối lộ quan chức Việt Nam Huỳnh Ngọc Sĩ, sau mấy tuần lễ, báo chí Việt Nam vẫn im như thóc không dám đưa tin vì chưa có lệnh Tuyên huấn! Bạn đọc châm biếm hỏi: “Phải chăng công khai sự thật tức là đi ra ngoài hành lang của ông Lê Doãn Hợp?”

- Vụ khởi tố nữ phóng viên Lan Anh của báo Tuổi Trẻ là mở đầu đánh vào nhà báo chống tiêu cực, đối tượng từ lâu được khuyến khích và bảo vệ. Bị dư luận phản đối dữ dội, vụ án phải đình chỉ, phóng viên Lan Anh thoát nạn. Năm 2008, vụ án khởi tố hằng loạt phóng viên của nhiều tờ báo đưa tin về vụ tham nhũng ở PMU 18 với tội danh “làm lộ bí mật nhà nước và lợi dụng quyền tự do dân chủ”.

- Cũng như Lan Anh, các nhà báo trong vụ án này đều là những người trung thành với “lý tưởng làm báo cách mạng”, quyết lôi bọn tham nhũng ra ánh sáng, làm trong sạch bộ máy Đảng và nhà nước. Nhà báo Nguyễn Việt Chiến ra trước toà vẫn khăng khăng rằng mình không có tội mà chỉ có quyết tâm chống tham nhũng. Các ban biên tập báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và nhiều đồng nghiệp của họ đã hăm hở viết bài bảo vệ họ. Việc làm đó đã bị dập tắt ngay lập tức. Tất cả báo chí cả nước im phắc cùng một ngày. Tiếp theo là án tù ngồi cho người không tự biết mình có tội (Nguyễn Việt Chiến), tù treo cho người biết nhận tội (Nguyễn Văn Hải). Tiếp theo nữa là tước quyền hành nghề của các phó tổng biên tập, tổng biên tập của các báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, những người đã viết bài hoặc duyệt bài bảo vệ những người bị bắt. Nhà báo Uyên Vũ cho rằng vụ tước quyền hành nghề của bảy nhà báo một lúc có thể so sánh với vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, chỉ có điều khác xưa là họ không bị “đấu tố” và “ném đá” bởi các đồng nghiệp!

- Phó Tổng biên tập Bùi Thanh của Tuổi Trẻ, một nhà báo đầy “lý tưởng cách mạng” bị cách chức trong vụ này đã ngơ ngác hỏi “Vì sao?” (!), khi nhìn các đồng nghiệp tử tế và trong sáng của mình bị xe cảnh sát đưa vào nhà giam. Ông lại tiếp tục ngây thơ khi viết trên blog: “Đừng nản lòng, hãy vì những trang báo sống động ngày mai, vì bạn đọc của mình!” Trong khi đó, trả lời câu hỏi “Liệu vụ án này có làm sa sút ý chí chống tham nhũng của các nhà báo?” ông Đinh Thế Huynh uỷ viên Trung ương Đảng, chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng Biên tập báo Nhân Dân trả lời tỉnh bơ: “Làm sao lại có thể sa sút được! Bởi vì chống tham nhũng là một kênh của báo chí cách mạng!”

Có hai nhận định đáng lưu ý về vụ này là:

- Nhà báo Huy Đức cho rằng vụ án cho thấy các nhà báo Việt Nam không có nghiệp vụ báo chí để tiến hành điều tra độc lập mà chỉ dựa vào cơ quan điều tra và bị ép buộc phải chấp nhận rằng đó là tư liệu hoàn toàn chính xác. Vụ án cũng cho thấy tư pháp Việt Nam bất cập khi kết tội các nhà báo viết bài bởi động cơ trong sáng không vụ lợi và tin chắc rằng tư liệu mình có trong tay là sự thật.

- Ký giả Trần Tiến Dũng cho rằng vụ án này là “Dấu chấm hết của báo chí lý tưởng”, bởi nó đã đánh vào những nhà báo tự nguyện làm công cụ của Đảng để thực hiện lý tưởng cách mạng! Ngẫm ra nhận định này không phải không có cơ sở. Thực tế cho thấy tham nhũng đã xâm nhập vào các cấp cao nhất của guồng máy Đảng và Nhà nước khiến cho họ không có cách nào khác là phải bẻ gãy những cây bút công cụ đang chĩa vào chính những ông chủ!

Năm 2008, báo chí Việt Nam vốn ngoan ngoãn với chức năng công cụ, đã bị trừng phạt nặng nề: 6 cơ quan báo chí bị cảnh cáo, 252 trường hợp bị khiển trách, 15 nhà báo bị thu thẻ hành nghề, trong đó có 2 Tổng Biên tập, 4 phó Tổng Biên tập, 6 nhà báo bị khởi tố, 2 nhà báo vào tù.

Mới đây, nhà báo, văn nghệ sĩ lại bị trấn áp với tội danh mới, “tội yêu nước”! Đó là vụ ông Nguyễn Trung Dân, phó Tổng Biên tập báo Du Lịch Việt Nam, bị cách chức, thu thẻ nhà báo vì đăng tin bài chống Tàu cộng xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Một số nhà báo, văn nghệ sĩ bị bắt, bị thẩm vấn và gây khó khăn trong cuộc sống vì đã tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm chiếm đảo biển Tổ quốc. Đạo diễn Song Chi, một blogger có nhiều bài viết mạnh mẽ đã phải rời đất nước xin tị nạn chính trị ở Na Uy, được nước này tiếp nhận như là một guest writer (khách văn). Bà Song Chi cho biết sau khi bị bắt vì tội biểu tình chống Tàu cộng bà bị gây khó không thể làm việc được.

Đây quả là một bi kịch của báo chí cách mạng Việt Nam!

Mới đây nhà báo Nguyễn Chính trong bài viết “Báo và Blog và… Bầu trời” kể rằng 15 năm trước khi ông nói báo Nhân Dân là tờ báo mà nhân dân ít đọc nhất đã bị ông Đinh Thế Huynh, chủ tịch Hội đồng Khoa học báo Nhân Dân, bực dọc vặn lại: “Nói thế là không được! Xin hỏi anh Nguyễn Chính, đó là nhân dân nào?” Nay ông Huynh đã lên Tổng Biên tập và kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác. Nhưng báo Nhân Dân thì vẫn giữ vững kỷ lục là tờ báo ít nhân dân mua nhất! Nhà báo Trương Duy Nhất cho rằng không chỉ báo Nhân Dân không có người đọc mà nói chung ngày nay “Đọc báo giấy chán bỏ mẹ!” Bạn đọc Việt Nam, nhất là số người có học, đang tìm đến các tờ báo mạng, các blog.

Đọc báo giấy chán bỏ mẹ!” Đó chính là hậu quả của cách quản lý “hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề bên phải” của ông Lê Doãn Hợp! Hậu quả đó được giảng viên Đại học Sư phạm kiêm nhà báo cấp trung ương Hà Văn Thịnh miêu tả như sau: “Còn nếu quý vị có ai đó đã từng viết báo sẽ biết là rất nhiều câu chữ người ta đọc qua điện thoại cho tôi, và chúng phải có. Vấn đề là ‘lách’ như thế nào để rồi người đọc hiểu đến đâu là câu chuyện quá dài… Nói là bồi bút thì cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà không từng một lần làm bồi bút?”.

Chao ơi, có đau đớn không, khi chính sách của Đảng cầm quyền từng được tung hô “quang vinh muôn năm” lại biến những người cầm bút của báo chí cách mạng vốn được giao thiên chức “xung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng” trở thành những tên bồi bút! Và càng đáng sợ hơn là người ta có thể nói ra điều nhục nhã đó một cách xưng xưng không chút ngượng ngùng! Vậy thì người đọc của dân tộc anh hùng này đang đi theo cái định hướng đỏ để trở thành những tên… bồi gì đây?

Điều 19 của ICCPR?

Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa dân chủ thật là giản dị: “Dân chủ là người dân được mở miệng”.

Đó chính là tự do ngôn luận. Điều mà cách đây hơn 150 năm, ông Rober Lowe, chính khách người Anh đã miêu tả cụ thể: “Chúng ta nhất định phải nói lên sự thật, đúng như chúng ta thấy, không sợ mọi hậu quả, nhất định không cung cấp chỗ ẩn náu thuận tiện cho những hành vi bất công hay áp chế mà phải lập tức giao chúng cho sự phán xét của thế giới.” Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam độc lập đã ghi nhận tinh thần đó. Luật Báo chí hiện hành cũng có ghi nhận tuy không thật cụ thể: “Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới”.

Vậy thì tại sao thực tế vận hành của báo chí Việt Nam lại không phải như vậy? Tại sao cứ tiếp tục rập khuôn theo Lenin- thứ báo chí phản thông tin của mà ngày nay chính đồng bào Nga của ông cũng kiên quyết từ bỏ? Tại cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền hồi tháng 5/2009 có hằng chục đại diện các quốc gia đề nghị Việt Nam thực hiện một phần, hoặc phù hợp, hoặc trùng khớp với Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, như: Gia tăng sự độc lập của truyền thông, cho phép ra báo tư nhân, dỡ bỏ hạn chế internet…, tất cả đều bị Việt Nam bác bỏ. Lạ thay, Việt Nam là quốc gia đã ký cam kết..., khi gia nhập Công ước Quốc tế này từ ngày 24 tháng 9 năm 1982! Tại sao vậy? Xin hãy đọc kỹ nội dung điều 19 của Công ước này xem nó chứa đựng những gì nguy hiểm đến nỗi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải kiên quyết chối bỏ?

Điều 19

1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào.

2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.

3. Việc thực hiện những điều quy định tại khoản 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó có thể dẫn đến một số hạn chế nhất định, tuy nhiên những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để:

- Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác;

- Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng. [7]

Bạn đọc Việt Nam có thấy Điều 19 có gì đáng sợ? Tôi thấy nó rất cao quý, tin ở con người, tôn trọng con người và tạo điều kiện cho con người đóng góp trí tuệ cho cuộc sống. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn hô hào tìm những biện pháp “đi trước đón đầu” trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, trong khi đó lại từ chối không chịu đi kịp những vấn đề của dân chủ, nhân quyền, không chịu thực hiện tự do báo chí, điều mà Thomas Jefferson đánh giá là “Công cụ tốt nhất cho việc mở mang trí tuệ của con người, nâng con người lên trở thành có lý trí, phẩm hạnh và mang tính xã hội”!

Khi tôi chép vừa xong điều 19 thì bạn tôi điện thoại cho hay, báo Dân Trí vừa đưa tin: Sở Giáo dục Quảng Nam buộc thôi việc cô giáo dạy văn cấp 3 Nguyễn Thị Bích Hạnh, bởi vì cô đã chỉ cho học sinh cách tự học, tìm tòi phân tích thông tin trên các trang web của talawas, Tiền Vệ. Như vậy là “quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức” ở điều 19 đã không được chấp nhận!

Có phải lý do chính là “không để tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước”? Có lẽ toàn dân Việt Nam đều đồng ý với Bộ Chính trị là phải ngăn chặn mọi hành vi “gây tổn hại lợi ích đất nước”.

Nhưng tại sao tất cả các quốc gia tiên tiến, hiện đại trên thế giới đều thực hiện điều 19 ấy mà vẫn không bị “gây tổn hại lợi ích đất

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 991 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 14
Khách: 14
Thành Viên: 0