Hà Long
Ngày 18/8/2009 báo chí đưa tin rầm rộ về cuộc thăm viếng của thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đến Tây Nguyên để thị sát tận mắt các công trình khai
thác mỏ Bauxite do công nhân Tàu thi công.
|
Nguyễn tấn Dũng thị sát Tây Nguyên |
Bản
tin này chỉ được tải đi theo đúng đường thẳng từ một “cổng phải“ duy
nhất là “Theo Cổng TTĐT Chính phủ“, hơn 700 tờ báo với một công bộc
Tổng biên tập cúi gập đầu sao chép bản chính vào cho các trang báo
riêng của mình.
Tại Tây Nguyên ông Dũng tâng bốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam lên tận mây xanh: “quyết tâm triển khai dự án này vừa đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, vừa là dự án mẫu về bảo vệ môi trường sinh thái.“
Ông cũng biết cách ru ngủ quần chúng: "Lâm
Đồng cần phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu tự nhiên, tài
nguyên đất rừng, đất nông nghiệp, khoáng sản để phát triển mạnh mẽ nông
lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến tài nguyên
khoáng sản".
Một viễn tưởng giàu sang trong mộng như các phim đang trình chiếu tại các quốc gia tiên tiến, ông Dũng hứng quá đề nghị: với
lợi thế về khí hậu ôn đới, điều kiện thiên nhiên, Lâm Đồng cần tập
trung đưa du lịch, dịch vụ trở thành một trong những mũi nhọn phát
triển của Lâm Đồng, “Cần xây dựng khách sạn cao cấp để thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước”.
Ngược lại, chỉ vài phút sau ông
ta phải trở lại thực tế “nước ta còn rất nghèo“ để đáp xuống ngay vũng
bùn lầy đất đỏ Bauxite khi kêu gọi tỉnh Lâm Đồng chú trọng phát triển
nông, lâm thủy sản, đẩy mạnh thâm canh rau, hoa cao cấp, các loại cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, quản lý, sử dụng và phát triển
mạnh hơn nữa kinh tế rừng.
Ai đang theo dõi về Tây Nguyên đều
bức xúc về 2 khía cạnh chính trị và môi trường: các độc hại về chất
thải nhôm Aluminium trong quá trình khai thác và đoạn xương sống quan
trọng của con rồng VN đang bị giặc phương Bắc đè lên. Một trang báo
điện tử nghiên cứu về Bauxite (http://bauxitevietnam.info) được các học
giả khoa học và chuyên gia trong nước thành lập như một cơ quan độc lập
tìm hiểu về Tây Nguyên, nơi đây đang được tiếp tay của mọi tầng lớp tại
hải ngoại và lan rộng trong nước và cũng là nơi tập trung duy nhất các
tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức về vấn đề Bauxite Việt
Nam.
Ai đang biết chút ít về vấn đề Bauxite đều hoảng sợ về độ tin cậy nơi Nguyễn Tấn Dũng khi nghe ông nói: “Dự án bô-xít Lâm Đồng phải là mẫu về bảo vệ môi trường sinh thái.“
Để có tầm nhìn xa và rộng người đọc có thể theo dõi nhiều luận đề về Bauxite nơi trang http://bauxitevietnam.info
Nhìn
từ Tây Nguyên chúng ta đưa ra vài thí dụ đăng tải từ báo chí quốc nội
đến quốc tế để so sánh những sự việc đang xảy ra xung quanh cuộc sống
nơi ta và nơi Tàu.
|
Ngộ độc đồ ăn đồ dùng từ Trung quốc |
- Thị trấn Tàu 'sục sôi' vì nhiễm độc chì do nhà máy nấu kim loại gây ra tại Thiểm Tây:
Theo bản tin của AP ngày 18/8/2009 có tới 731 em nhỏ ở 2 ngôi làng gần
nhà máy có kết quả kiểm tra dương tính với nhiễm độc chì. Một số mẫu
thử có mức nhiễm chì cao gấp 10 lần chuẩn an toàn của Tàu. Nay người ta
khám phá thêm 1.300 trẻ em nhiễm bệnh độc chì vào ngày 22/8. Một nông
dân chỉ tay vào nhà máy nghiến răng thù hận: "Nó giống như một quả bom nguyên tử với chúng tôi. Không có có gì cứu sống chúng tôi cả".
Nhiễm độc chì có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng với thần kinh và
cơ quan sinh sản, làm tăng huyết áp, gây ra chứng thiếu máu, mất trí
nhớ, và nặng nhất là nạn nhân có thể bị hôn mê rồi tử vong. Nó đặc biệt
nguy hại với trẻ em, phụ nữ có thai và thai nhi.
Làn sóng căm
thù càng dâng cao sau khi một nữ sinh uống thuốc trừ sâu để tự tử hôm
16/8 vì cha mẹ không cho em đi làm xét nghiệm máu. Lòng uẫn ức đã làm
cho hàng trăm người dân ở tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, hôm 17/8,
đã tấn công nhà máy luyện kim loại Dongling ở địa phương. Người dân
phản đối kéo đổ hàng rào và đập phá các xe tải chở than tại nhà máy.
Tân Hoa xã cho biết, khoảng 100 cảnh sát đã được điều tới nhà máy
Dongling ở thành phố Baoji để đảm bảo trật tự.
Sự mất lòng tin
ở người dân càng thêm trầm trọng trong những năm qua vì sự thiếu minh
bạch và "hứa suông" từ chính quyền trung ương đến địa phương tại Tàu.
- Từ chỗ nhiễm chì này người dân lại nghĩ đến hậu quả Melamine khủng khiếp trong sữa bột tại Tàu:
Khi được báo chí khui ra vụ việc sữa bột trẻ em nhiễm hóa chất công
nghiệp Melamine vào tháng 7/2007 thì đã gây tử vong đối với ít nhất 6
trẻ em và khiến gần 300.000 em khác bị sỏi thận cũng như nhiều vấn đề
sức khỏe khác. Như một cơn sóng thần về Melamine thổi đến làm cho hơn
một tỷ dân Tàu hoang mang sợ hãi, cả thế giới cũng bị lây lan nhanh
chóng vào vụ sữa độc khi hóa chất này được phát hiện trong nhiều mặt
hàng thực phẩm khác liên quan tới sữa hoặc Chocolate sản xuất ra từ
Tàu. Hàng chục quốc gia trên thế giới phải thu hồi hoặc dỡ bỏ các sản
phẩm sữa của Tàu ra khỏi kệ hàng. Các cuộc kiểm tra sau đó còn phát
hiện Melamine được trộn vào thức ăn gia súc.
Các
cuộc điều tra tại Tàu cho thấy những thương gia gian manh thu gom sữa
để bán lại cho các công ty sữa đã pha loãng sữa nguyên liệu, sau đó
gian xảo trộn Melamine vào để làm tăng giả tạo hàm lượng protein lên
cao vì đây là một hóa chất giàu Ni-tơ, chất vốn được dùng để đánh giá
cao hàm lượng protein trong nhiều cuộc kiểm tra hàng ngày. Tòa án thành
phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã tuyên án tử hình đối với 3 bị cáo
trong vụ xìcăngđan sữa trộn Melamine.
22 công ty sữa Tàu trả 160 triệu USD tiền bồi thường cho những gia đình có con em tử vong hoặc bị ốm do uống sữa nhiễm hóa chất.
Một
lần nữa, hồi chuông cảnh báo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
lại được gióng lên ở quốc gia cộng sản đông dân nhất thế giới này.
- Trở về Việt Nam với bản tin gần 100 người bao vây nhà máy xả khí thải trong đêm
19/8/2009: Người dân tổ 43, phường Vĩnh Tuy (Hà Nội) đẩy cổng xông vào,
yêu cầu Công ty cổ phần dệt 10-10 ngừng đốt khí thải có mùi khét, khó
thở. Cảnh sát đã được huy động để giải tán trật tự. Sự việc bắt đầu từ
17h30 khi lò đốt hóa chất của Công ty cổ phần dệt 10-10 hoạt động. Khói
đen kèm mùi khét lẹt bủa vây toàn bộ khu vực dân cư tổ 43 như một lớp
sương mù. Gần trăm người dân gồm cả trẻ nhỏ và người già đứng kín trong
khuôn viên công ty yêu cầu ngừng đốt hóa chất. Chị Nguyễn Thị Kim Hoa
cho biết: "Người dân đã có ý kiến với công ty nhiều lần nhưng hôm
nay họ đốt nhiều quá, mùi nồng nặc, rát cổ họng, trẻ con ho sặc sụa
khiến chúng tôi phải tụ tập yêu cầu công ty ngừng hoạt động". Ông
Đỗ Thanh Phong cho biết, cách đây 10 năm, trước tình trạng ô nhiễm
không khí trầm trọng do việc xả khí thải của công ty. Ông đã làm đơn
với 40 chữ ký của người dân gửi cơ quan chức năng thành phố yêu cầu
giúp đỡ. Sau khi có đoàn kiểm tra thì công ty ngừng được một thời gian
sau đó lại đốt trở lại.
Bà Lê Thị Tân, Bí thư Đảng ủy phường
Vĩnh Tuy cho biết, mới đây khi kiểm tra, Phòng tài nguyên môi trường
quận Hai Bà Trưng, UBND phường đã buộc Công ty cổ phần dệt 10-10 phải
di dời một số phân xưởng quá ô nhiễm ra ngoài. Bà Tân nói, việc ô nhiễm
ở ngành dệt là không tránh khỏi, không riêng gì Công ty cổ phần dệt
10-10 mà nhiều công ty khác cũng vậy. Do đó, giải pháp căn bản là phải
di dời. "Việc di dời thành phố đã có chủ trương còn bao giờ tiến hành thì phường không thể nắm được", bà bí thư phường bộc lộ.
- 2 con đập lớn bị vỡ toác chỉ sau một con nước vào ngày 21/08/2009:
Cách đây hơn 2 tháng, người dân xã Tráng Việt và xã Văn Khê (thuộc
huyện Mê Linh - Hà Nội) khấp khởi mừng khi nhìn thấy hai con đập bằng
bê-tông uốn lượn đẹp như tranh dẫn từ trong thôn ra bãi mầu ngoài sông
Hồng, thay thế cho con đường đất nhỏ trước kia. Nhưng chỉ sau một con
nước đầu tiên, phần ta-luy bên trái hai con đập bỗng sụt lún, vỡ toang
hoác từng mảng. Điều đáng nói là cả hai con đập trị giá ngót nghét 10
tỷ đồng này mới chỉ đưa vào sử dụng được hơn tháng.
|
Đường vào Hà Nội bụi mịt mùng |
- Bao giờ dân hết khổ với tuyến đường... khổ ải ?
(18/08/2009): Các xe ôtô tải chở vật liệu xây dựng ngày đêm “băm nát”
đường Tân Xuân. Mặc cho người dân kêu, nhiều năm qua, con đường này trở
thành nỗi ám ảnh đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật của hàng vạn
người dân địa phương. Đất, cát, sỏi, ximăng tươi rơi từ các xe ôtô chở
vật liệu xây dựng xuống mặt đường rồi theo gió bay mù mịt, ập thẳng vào
mặt người qua đường, là hình ảnh của "tuyến đường khổ ải" từ cuối đường
An Dương Vương (quận Tây Hồ) đến khu vực gầm cầu Thăng Long, kéo ra
đường Đông Ngạc, Tân Xuân (huyện Từ Liêm). Cách cửa khẩu Đông Ngạc
khoảng 500m, bà Phạm Thị Thảo, một người dân cư trú tại đường Đông
Ngạc, huyện Từ Liêm, cặm cụi với quán nước nhỏ trước cửa nhà. Chiếc
khẩu trang che kín gần nửa khuôn mặt bà. Bàn nước được che chắn bằng
tấm nilông mỏng, mấy chiếc ghế nhựa nằm lăn lóc, bụi bám trắng. Bà Thảo
cho biết: "Bụi không chỉ thốc vào người đi đường mà còn vào cả nhà
người dân hai bên đường. Để tránh bụi, người đi đường phải đi cách thật
xa xe tải và chạy thật chậm, nép vào vỉa hè, còn các hộ gia đình chúng
tôi phải đóng kín cửa cả ngày, ngăn không cho bụi vào nhà".
Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân xã Xuân Đỉnh Nguyễn Hữu Khiêm cho biết: Chúng tôi
rất bức xúc trước tình trạng xe cơ giới chở vật liệu xây dựng chạy qua
địa bàn xã Xuân Đỉnh làm hư hại các tuyến đường và gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của
người dân. Nhưng việc xử lý là vượt chức năng, quyền hạn của xã. Chúng
tôi đã kiến nghị với thành phố xem xét, giải quyết dứt điểm tình trạng
trên. Theo đó, ngoài việc phải nhanh chóng tiến hành duy tu, sửa chữa,
làm hệ thống cống để thoát nước thải tại đường Tân Xuân, thì phải bố
trí lực lượng vệ sinh môi trường có mặt thường xuyên để khắc phục vật
liệu xây dựng rơi vãi. Song đã hơn một năm qua vẫn chưa thấy phản hồi
của các cấp có thẩm quyền, ông Khiêm cho biết thêm.
- Công ty Vedan từ
chối bồi thường thiệt hại cho nông dân: Bắt đầu khoảng giữa năm 1990
cho đến năm rồi 2008, công ty sản xuất gia vị Vedan ở tỉnh Đồng Nai đã
xả nước thải một cách bất hợp pháp ra dòng sông Thị Vải qua hệ thống
ống thoát ngầm. Sự ô nhiễm dòng sông đã làm ảnh hưởng trầm trọng nguồn
thủy sản và những hộ nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sông Thị Vải.
Công ty Vedan chuyên sản xuất hàng gia vị của Đài Loan đã từ chối bồi
thường thiệt hại cho nông dân Việt Nam vì đã gây ô nhiễm cho dòng sông
Thị Vải, họ nói rằng yêu cầu bồi thường 34 triệu đô-la là qúa cao, viên
chức nhà nước cho hay hôm 18/8/2009, theo bản tin DPA.
- Sông Thị Vải bị Vedan bức tử giải
quyết chưa xong thì sông Thị Tính đang bước theo chân Thị Vải
(25/07/2009): Rạng sáng 25-7, sông Thị Tính (giáp ranh giữa xã An Điền
và thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, Bình Dương) bất chợt bốc mùi hôi
tanh đến khó chịu. Đến khoảng 6 giờ sáng, toàn bộ dòng sông từ khu vực
thị trấn Mỹ Phước đổ ra sông Sài Gòn đều bị nhuốm đen, nhiều đoạn đen
đặc quánh. Người dân làng chài quanh đó phát hiện cá ngáp, nổi bụng,
tróc vảy và chết hàng loạt. Nhiều người dân ở ấp Cầu Sắt, xã Lai
Hưng, huyện Bến Cát (Bình Dương) cho rằng nó sẽ theo chân “bà
chị” Thị Vải! Bởi câu chuyện của Công ty TNHH San Miguel Pure
Foods VN không chỉ có mỗi chuyện vỡ bờ bao hồ chứa nước thải.
Như đã được báo chí đưa tin qua chuyện 233.000m3 nước thải chưa qua
xử lý của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN đổ ra suối Bến
Ván do sự cố bể bờ bao hồ chứa là câu chuyện được nhiều
người dân Sàigòn và Bình Dương quan tâm. Mọi người quan tâm bởi
số lượng nước thải nguy hại này theo suối Bến Ván chảy ra
sông Thị Tính, rồi từ sông Thị Tính đổ ra sông Sài Gòn, ngay
vị trí hai nhà máy nước Thủ Dầu Một và Tân Hiệp. Ông Nguyễn
Xuân Tình, tổ trưởng tổ 11 ấp Cầu Sắt, cho hay: “Người dân gọi đây
là khúc suối cụt. Nước thải xả ra con suối này đã mười mấy năm nay. Tui
nói thẳng, khu này chỉ có mỗi Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN là
ôm trọn con suối này. Khổ nhất là mỗi khi mưa gió, nước thải đen đặc
chảy ầm ầm, mùi hôi nồng nặc bay xộc vào nhà dân. Khổ lắm! Tôi đi họp
ở xã đã phản ảnh, rồi tiếp xúc HĐND huyện, tỉnh cũng nhiều lần trình
bày nhưng chỉ được trả lời là đã phạt nhiều lần nên... đành cam chịu”. Thị Vải đã có chị em kết nghĩa cùng chung số phận ô nhiễm hôi tanh!
- Quảng Trị: Ô nhiễm đang đe dọa trầm trọng (30/07/2009):
Sáng 29-7, kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Quảng Trị (khóa 5) đã được
tổ chức tại hội trường UBND tỉnh. Các đại biểu HĐND sẽ nghe
và chất vấn về 11 báo cáo và đề án trong các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Hai báo cáo về “kết quả
giải quyết kiến nghị của cử tri” trong thời gian qua và báo
cáo “tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri” đối với kỳ họp
lần này đều cho thấy việc môi trường bị ô nhiễm được nhiều
cử tri khẩn thiết kiến nghị và mong có giải pháp từ phía
chính quyền.
Nhà máy cao su Camel với 100% vốn của
Thái Lan đi vào hoạt động khá sớm ở khu kinh tế thương mại
đặc biệt Lao Bảo được xếp “đầu sổ” trong vấn đề làm ảnh
hưởng môi trường. Với công suất 5.000 lốp xe và 20.000 săm xe
máy/ngày, nhưng tọa lạc gần như ở trung tâm khu thương mại, Nhà
máy cao su Camel đã được đoàn thanh tra của Cục Bảo vệ môi
trường lấy mẫu giám định chất lượng không khí tại đây, kết
quả cho thấy có một thông số vượt TCVN, đấy là lượng bụi lơ
lửng = 1,65mg/m3 (tiêu chuẩn: 0,3mg/m3), vượt 5,5 lần.
Nhà
máy gỗ MDF cũng nằm trong số những đơn vị bị cử tri kêu ca. Do
thiếu tính toán từ ban đầu, nhà máy sản xuất gỗ ép này
hiện đang nằm giữa trung tâm của khu công nghiệp và khu dân cư đô
thị phía nam thị xã Đông Hà. Khoảng cách từ nhà máy đến trụ
sở các ban ngành vừa được xây dựng trên tuyến đường 9D chỉ có
bán kính vài trăm mét. Nhà máy còn tự ý xả nước thải vượt
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần ra khu dân cư phường Đông Lương và
sông Vĩnh Phước. Việc giám sát chất lượng môi trường tại khu
vực không theo quy trình cam kết, vi phạm các quy định về bảo
vệ môi trường.
Nhà máy chế biến cao su Gio Linh của Công
ty Cao su Quảng Trị cũng bị cử tri khu vực sống trong vùng ảnh
hưởng của nhà máy kiến nghị về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Các xí nghiệp khai thác Titan ven biển cũng đang gây ảnh hưởng
đáng kể về môi trường sinh thái của địa phương.
Một số
nhà máy gây ô nhiễm bị kiến nghị xử lý trong kỳ họp trước
chưa được giải quyết xong trong thời gian qua thì tại kỳ họp
này lại có thêm nhiều nhà máy mới bị cử tri phản ánh về
tình trạng gây ô nhiễm môi trường như Nhà máy phân bón Bình
Điền, trạm trộn bêtông, Nhà máy gạch Tuynen, Nhà máy Ximăng...
Tất cả những nhà máy này đều tập trung ở khu vực phường 4,
thị xã Đông Hà và đang đe dọa sức khỏe hàng ngàn người dân
khu vực này.
- Lại chuyện chất vấn chuyện phá rừng, hại sông (23/07/2009):
Tại phiên chất vấn trong ngày bế mạc kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Quảng Nam
ngày 22/7, các đại biểu vẫn xoáy vào câu chuyện dài ở tỉnh: tình trạng
phá rừng, khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi. Ông Nguyễn Văn Sỹ - chủ
tịch HĐND tỉnh - nhắc lại: hàng trăm cử tri bức xúc tình trạng này vẫn
chưa được chấn chỉnh triệt để, vi phạm rừng được phát hiện nhiều hơn.
Năm 2008 tăng gần 500 vụ so với năm 2007 (gần 2.500 vụ), sáu tháng năm
2009 gần 1.000 vụ vi phạm. Lâm tặc nhiều thủ đoạn nhưng lực lượng kiểm
lâm thiếu hụt đến 1/3, phương tiện yếu kém. Đại biểu Nguyễn Xuân An
(huyện Quế Sơn) chất vấn: “Kỳ họp trước đồng chí cũng xin nhận kiểm
điểm và hứa sửa chữa, khắc phục nhưng vẫn vậy. Liệu có phải còn rừng
thì còn lâm tặc phá, hết rừng mới thôi? Vậy trách nhiệm đồng chí đến
đâu?” . Ông Quang phân trần: “Chúng tôi đã làm đủ các giải
pháp, chặn trên - bắt dưới cũng không được. Tinh thần anh em thì có
nhưng vật chất không có cũng chịu, lại nguy hiểm tính mạng. Quan trọng
là ý thức toàn dân, đấu tranh của chính quyền địa phương”. Ông Quang hứa cuội: “Tôi nhận trách nhiệm một lần, giờ một lần nữa. Ai làm quản lý cũng như vậy thôi”.
Ông Lê Minh Ánh - chủ tịch UBND tỉnh - khẳng định: “Không thể chấp nhận việc lâm tặc, khoáng tặc làm tan nát rừng, sông, không bất lực trước nạn phá rừng”.
Ông chỉ rõ nguyên nhân là từ cách quản lý và con người. Ông dẫn chứng
việc thôn trưởng cho phép mở đường 1,1km để vào phá rừng, xã cũng “mạnh
tay” ký giấy khai thác vàng sa khoáng. Trâu kéo gỗ thay vì bị tịch thu
thì đứng nhởn nhơ, tàu cuốc khai thác vàng sa khoáng nằm giữa sông mà
không xử lý được. “Cần chấn chỉnh kỷ cương phép nước; điều chuyển
cán bộ, công chức rảnh rỗi; tăng cường trách nhiệm cụ thể cho kiểm lâm
để giải quyết tình trạng khai thác gỗ, cát sỏi, vàng sa khoáng trái
phép” - ông Ánh phát biểu.
|
|
Trụ sở Vedan |
Cầu Cần Thơ bị sụp! |
Những chuyện kinh hoàng to lớn về các công trình xây dựng tầm vĩ mô
- Kinh hoàng nhất, đến độ phải gọi “thảm họa” là vụ sập cầu Cần Thơ:
đã khiến 54 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương. Thảm họa ập
đến vào 7h45 sáng 26/9/2007, khi hai nhịp dẫn P14, P15 của cầu Cần Thơ
dài 90 mét nặng hàng trăm tấn đã đổ sập, chôn vùi gần 200 công nhân
đang thi công. Phải mất 21 ngày sau, thi thể nạn nhân thứ 54 được tìm
thấy và đưa đi mai táng. Một thảm họa đã được tiên báo trước! "Vướng
đá chẻ, một trong 3 trụ của giàn giáo không thể khoan sâu đúng chiều
dài thiết kế, nhưng vẫn được cho đổ móng, dẫn đến lún trụ này, gãy bê
tông, sập dây chuyền" - một nhóm công nhân thoát chết sau vụ tai
nạn kinh hoàng tố giác. Ngoài ra các chuyên viên Nhật, giám sát viên
Hiroshi Kudo đã cảnh báo thảm họa trước đó đúng 3 tháng trong bức thư
gửi đến người có trách nhiệm với dự án xây dựng cầu Cần Thơ: "... Điều kiện làm việc này rất nguy hiểm. Nhà thầu nhất thiết phải thiết kế lại".
- Hầm Kim Liên,
một danh xưng để người dân diễu cợt về trí tuệ của miền Bắc: Vừa mới
khánh thành xong đã trở thành hồ bơi dài nhất Việt Nam sau 2 giờ thông
xe. Hầm xe cơ giới Kim Liên được khởi công từ tháng 7/2006, với tổng
vốn đầu tư hơn 467 tỷ đồng. Hầm dài 140m, đường dẫn dài 100 m, chiều
rộng hầm 18,5m, chiều cao 6,25m, chiều cao thông xe trong hầm 4,75m.
Ngoài đường hầm dành cho xe cơ giới còn có hầm dành cho người đi bộ gồm
hai nhánh cắt qua đường Lê Duẩn và Giải Phóng, cùng hệ thống thoát
nước, chiếu sáng, tuy nen kỹ thuật... Sau nhiều lần trì hoãn vì chậm
tiến độ, sáng 16/6/2009, UBND Hà Nội đã tổ chức thông xe hầm cơ giới
nút giao thông Kim Liên - Đại Cồ Việt, nơi từng là điểm đen về ùn tắc
giao thông, nhưng đã phải đóng cửa ngay sau 2 tiếng thông xe vì mưa
ngập. Điện tắt, nhiều người dắt xe lội nước giữa căn hầm được quảng bá
là hiện đại nhất Hà Nội. Chưa xong, người ta lại khám phá ra nhiều vết
rò rỉ vào ngày 4/8/2009. Những vết rò rỉ tại điểm nối giữa đốt 8-9 tiếp
tục lan rộng, nhiều vị trí khác trên tường xuất hiện rò rỉ mới. Nước từ
nơi rò rỉ chảy loang trong hầm. Đại diện Ban quản lý cho biết, đã có
hiện tượng lún cục bộ 1-2mm, nhưng vẫn trong mức độ cho phép. Dự kiến
toàn bộ dự án nút giao thông Kim Liên sẽ được hoàn thành vào 10/10/2009.
|
|
Hầm Kim Liên luôn bị nước ngập |
Dự án Hầm Thủ Thiêm |
- Hầm Thủ Thiêm,
một danh xưng để người dân diễu cợt về trí tuệ của miền Nam: Hầm Thủ
Thiêm mang danh đường hầm lớn nhất Đông Nam Á vượt sông Sài Gòn. Với
hình hài một chiếc võng khổng lồ "ôm" trọn lòng sông, hầm Thủ Thiêm dài
gần 1.500 mét, đoạn hầm dìm dài 371m, gồm 4 đốt hầm. Mỗi đốt dài 92,4m,
rộng 33,2m, cao 9m và nặng 27.000 tấn, đủ cho 6 làn xe lưu thông, sẽ
trở thành biểu tượng mới của Sàigòn trong tương lai. Tuy nhiên Chưa thi
công xong đã có nhiều vết nứt đáng ngại làm xôn xao trong dư luận. Hầm
Thủ Thiêm nằm dưới đáy sông Sàigòn thuộc dự án đại lộ Đông Tây là công
trình ngầm vượt sông đầu tiên tại Việt Nam (quan lớn Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó
GĐ Sở GTVT TP.HCM đã liên quan đến vụ hối lộ bị Nhật tố cáo!), với số
vốn đầu tư 10 ngàn tỷ đồng và dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm
2010. Từ tháng 8/2009 cả 4 đốt hầm Thủ Thiêm đoạn dìm vượt sông Sài Gòn
đều xuất hiện nhiều vết nứt trên bề mặt và có xu hướng tăng lên, ảnh
hưởng tới chất lượng công trình. Tài liệu đánh giá các đề xuất kỹ thuật
bể đúc của nhà thầu Nhật Bản Obayashi do Viện Khoa học Công nghệ xây
dựng (Bộ Xây dựng) đã được báo cáo trước Hội đồng tư vấn của Bộ vào
ngày 17/9/2003. Nứt đốt hầm dìm Thủ Thiêm đã được cảnh báo trước... 5
năm! Bản báo cáo dày công này đã đến được những địa chỉ cần đến, song,
rõ ràng đã 5 năm qua, những người quyết định và thực hiện dự án hầm dìm
Thủ Thiêm đã bỏ qua, ngay cả khi sự cố đã xảy ra theo đúng "dự báo" của
các chuyên gia thì nó vẫn không được nhắc đến. Điều này đang làm các
quan lớn... rất đau đầu.
- Thi công đến đâu, cống vỡ đến đó (06/08/2009):
Đường Đặng Văn Bi (Q. Thủ Đức, TP.HCM) đoạn từ đường Võ Văn Ngân kéo
dài hơn 300m đến trước nhà số 245 Đặng Văn Bi lổn nhổn đá dăm, lênh
láng nước ngay trong thời tiết nắng ráo. Công trường thi công đường ống
thoát nước đi tới đâu làm ống cống bể tới đó. Người dân khu vực này
phản ảnh từ khi dự án cải tạo đường ống thoát nước do Công ty TNHH Bạch
Đằng - thành viên của Công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong
khởi công (đoạn từ phân xưởng 2, Công ty Chế biến thực phẩm Thủ Đức),
đoạn đường này thường xuyên được “nhúng” nước cống bất kể nắng mưa.
- Dự án thành phố ven sông Hồng giai đoạn 2 (14/08/2009):
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến kết luận dự án quy hoạch cơ
bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Ông Hải đồng ý cho
phép UBND TP Hà Nội tiếp tục hợp tác với TP Seoul (Hàn Quốc) triển khai
nghiên cứu giai đoạn hai dự án này, bao gồm toàn tuyến sông Đà - sông
Hồng tiếp giáp và chảy qua Hà Nội (chiều dài gần 180 km). UBND TP Hà
Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan xem
xét toàn diện các mặt, đặc biệt vấn đề thoát lũ; tiến hành kiểm định về
kỹ thuật, thí nghiệm mô hình vật lý thủy lực làm cơ sở khẳng định
phương án thoát lũ sông Hồng và an toàn đê điều. Người dân Hà thành vẫn
không quên được trận lụt đại hồng thủy vào tháng 11/2008 rồi tự hỏi
UBND TP Hà Nội có lẽ đủ tài đủ sức đưa tay thần với tới trời để phòng
chống lũ qua việc tay người muốn nắn sông Hồng. Dòng sông Hồng bị dẫn
vào ngõ cụt rồi thoát đi đâu? Một dân Hà Nội tâm sự: “Hiện nay,
chúng ta đang có rất nhiều những mối nghi ngờ, và cũng rất nhiều điều
không phải chỉ là nghi ngờ nữa về những dự án "treo". Nó làm cho người
ta không còn có lòng tin vào một cái gì đó thành hiện thực…“
Lời kết:
Chỉ dựa vào một lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Tây Nguyên “quyết
tâm triển khai dự án này (Bauxit) vừa đạt hiệu quả kinh tế - xã hội
cao, vừa là dự án mẫu về bảo vệ môi trường sinh thái“ mà chúng ta
phải tìm tòi các sự việc người dân đang trải qua trong cuộc sống đời
thường ngày bằng đau thương, mất mát, bệnh tật, mạng sống, hậu quả tai
hại về sức khỏe có thể kéo dài nhiều năm và qua nhiều thế hệ. Nơi đây
không chống đối cực đoan, nhưng chúng ta chứng minh những gì do con
người dưới sự lãnh đạo của csVN và Tàu gây ra trầm trọng về phương cách
đầu tư dự án cực đoan một chiều bất chấp hệ lụy xấu sau này và thật vô
trách nhiệm khi gây ô nhiễm môi trường làm tai hại rất lớn đến sức khỏe
của người dân.
Khi người Tàu chính thức đóng cửa các quặng mỏ
Bauxite tại xứ sở họ và người Ấn Độ cũng làm như thế để ngăn ngừa hậu
quả phá hoại môi trường sinh thái nơi đất nước của họ thì ông Dũng lấy
trí tuệ nào hoặc lấy tài năng gì để bảo đảm cho câu nói tại Tây Nguyên:
“Công ty Chalieco (Tàu) hứa trước thủ tướng sẽ làm tích cực để nhà
máy hoàn thành đúng tiến độ, "bàn giao cho nhân dân VN một nhà máy
alumina hiện đại".“
Ông Dũng còn huênh hoang với nhà thầu
Chalieco và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam nếu dự án ở Tân Rai
triển khai tốt, hiệu quả, đảm bảo đúng các yêu cầu đã được phê duyệt về
kinh tế, môi trường... thì VN sẽ mở rộng việc xây dựng những nhà máy
Alumina khác. Ông ta còn nịnh hót Chalieco: dự án đang triển khai ở
Tân Rai ngoài hiệu quả kinh tế còn đóng góp rất quan trọng cho quan hệ
Việt Nam - Tàu, do đó phải làm thật tốt, uy tín.
Tin tức
từ trang Website http://bauxitevietnam.info đã có những phản biện đối
lập từ những vị chủ trương vận động chữ ký vào bản Kiến nghị xin dừng
dự án Bauxite:
- GS TS Nguyễn Thế Hùng nhìn thấu rõ đường hướng chính trị tại Tân Rai: “Tôi nghĩ cách Trung Quốc chiếm Việt Nam không tốn một viên đạn là khống chế được Tây Nguyên.“
- GS Nguyễn Huệ Chi thách thức sự trong sáng của thủ tướng Dũng trước toàn dân: “Chúng tôi mong rằng trước khi thủ tướng đi thị sát thì ông phải nói với quốc dân rằng vấn đề này đã được Quốc hội thông qua.“ Và GS Huệ Chi nhắc thêm ý chí cương quyết: “Lập
trường của chúng tôi, của những người ký vào bản Kiến nghị không thay
đổi. Chúng tôi nghĩ đây là một cách ông Thủ tướng muốn trấn an dân.”
- GS Nguyễn Huệ Chi bức xúc về độ tin cậy vào ông Nguyễn Tấn Dũng: “Sự
thực thì có giải quyết được như ông ấy nói không còn là một vấn đề
khác. Hai công trình đường ngầm Kim Liên và Thủ Thiêm còn sờ sờ đấy”.
Chúng
ta được nhắc thêm về tiếng kêu gọi nặng ký nhất về vấn đề quốc phòng
tại Tây Nguyên của cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp: 3 tâm thư đã được gửi
đến ngài thủ tướng Dũng nhưng không được đón nhận ân cần (có thể so
sánh như những cảnh báo cho cầu Cần Thơ và Hầm Thủ Thiêm từ các chuyên
gia đã nhìn thấy trước những hậu quả không lường được).
Về
luật pháp thì luật sư TS Cù Huy Hà Vũ đã can đảm đại diện toàn dân khởi
kiện ông Dũng về vụ Bauxite Tây Nguyên vào ngày 03/7/2009 lên Tòa án
Nhân dân tối cao vì ban hành trái pháp luật quyết định phê duyệt khai
thác chế biến sử dụng quặng Bauxite.
Danh sách ký tên vào bản
kiến nghị tại trang Web http://bauxitevietnam.info đã lên đến 2.303 cá
nhân ủng hộ. Ngoài ra còn trang Website www.dcctvn.net của Dòng Chúa
Cứu Thế được kêu gọi từ linh mục Lê Quang Uy với chủ trương “HÃY CỨU
LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ” từ ngày 25/4/2009 đã có 9.841
người ký tên từ trong nước lẫn ở hải ngoại ủng hộ. Đặc biệt thư kêu gọi
của linh mục Quang Uy đã được dịch sang các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đan
Mạch, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Đó là những lời cảnh báo thật đúng đắn
trước thảm họa Bauxite cho nhà nước csVN.
Một điều quan trọng
khi nhìn vào thực trạng công nghệ gây ra hệ lụy nguy hiểm bệnh tật rộng
lớn của Tàu ngày nay, thì ai cũng có thể cảm nghiệm rõ ràng rằng chính
phủ cộng sản Tàu không thương dân của họ qua những mầm mống tác động
gây ra bệnh tật và góp tay trực tiếp phá hoại môi trường sinh thái, thì
làm sao người Tàu có khả năng thương dân Việt Nam chúng ta được.
Một
điều hiển nhiên thế giới đang phải chứng kiến các hãng sản xuất của Tàu
trong nhiều thập niên đã xả quá nhiều các chất độc ra sông, suối, đất
trồng nhiều hơn là thải chúng một cách an toàn. Thậm chí, các chính
quyền địa phương cũng làm ngơ vì không muốn ảnh hưởng tới nền kinh tế
trong vùng.
Điều khác tại Việt Nam, một mặt nhà nước cs Việt Nam
rêu rao tội ác Da Cam và các dị tật khủng khiếp của nó. Đúng, đó là một
tội ác gây cho bao nhiêu nạn nhân đau khổ về thể xác và tinh thần,
nhưng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đang tiếp tay gây tội ác cũng giống y
như vậy khi ông ta chưa minh định được rõ ràng hậu quả không lường của
bụi đỏ Bauxite.
- Cứ độc đoán tiến hành các dự án phát triển
quặng mỏ vì lợi ích nhỏ trước mắt nhưng lại quên đi các tác hại nguy
hiểm lâu dài trong môi trường sinh thái thì đó là một trọng tội trước
toàn dân.
- Cứ đàn áp dân mình nhưng mù loà trước hiểm họa xâm
lăng của giặc phương Bắc là dồn dân tộc Việt Nam vào chỗ nhu nhược rồi
từ đó có thể rơi vào vòng nô lệ ngoại bang. Đó là tội đồ phản quốc.
Nguồn: VietCatholic News
|