Hôm ngày 7 tháng 4 vừa qua, lại có thêm một thư tố cáo của công
dân Hà Nội gửi đến giám đốc Công An thành phố này về những vi phạm pháp
luật của công an tại địa bàn mà ông này quản lý.
Đơn tố cáo của ông ông Nguyễn Tường Thụy được đăng tải trên Blog nguyenxuandien
Người viết đơn tố cáo là ông Nguyễn Tường Thụy. Ông này là một cựu
chiến binh đã nghỉ hưu, hiện ngụ tại số nhà 11 Cụm Quỳnh Lâm, xã Vĩnh
Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lối hành xử thô bạo thiếu văn hóa
Theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Tường Thụy thì đúng một tháng trước
ngày ông này viết đơn tố cáo, ông đã bị bốn người đến nhà lúc ông đang
nghỉ trưa. Một trong bốn người đó mặc sắc phục công an. Họ đưa cho ông
một mảnh giấy nói ông bị triệu tập phải đi làm việc tại công an huyện
Thanh Trì.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tường Thụy việc triệu tập đó có những điều
mà theo ông là ‘ngang ngược’, vi phạm những qui định trong pháp luật
Việt Nam. Vào ngày 8 tháng 4, ông cho biết:
"Điều mà tôi bức xúc là yêu cầu được làm vệ sinh, thay quần áo để
đi, họ không đồng ý và lập tức cưỡng bức luôn, rất là thô bạo. Đến bây
giờ tôi vẫn còn bức xúc về những hành vi thô bạo của họ ngày hôm ấy.” ông Nguyễn Tường Thụy
Ông Nguyễn Tường Thụy trong 1 lần đi biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa.
(Sự ngang ngược) thể hiện ở chỗ: đối với giấy triệu tập tôi có
thể đi và có thể đi vào lần khác, hoặc là những lần triệu tập tiếp theo
tôi mới đi. Và không có ai đưa giấy triệu tập đến sát giờ. Ít nhất phải
đưa trước một vài ngày để người ta còn sắp xếp thời gian. Điểm nữa khi
công an đến nhà tôi đưa giấy triệu tập, chỉ có một người mặc sắc phục, còn những người khác không mặc sắc phục, tôi không biết đó là ai và họ không xưng tên tuổi.
Điều mà tôi bức xúc là yêu cầu được làm vệ sinh, thay quần áo để
đi, họ không đồng ý và lập tức cưỡng bức luôn, rất là thô bạo. Đến bây
giờ tôi vẫn còn bức xúc về những hành vi thô bạo của họ ngày hôm ấy.
Ông Nguyễn Tường Thụy trưng ra những điều trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam
mà ông cho là những công an huyện Thanh Trì đến bắt ông đi hôm ngày 7
tháng 3 năm 2012 là vi phạm. Đó là điều 123 và điều 125 về việc bắt giữ
người và xâm phạm bí mật, an toàn, thư tín, điện thoại, điện tín của
người khác.
Trong đơn tố cáo, ông Nguyễn Tường Thụy nêu rõ sau khi cưỡng bức ông
đến trụ sở công an huyện Thanh Trì, ba người làm việc với ông đã giật
điện thoại trên tay ông để khám xét rồi lập biên bản những thông tin cá
nhân được ông lưu trữ trong máy điện thoại.
Những người làm việc không cho biết ông Nguyễn Tường Thụy phạm tội gì
mà phải bị triệu tập đến làm việc ở trụ sở công an. Trong suốt thời
gian làm việc họ chỉ hỏi những câu xoay quanh buổi họp mặt chào mừng
ngày 8 tháng 3 mà bản thân ông này và một số thân hữu muốn tổ chức tại
nhà hàng Quốc Bảo.
"Còn hành vi thô bạo của họ, tôi nghĩ họ đã quen rồi, họ được
nuông chiều, và có thể họ được bật đèn xanh. Mặc dù trái pháp luật nhưng
họ vẫn cứ làm. Các anh không lạ gì chuyện công an chà đạp lên pháp luật
ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung.” Ông Nguyễn Tường Thụy đưa ra nhận định về việc bắt giữ ông hồi ngày 7 tháng 3 vừa qua như sau:
Mục đích của việc bắt tôi họ cũng đã cho tôi biết là để tách tôi ra khỏi
cuộc họp mặt chào mừng ngày 8 tháng 3, Ngày Phụ nữ Quốc tế. Mục đích
của họ chỉ có thế thôi. Họ nghĩ rằng tôi và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
đứng ra tổ chức cuộc họp mặt hôm ấy; nên hôm đó tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
cũng bị bắt giam ở đồn công an số 6 Quang Trung, Hà Đông.
Một vài lối hành xử của công an nhân dân.RFA file
Còn hành vi thô bạo của họ, tôi nghĩ họ đã quen rồi, họ được
nuông chiều, và có thể họ được bật đèn xanh. Mặc dù trái pháp luật nhưng
họ vẫn cứ làm. Các anh không lạ gì chuyện công an chà đạp lên pháp luật
ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Nhiều cái họ làm hết sức
ngang nhiên và cũng không ai can thiệp gì, và họ không bao giờ bị xử lý
về vấn đề gì cả.
Chúng tôi đã điện thoại đến số của giám đốc Công an thành phố Hà Nội, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh; nhưng máy reo rồi tắt.
Ai được miễn ‘Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật’?
Như ông Nguyễn Tường Thụy cho biết ông từng bị bắt một cách đột ngột
mà ông cho là trái pháp luật hồi mùa hè năm ngoái khi đang tham gia cùng
một số người khác biểu tình, tuần hành chống Trung Quốc gây hấn, xâm
chiếm biển đảo của Việt Nam.
"…nếu có những hành vi vi phạm về quyền con người, có những hành
động bắt người trái luật như đã xảy ra trong thời gian qua; bản thân tôi
còn tiếp tục kiện và những người trong hoàn cảnh của tôi- những người
bạn của tôi, họ cũng sẽ làm như thế” ông Nguyễn Tường Thụy
Sau khi những cuộc biểu tình đó bị cấm với lệnh từ ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội, cũng như những thông tin về người biểu tình được đưa
lên đài truyền hình và phát thanh Hà Nội, có những đơn thư khiếu nại,
cũng như đơn kiện về những việc làm không đúng luật của các cấp chính
quyền và cơ quan tại Hà Nội.
Cho đến nay hầu như những đơn thư khiếu nại, hay đơn kiện về những
việc liên quan đều không được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên theo ông
Nguyễn Tường Thụy, cần phải tố cáo những vi phạm pháp luật chứ không thể
để tình trạng đó kéo dài mãi như lâu nay. Ông nói:
Lần này tôi làm đơn tố cáo vì trước đây trong đợt họ bắt chúng tôi 46
người đưa về đồn công an Mỹ Đình, đó là lần đầu tiên tôi nghĩ chưa cần
thiết phải tố cáo. Và tôi nghĩ vì có những lần có những người bị bắt mà
không tố cáo nên mới sinh ra những lần sau họ làm một cách ngang ngược
hơn. Vụ tôi bị bắt vừa rồi là ngang ngược hơn hôm bị bắt lên xe ngày
17/7/2011.
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” – "Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân quên mình”
Tôi nghĩ phải dựa trên ý thức bảo vệ pháp luật trước những việc
họ làm như thế trước hết làm đơn gửi đến những người có thẩm quyền để xử
lý những hành động đó. Tôi mong những hành vi đó không tái diễn đối với
tôi. Và điều mong muốn nhất của chúng tôi là pháp luật phải được tôn
trọng, quyền công dân phải được tôn trọng.
"Chế độ này làm người dân Việt Nam không có quyền tự
do, không có sự công bằng. Mất tất cả các quyền tự do rồi. Tất cả mọi
người dân đều uất ức chứ không phải một mình tôi đâu. Kể cả cán bộ, Đảng
viên người ta cũng bức xúc với chế độ này; nhưng rồi người ta cũng phải
chịu.” ông Nguyễn Tường Thụy
Chúng tôi sẽ không bao giờ vì chuyện họ tiếp
tục hành xử thô bạo như vậy, họ cứ tiếp tục lờ đi không giải quyết đơn,
nếu có những hành vi vi phạm về quyền con người, có những hành động bắt
người trái luật như đã xảy ra trong thời gian qua; bản thân tôi còn tiếp
tục kiện và những người trong hoàn cảnh của tôi- những người bạn của
tôi, họ cũng sẽ làm như thế.Cũng vào sáng ngày 8 tháng tư, một
người dân bị cưỡng chế đất một cách bất công, dù rằng nhà đất ông không
nằm trong phạm vi giải tỏa để làm đường Hồ Chí Minh, nói về những vi
phạm pháp luật công khai của chính quyền khiến cho người dân mất đi
những quyền căn bản của họ:
Chế độ này làm người dân Việt Nam không có quyền tự do, không có
sự công bằng. Mất tất cả các quyền tự do rồi. Tất cả mọi người dân đều
uất ức chứ không phải một mình tôi đâu. Kể cả cán bộ, Đảng viên người ta
cũng bức xúc với chế độ này; nhưng rồi người ta cũng phải chịu.
Pháp luật được đề ra trong quá trình phát triển của con người như là
một công cụ giúp ổn định trật tự, điều hòa mọi quan hệ trong xã hội.
Chính quyền Việt Nam cũng đề ra khẩu hiệu ‘Sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật’. Thế nhưng trong thực tế những hành xử vi phạm pháp
luật của các cơ quan công quyền vẫn xảy ra thường xuyên như đối với vụ
việc của ông Nguyễn Tường Thụy vừa nêu trong đơn tố cáo ký ngày 7 tháng 4
vừa qua.
Gia Minh, biên tập viên RFA
|