Main » 2009»Tháng Sáu»26 » Các tướng công an lại “cố ý làm lộ bí mật công tác”?
9:29 AM
Các tướng công an lại “cố ý làm lộ bí mật công tác”?
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-06-24
Trong
vụ bắt LS Lê Công Định, đã có một số dấu liên quan đến những hành vi vi
phạm pháp luật của hai viên tướng Công an trực tiếp chỉ đạo vụ này.
Tướng Hoàng Kông Tư trong buổi họp báo tại Sài Gòn, thông báo việc bắt
giam LS Lê Công Định. Photo courtesy of Thanh Nien online
Dẫu rằng luật sư
Lê Công Định thừa nhận, ông đã vi phạm
điều 88 trong bộ Luật Hình sự
Việt Nam thì Việt Nam cũng không thể bác bỏ sự
phản đối của dư
luận trong, ngoài nước, cũng như vô hiệu hoácác
yêu cầu mà Hoa Kỳ và một số tổ
chức quốc tế vừa
đặt ra, chẳng hạn như
Việt Nam phải tôn trọng Hiến pháp, tôn trọng
các cam kết quốc tế về
nhân quyền,…
Video nhận tội...
Theo báo chí Việt
Nam, ngày 22 tháng 6, ông Nguyễn
Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật
sư TP.HCM đã ký quyết định xoá tên luật
sư Lê Công Định trong danh sách luật sư của
Đoàn Luật sư TP.HCM vì – xin trích nguyên
văn - “đã có hành vi vi phạm
pháp luật,
đã bị
cơ
quan An ninh Điều tra của
Bộ
Công an khởi tố và bắt tạm
giam, đã vi phạm Luật Luật sư
và Quy tắc Đạo đức nghề
nghiệp
luật
sư”..
Khoan bàn tới
những vấn đề có liên quan đến
quyết định vừa kể
của Đoàn Luật sư TP.HCM, ở
loạt bài này, chúng tôi
chỉ đề cập đến
một yếu tố mà dựa
theo tường thuật của báo chí trong nước,
đây chính là một trong
vài tác nhân, dẫn tới quyết định
mới nhất, liên quan đến luật sư
Lê Công Định của Đoàn Luật sư TP.HCM.
Đó là video clip ghi cảnh
luật sư Lê Công Định đọc bản
tường trình, qua đó, ông
thừa nhận đã vi phạm điều 88 của
bộ Luật Hình sự Việt Nam và cho biết
ông “rất ân hận
với
những
hành vi sai trái của mình, mong được
Nhà nước
xem xét cho hưởng lượng khoan hồng”.
Tôi đã nghe và xem qua đoạn
video clip đó nhưng chúng ta không biết
bên trong, họ đã dùng những chiêu thức
nào gây áp lực đối với ông ta để
có được
những
cái mà họ cho là bằng chứng đó.
Bà Elaine Pearson, Human Rights Watch
Từ
ngày 18 tháng 6 đến nay,
video clip vừa kể đã và đang được hệ thống
truyền thông Việt Nam khai thác tối đa nhằm chứng
minh việc bắt giữ luật
sư Lê Công Định là cần thiết
và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên việc
khai thác video clip ấy
không chắc mang lại hiệu qủa
mà chính quyền và công an
Việt Nam mong đợi.
Hôm 20 tháng 6, trả
lời Ban Việt ngữ Đài chúng tôi, bà Elaine Pearson, Phó giám đốc Phân bộ Châu Á của Tổ chức
Quan sát Nhân quyền cho
biết: “Tôi đã nghe và xem qua đoạn
video clip đó nhưng chúng ta không biết
bên trong, họ đã dùng những chiêu thức
nào gây áp lực đối với ông ta để
có được
những
cái mà họ cho là bằng chứng đó”.
Cũng vì vậy,
bà Elaine Pearson mong rằng,
các quốc gia, các tổ chức bảo
vệ nhân quyền quốc tế
sẽ xemxét cẩn
trọng những thông tin mà chính quyền Việt Nam công bố.
Theo bà, cần nhớ rằng, chính quyền
Việt Nam kiểm soát toàn bộ, kể cả
hệ thống truyền thông.
Thậm
chí, khi trả lời Đài BBC, ông Roman Misil, một viên chức ngoại giao của
Cộng hoà Czech tại Hà Nội còn kể
rằng, ông và lãnh đạo các cơ quan ngoại
giao của Liên hiệp châu Âu tại Việt Nam cảm
thấy lo ngại hơn khi đoạn
video clip được phát trên
đài truyền hình quốc gia và các kênh truyền thông.
Cũng theo ông Roman Misil, lãnh đạo các cơ
quan ngoại giao của Liên hiệp châu Âu tại Việt Nam, đã kêu gọi
chính phủ Việt Nam nhanh chóng thả luật sư
Lê Công Định và tất cả những
người đang bị giam giữ vì thực hiện
quyền tự do ngôn luận của họ
một cách hoà bình…
Cố ý làm lộ
bí mật?
Video clip ghi cảnh
luật sư Lê Công Định đọc bản
tường trình, không chỉ gieo rắc thêm nghi ngại
trong cộng đồng quốc tế.
Trả lời phỏng vấn
của chúng tôi qua email,
một luật sư Việt
Nam, yêu cầu không nêu
tên, khẳng định rằng, video clip được
Bộ Công an và hệ thống truyền
thông Việt Nam khai thác
để biện minh cho việc bắt giữ
luật sư Lê Công Định lại chính là bằng
chứng, chứng minh luật pháp Việt Nam đang bị vi phạm:
“Video clip ghi cảnh
luật
sư
Lê Công Định đọc bản tường
trình được
Bộ
Công an Việt Nam công bốở
lần
họp
báo thứ
hai do họ tổ chức hôm 18 tháng
6. Vào thời
điểm
đó, ông Định vẫn còn đang bị
tạm
giữ,
chưa
bị
khởi
tố.
Vào thời
điểm
Bộ
Công an công bố video clip, ông Định vẫn
còn là một công dân với đầy
đủ
các quyền
hiến
định,
những
quyền
này chưa
bị
hạn
chế,
vì ông chưa phải là bị can trong bất
kỳ vụ
án nào. Cả
chính quyền lẫn Công an phải
tôn trọng
các quyền
mà điều
73 của
Hiến
phápdành cho mọi công dân.
Một luật sư Việt
Nam
Tôi muốn
nhấn
mạnh
yếu
tố
này, bởi
vào thời
điểm
Bộ
Công an công bố video clip, ông Định vẫn
còn là một công dân với đầy
đủ
các quyền
hiến
định,
những
quyền
này chưa
bị
hạn
chế,
vì ông chưa phải là bị can trong bất
kỳ vụ
án nào.
Cả
chính quyền lẫn Công an phải
tôn trọng
các quyền
mà điều
73 của
Hiến
phápdành cho mọi công dân,
trong đó có ông Định. Giống như
mọi
công dân khác, ông Lê Định được pháp luật
bảo
hộ
về
danh dự,
nhân phẩm.
Trong quá trình bị
tạm
giữ,
người
bị
tạm
giữ
có thể
thừa
nhận
chuyện
này, phủ
nhận
chuyện
kia nhưng
cơ
quan điều
tra không có quyền sử dụng
những
thông tin đã thu thập trong quá trình điều
tra để
công bô trước công chúng theo hướng hạ
thấp
danh dự,
nhân phẩm
của
bất
kỳ công dân nào đang bị tạm giữ,
kể
cả
ông Định.
Ngay cả
trong trường hợp đang là bị
can, bị
cáo. Tuy cho phép các cơ quan tiến
hành tố
tụng
hạn
chế
một
số
quyền
công dân của bị can, bị
cáo trong thời gian đang tiến hành điều
tra nhưng
luật
vẫn
buộc
các cơ
quan tiến
hành tố
tụng
phải
tôn trọng
danh dự,
nhân phẩm
của
các bị
can, bị
cáo.
Còn một
điểm
cần
lưu
ý nữa
là từ
các quyền
tự
do căn bản do hiến pháp qui định,
công dân có thêm một số quyền
nhân thân. Bộ Luật Dân sự
dành hẳn
một
điều
là điều
31 để
qui định
về
quyền
của
cá nhân đối với hình ảnh.
Cụ
thể
là cá nhân có quyền đối với
hình ảnh
của
mình. Việc sử dụng hình ảnh
cá nhân phải được người đó đồng
ý. Nghiêm cấm việc sử dụng
hình ảnh
của
người
khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của họ.”
Cũng luật
sư yêu cầu ẩn danh nhận
định thêm rằng, việc Công an Việt
Nam khai thác video clip ghi cảnh
luật sư Lê Công Định đọc bản
tường trình cho thấy, cơ quan bảo
vệ pháp luật vẫn giẫm
đạp lên nhiều qui định pháp luật
dù rằng, năm ngoái, đã từng có một viên tướng
công an phải trả giá đắt.
Quả thực có một vài dấu
hiệu cho thấy, hình như tướng Vũ Hải
Triều và tướng Hoàng Kông Tư, những người
trực tiếp chỉ đạo
điều tra vụ luật sư
Lê Công Định, cũng phạm tội “cố
ý làm lộ bí mật công tác” như tướng Phạm
Xuân Quắc hồi năm ngoái.
Có những dấu hiệu cho thấy, 2 tướng côgn an đang chỉ đạo điều tra vụ
án luật sư Lê Công Định đã phạm tội “cố ý làm lộ bí mật công tác” như
tướng Phạm Xuân Quắc, đã bị truy tố trong vụ PMU18.
Báo
chí Việt Nam loan tin về vụ 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ và
Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị bắt giam và khởi tố vì viết bài
về vụ PMU18.
Ở bài
trước, Trân Văn đã trình
bày một số dấu hiệu
liên quan đến những hành vi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dận khi tùy tiện sử dụng
video clip ghi cảnh luật sư Lê Công Định
đọc bản tường trình.
Hôm nay Trân Văn tường
trình tiếp những dấu hiệu
cho thấy, tướng Vũ Hải Triều và tướng
Hoàng Kông Tư - hai nhân
vật đang chỉ đạo điều
tra vụ án có liên quan đến luật sư
Lê Công Định – đã phạm tội “cố
ý làm lộ bí mật công tác” như tướng Phạm
Xuân Quắc, đã bị khởi tố,
truy tố và kết án hồi năm ngoái…
Nhìn lại
vụ PMU18
Ngày 12 tháng 5 năm ngoái, ông Đinh Văn Huynh, thượng tá, Điều tra viên cao cấp, Trưởng phòng 9 của
Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm
vể trật tự xã hội
(gọi tắt là C14), thuộc Bộ Công an Việt
Nam, bị khởi tố và tạm
giam vì“Lợi
dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành
công vụ”.
Hôm sau, ngày 13 tháng 5, ông Phạm Xuân Quắc,
cựu thiếu tướng, Cục
trưởng C14, thượng cấp của
ông Huynh cũng bị khởi tố về
tội này.
Sau đó ít lâu, tội
danh của ông Quắc và ông Huynh được đổi từ
“Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ” thành “Cố ý làm lộ bí mật công tác”.
Năm tháng sau, ngày 15/10/2008, tướng Phạm
Xuân Quắc bị Toà án thành phố Hà Nội xử
phạt “cảnh cáo”, thượng tá Đinh Văn Huynh bị phạt một
năm tù.
Tại
sao ông Quắc và ông Huynh
bị khởi tố, truy tố
rồi bị kết án? Cả
Kết luận Điều tra của
Cục An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an, Cáo trạng
của Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội,
bản án của Toà án nhân dân Hà Nội cùng nhận định rằng:
“Trong quá trình điều
tra vụ
án, Phạm
Xuân Quắc
và Đinh Thế Huynh đã cung cấp thông tin cho
báo chí. Đây là hành vi tiết lộ bí mật
công tác, vi phạm Quyết định
số
738/2003 ngày 6/10/2003 và Chỉ thị số
11 CT/BCA/2002/BCAngày 31/10/2002 của
Bộ
Công an về tăng cường bảo vệ
bí mật
thông tin, tài liệu và các biện
pháp nghiệp vụ của lực
lượng
Công an nhân dân. Hành vi đó đã phạm vào tội
“Cố
ý làm lộ
bí mật
công tác” được qui định tại điều
286 Bộ
luật
hình sự.”
Theo các tài liệu
vừa dẫn, khi chỉ đạo và tiến
hành điều tra vụ án xảy ra tại
Ban Quản lý Dự án 18, quen được gọi là PMU18, các ông Phạm Xuân Quắc,
Đinh Văn Huynh đã cố tình
tiết lộ những thông tin mà cơ
quan điều tra thu thập được trong quá trình điều tra cho báo chí.
Cục An
ninh điều tra của Bộ Công an Việt
Nam từng thực hiện một
thống kê và cho biết, trong suốt giai đoạn diễn ra cuộc
điều tra về vụ PMU18, dựa
trên những thông tin, tài
liệu do cơ quan điều tra chủ động cung cấp
trái pháp luật, khoảng 40 nhà báo đã viết chừng 1.200 tin, bài về
chuyện tham nhũng, chạy án,… Trong đó, có khá nhiều thông tin sai sự thật. Chính yếu
tố đó trở thành nguyên nhân chính, khiến hai điều tra viên cao cấp của Bộ
Công an bị buộc phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Suốt
quá trình điều tra và trước Toà, dù ông Quắc và ông Huynh không nhận tội nhưng
các cơ quan bảo vệ pháp luật
của Việt Nam vẫn cho rằng,
cả hai không thể tránh né trách nhiệm khi đã tiết lộ những
thông tin đang trong quá trình điều
tra và không ít thông tin được
tiết lộ chỉ nhằm
tạo áp lực dư luận,
chứ hoàn toàn không có
trong hồ sơ vụ án.
Khoảng
cuối tháng 7 năm ngoái,
vài blog, diễn đàn điện tử đã cung cấp
các audio clips ghi âm một
cuộc họp do Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hànhTrung ương
Đảng CSVN tổ chức vào ngày 20 tháng 7, để nghe ông Vũ Hải
Triều, lúc đó là Tổng cục phó Tổng
cục An ninh, Bộ Công an giải thích về việc hai bắt
hai điều tra viên cao cấp và hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến,
Nguyễn Văn Hải.
Qua các audio clips này, người
ta có thể nghe ông Vũ Hải Triều, biện
giải về lý do bắt các đồng chí, đồng
nghiệp của mình: “Ông Quắc đã tuyên bố
các thông tin sai”. Tương
tự, ông Huynh bị bắt cũng vì: “Nhiều
phóng viên đã khai là được ông Huynh cung cấp
thông tin về vụ án”.
Đến
vụ án Lê Công Định
Xin gác câu chuyện
về tướng Phạm Xuân Quắc
và thượng tá Đinh Văn
Huynh sang một bên để trở lại
với vụ án liên quan đến luật sư
Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Lê Thăng Long, bà Lê Thị Thu, bà Trần Thị Thu.
Điều tướng Vũ Hải Triều và tướng
Hoàng Kông Tư đã làm
-công khai cung cấp thông tin của vụ án “Tuyên truyền
chống nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” cho báo chí, trước khi vụ án này được khởi tố
cả tuần, khác gì hành vi phạm tội của
tướng Phạm Xuân Quắc và thượng tá Đinh Văn Huynh mà họ từng
chỉ đạo điều tra - liệu
tướng Vũ Hải Triều và tướng
Hoàng Kông Tư có phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội “Cố
ý làm lộ bí mật công tác hay không”?
Trả lời chúng tôi qua email, một luật sư
Việt Nam nhận định:
“Về
nguyên tắc và thực tế xử
lý hình sự thì đương nhiên là có! Tuy nhiên các
cơ
quan bảo
vệ
pháp luật
có tôn trọng pháp luật và thật
sự
mong muốn
thực
thi pháp luật hay không thì đó lại là chuyện
khác.
Hãy xem lại
tiến
trình tạm
giữ,
khởi
tố,
tạm
giam Lê Công Định. Tiến trình này có rất
nhiều
dấu
hiệu
vi phạm
nghiêm trọng về tố tụng
nhưng
Viện
Kiểm
sát làm ngơ.
Rồi
thay vì lên tiếng bảo vệ đồng
nghiệp,
đồng
thời
cũng là để bảo vệ các quyền
hợp
pháp cũng như lợi ích chính đáng cho giới
của
mình thì Đoàn Luật sư TP.HCM chỉ
làm một
việc,
đó là xoá tên Lê Công Định trong danh sách luật
sư.
Ngay cả
báo chí, vốn đã từng bị buộc
phải
học
nhiều
bài học
đầy
cay đắng
qua vụ
hai đồng
nghiệp
của
họ
bị
bắt,
bị
kết
án hồi
năm ngoái, nay vẫn tự nguyện
thực
hiện
tiếp
vai trò một dàn đồng ca.
Đừng
nghĩ hành vi “cố ý làm lộ
bí mật
công tác” của tướng Triều
và tướng
Tư,
cũng như
chuyện
báo chí phụ hoạ cho hai ông tướng
này là bảo vệ chế độ.
Những
tuyên bố
đầy
bất
cẩn
của
hai ông tướng này trong hai buổi họp
báo diễn
ra hôm 13 tháng 6, đã đẩy nhà nước
Việt
Nam vào tình thế hết sức
khó xử
khi bị
chính phủ nhiều quốc gia, nhiều
tổ
chức
quốc
tế
chỉ
trích gay gắtvì xâm
phạm
tự
do ngôn luận, xâm phạm nhân quyền.
Bởi
những
tuyên bố
hết
sức
chủ
quan và thiếu khôn ngoan như: bắt
luật
sư
Lê Công Định là do ông ta đã viết bài, đã có những
phát biểu
chỉ
trích chủ trương, chính sách, đã bào chữa
cho các đối tượng chống đối,…
màtừ đó đến
nay, ông Lê Dũng phải phân bua theo hướng
ngược
lại
ít nhất
ba lần
trước
cộng
đồng
quốc
tế.
Ngay cả
đại
diện
Tổng
cụcAn ninh cũng phải xoay 360 độ
để
đính chính về chuyện không bắt
luật
sư
do bào chữa. Đó là những hậu
quả
nhãn tiền
cho thể
diện
quốc
gia, uy tín chế độ mà ai cũng thấy…”
Xin mượn ý
kiến quý vị vừa nghe để
thay cho kết luận của loạt
bài này và xin tạm ngừng ở đây.