Chủ Nhật, 2024-12-22, 12:17 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tám » 27 » Khởi đầu của chiến dịch
8:12 AM
Khởi đầu của chiến dịch
BBC
Lê Công Định đọc bản nhận tội

Ông Lê Công Định xuất hiện trên truyền hình hai lần để nhận tội

Tuần vừa rồi, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về việc "Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã khởi tố vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia".

Cáo báo cũng cho hay "lực lượng chức năng đã bắt, triệu tập, mời làm việc 27 đối tượng". Được biết trong số các đối tượng này, một số người đã bị bắt từ tháng 9/2008 cho tới nay chưa xét xử.

Tuy nhiên, hồi tháng 7/2009 ông Nguyễn Xuân Nghĩa và năm người khác đã bị truy tố tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN' theo điều 88 bộ Luật Hình sự.

Mới nhất, năm người là Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi chống Nhà nước.

Từ Úc châu, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia có bài nhận xét việc bắt bất đồng chính kiến được tiến hành làm hai đợt, tháng 9/2008 và tháng 05-06/2009.

Nói chung họ đều bị buộc tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN' theo điều 88 và còn có thể bị buộc tội 'Phá hoại khối đoàn kết dân tộc' theo điều 87.

Tuy nhiên theo bài nhận định của ông Thayer, những người này chưa bị kết tội nặng hơn là có 'Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân' theo điều 79 hay làm 'Gián điệp cho nước ngoài' theo điều 80.

Giáo sư Thayer đặc biệt đề cập tới vai trò của báo chí trong việc đưa tin về các vụ chính trị này.

"Từ khi ông Tô Huy Rứa vào Bộ Chính trị hồi đầu năm ngoái, người ta thấy có một sự mài giũa trông thấy đối với báo chí chính thống trong việc tường thuật các trường hợp liên quan bất đồng chính kiến."

"Ông Rứa là trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, hợp tác chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các vấn đề về tư tưởng."

Từ khi ông Rứa được vào Bộ Chính trị, ông Thayer đã có nhận xét rằng việc này sẽ dẫn đến thắt chặt kiểm soát tư tưởng đối với đội ngũ trí thức, học giả, nhà báo và thanh niên sử dụng mạng internet.

"Điều này nay đã rõ ràng."

'Chiến dịch của phe bảo thủ'

"Việt Nam đang tìm cách lật lại chỉ trích về nhân quyền và tự do tôn giáo bằng cách khẳng định chủ quyền của mình trong lĩnh vực luật pháp."

Ông Thayer cho rằng chỉ dấu đầu tiên của xu hướng này là phiên tòa xử linh mục Nguyễn Văn Lý hồi 2007, khi buổi xét xử được truyền hình trực tiếp cho các nhà quan sát nước ngoài xem.

"Thông điệp là Việt Nam không có gì che dấu cả, và Cha Lý bị tù vì vi phạm pháp luật chứ không phải vì lý do chính trị."

Đợt trấn áp bất đồng chính kiến hiện nay là mở đầu chiến dịch của phe bảo thủ về tư tưởng và khối an ninh trong Đảng nhằm hình thành các chính sách và ảnh hưởng việc lựa chọn lãnh đạo trước Đại hội Đảng đầu 2011.

GS Carlyle Thayer

Giáo sư Thayer nhận xét rằng có một sự thiếu hụt trong cách tuyên truyền của báo chí Việt Nam, khi họ sử dụng những cụm từ nặng như "lực lượng chống đối", "phản động", "lật đổ chế độ"... nhưng không chỉ ra được bằng chứng nào cho thấy bất cứ người bị bắt nào đã lên kế hoạch hoặc đã sử dụng biện pháp bạo lực nhằm lật đổ.

"Những gì viết trên báo chí nhà nước cho thấy rằng bổn phận của Việt Nam trước hiến pháp và công pháp quốc tế về tự do ngôn luận và tự do hội họp đã không được tuân thủ."

Ngay cả các bài báo về vai trò của nước ngoài trong các hoạt động chống đối, theo ông Thayer, cũng chỉ chỉ ra được rằng tiền của nước ngoài đã được sử dụng để mua máy tính hay điện thoại di động, chứ không phải súng đạn hay vũ khí.

Báo chí trong nước cũng chưa đưa ra bằng chứng nào thuyết phục để chứng minh rằng các đảng phái ở nước ngoài như đảng Dân chủ Việt Nam hay Việt Tân là tổ chức phản động.

Giáo sư Thayer cho rằng có lẽ đáng chú ý hơn cả, là các cáo buộc khác, như các nhân vật bị bắt đã 'xuyên tạc chính sách', 'bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước' hay "chia rẽ đoàn kết nội bộ Đảng' vv..

"Nói cách khác, các nhân vật bất đồng chính kiến đã đưa ra các chủ đề tế nhị như bauxite, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, và tham nhũng ở tầng lớp lãnh đạo cao cấp."

Một chi tiết nữa là việc viện tới tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một số nhà bất đồng chính kiến đã sử dụng trong các bài viết của họ.

Hồ Chủ tịch chủ trương 'đoàn kết dân tộc' và theo đuổi đưởng lối chính trị tương đối ôn hòa.

Từ những năm 1950, đường lối này đã bị thay bởi phe tư tưởng cứng rắn trong Đảng.

"Phe này chắc chắn không thể để các nhân vật bất đồng chính kiến thời nay sử dụng di sản của ông Hồ."

Ông Thayer kết luận:

"Đợt trấn áp bất đồng chính kiến hiện nay là mở đầu chiến dịch của phe bảo thủ về tư tưởng và khối an ninh trong Đảng nhằm hình thành các chính sách và ảnh hưởng việc lựa chọn lãnh đạo trước Đại hội Đảng đầu 2011."

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 896 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 14
Khách: 14
Thành Viên: 0