Phan Tường Vi
Cắt cả đoạn, bứng cả câu và xén từng con chữ trong bài của ký giả Kathy Chu
Mới đây, ký giả Kathy Chu viết bài "Kinh tế Việt Nam thu hút một số
người rời Việt Nam trong thập niên 1970 giờ trở lại,” (Vietnam's
economy lures some who left in the 1970s) được đăng trên tờ USA Today
ngày 18 tháng Tám năm 2010. Chỉ mấy ngày sau đó, bài này đã được dịch
sang tiếng Việt với tựa đề "Làn sóng người Việt về nước kinh doanh” đi
trên vnexpress.net.
Người dịch, tên Hà Thu, đã cắt nhiều đoạn và xén nhiều chữ trong nguyên
bản. Điều này vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong
ngành truyền thông là không tôn trọng sự trung thực, thứ nhì là không
tôn trọng tác giả và sau cùng nhưng quan trọng nhất là coi thường độc
giả.
Sự cắt xén, xào nấu này là do người dịch Hà Thu, hay Tổng Biên tập báo
vnexpress.net, hay chính sách của Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản Việt
Nam? Khó mà có được câu trả lời thoả đáng. Chỉ biết, vnexpress.net là
một báo mạng nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước Cộng sản Việt Nam; có
nghĩa, là một tờ báo theo lề phải. Phải đến nỗi gọt nhẵn nhụi một số
đoạn nói về những sai lầm mắc phải của nhà nước Cộng sản Việt Nam trong
quá khứ cũng như hiện nay.
| Sài Gòn về đêm và nhìn từ xa. Nguồn: Onthenet
|
Mời bạn đọc theo dõi hai bài báo theo ‘links’ ở cuối bài để so sánh.
Riêng cho những bạn đọc không có nhiều thì giờ, xin được trình bày
những đoạn "báo lề phải” đã cắt, và đã "xào nấu” nguyên bản như thế nào.
Đoạn đầu tiên trong nguyên bản của Kathy Chu bị Hà Thu cắt đi trong bản tiếng Việt đăng trên vnexpress.net là câu mở đầu như sau:
"At
age 9, Johnny Tri Nguyen fled by fishing boat from this war-torn land
of re-education camps and rationed food. He and his family were
captured twice — and jailed — before finally escaping and establishing
a life for themselves in California.”
Tạm dịch:
"Mới
9 tuổi, trên một chiếc tàu đánh cá, Johnny Trí Nguyễn đã rời đất nước
vốn đã tan nát vì chiến tranh nay là vùng đất của những trại tù cải tạo
và tem phiếu, sổ gạo. Trí và gia đình đã bị bắt hai lần – và bị tù -
trước khi họ đào thoát thành công và tái lập cuộc đời cho chính họ ở
California.”
Trong đoạn bị cắt thứ nhì, Kathy Chu nhắc lại cho độc giả một giai đoạn sau 1975, nguyên văn như sau:
"The
fall of South Vietnam to the communist North in 1975 left the country
bound by a totalitarian regime that stripped many people of their land
and businesses. The legacy of the war and the party's clampdown on free
markets was rampant poverty. Change came in the mid-1980s, when Vietnam
instituted reforms called doi moi that opened up the economy to foreign
investment and introduced some forms of capitalism.”
Tạm dịch:
"Sự
kiện miền Nam mất vào tay miền Bắc cộng sản năm 1975 đã đưa cả đất nước
vào một chế độ độc tài toàn trị. Chế độ mới đã cướp đi đất đai và
phương tiện kinh doanh của nhiều người. Di sản chiến tranh cộng với sự
phá bỏ thị trường tự do của đảng (Cộng sản Việt Nam) là nghèo đói kiệt
quệ. Sự thay đổi chính sách vào giữa thập niên 1980, khi Việt Nam tiến
hành cải cách gọi là ‘đổi mới’, mở rộng nền kinh tế cho ngoại quốc đầu
tư và đưa vào đó một số dạng thức của chủ nghĩa tư bản.”
| Sài Gòn về đêm và nhìn gần. Nguồn: Onthenet
|
Đoạn thứ ba cũng hoàn toàn bị cắt trong bản dịch của Hà Thu:
"Oppression
and lack of religious and political freedoms are also causing concern
among some of the Viet Kieu. Some people interviewed said they felt
constrained about discussing injustices for fear of offending the
government and inviting actions against them or their businesses. The
U.S. State Department has criticized Vietnam for its jailing of
political opponents and especially Catholic priests and bloggers who
speak out in favor of the kinds of basic freedoms the Viet Kieu have
enjoyed in the West. The Viet Kieu, because they have citizenship
elsewhere, generally enjoy more freedoms than Vietnam's citizens.
"The progress made on the economic front has not transferred in any way
to human rights," says Phil Robertson, deputy director for Human Rights
Watch's Asia division. "There are still significant restrictions on
freedom of association and independent trade unions, and the government
uses very broad national security legislation to go after dissidents.”
Tạm dịch:
"Sự
đàn áp và thiếu vắng tự do chính trị cũng như tôn giáo cũng làm cho
Việt Kiều quan tâm. Một số người khi được phỏng vấn nói rằng họ cảm
thấy phải cố gượm lại không nói về những bất công, vì sợ đụng chạm đến
nhà nước và không khác chi rước tai họa đến cho họ cũng như việc làm ăn
của họ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích Việt Nam vì đã bỏ tù những
người đối lập chính trị và đặc biệt là những tu sĩ Thiên Chúa giáo và
những bloggers, những người lên tiếng ủng hộ, cổ xúy cho những tự do
căn bản mà Việt Kiều được hưởng ở phương Tây. Việt Kiều, vì họ mang
quốc tịch nước khác, thường hưởng được hưởng nhiều tự do hơn công dân
Việt Nam.
"Những thành tựu đạt được trong lãnh vực kinh tế đã không thấy trong
lãnh vực nhân quyền,” phó giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đặc
trách Á châu ông Phil Robertson nói. "Vẫn có nhiều hạn chế lớn lao về
tự do lập hội và nghiệp đoàn độc lập, và nhà nước dùng luật an ninh
quốc gia một cách mơ hồ để bắt những người bất đồng chính kiến.”
Đó là cắt từng đoạn, và giờ là ngắt từng câu,
khi Kathy Chu nói về một Việt Kiều hiện đã về sống ở Việt Nam là ông
Nguyễn Quí Đức. Bà viết: "Nguyen Qui Duc, who moved to Hanoi and
started Tadioto bar and art gallery, doesn't enjoy the same creative
freedoms in Vietnam — a country where state censorship is widespread —
that he had as a journalist and as an artist in the United States. Duc,
who once hosted a radio show on Asian affairs in the United States,
says he has learned to work within the system in Vietnam.
Tạm dịch:
"Nguyễn
Quí Đức, người trở về Hà Nội và mở quán rượu Tadioto và một phòng triển
lãm tranh, đã không có được cùng sự tự do sáng tạo ở Việt Nam – nơi mà sự kiểm duyệt của nhà nước có mặt khắp mọi nơi - một sự tự do sáng tạo mà ông Đức như một nhà báo và một nghệ sĩ ở Hoa Kỳ đã từng hưởng.”
Thế nhưng, bản dịch của Hà Thu như sau:
"Nguyễn
Quý Đức đã đến Hà Nội và mở khu triển lãm kèm quán bar Tadioto. Nhưng
anh vẫn thấy thiếu sự tự do sáng tạo so với nước Mỹ.”
Tại sao lại cắt mất điều ký giả Kathy viết: "Việt Nam – nơi mà sự kiểm
duyệt của nhà nước có mặt khắp mọi nơi”? Đó không là một sự thật sao?
| Sài Gòn ban ngày ban mặt và nhìn thật gần. Nguồn: Onthenet
|
Không những đoạn, câu mà ngay cả con chữ cũng còn bị xén, như trong
đoạn ký giả Kathy Chu viết về lý do làm người Việt vượt biên 35 năm
trước đây, bà viết:
"Khi
cuộc Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 35 năm trước đây, hằng triệu người
đã rời cái đất nước cộng sản mà sự phát triển gặp phải khó khăn vì
chiến tranh, trấn áp và bất định để tìm kiếm một đời sống tốt đẹp hơn cho chính mình và con cái của họ ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và châu Âu.”
Nhưng trong bản dịch của Hà Thu, chữ trấn áp – oppression – một con chữ trong một câu dài chưa tới bốn chục chữ đã bị xén
mất. Nhưng phải chăng sự trấn áp đó là sự thật, khi hằng trăm ngàn
người làm việc cho chính quyền miền Nam trước đây bị đi tù cải tạo, gia
đình họ bị đưa đi kinh tế mới, chính sách cải tạo công thương nghiệp
ngăn sông cấm chợ, lùa nông dân vào hợp tác xã… làm đời sống người dân
đi đến tận cùng của nghèo đói. Sự trấn áp người dân qua chế độ hộ khẩu,
tem phiếu, công an khu vực, lý lịch… và những sai lầm mắc phải trong
giai đoạn đó giờ đã qua rồi. Sai lầm đã được thay đổi, nền kinh tế Việt
Nam giờ đây tốt đẹp hơn nhiều so với thời 1975-1980. Tại sao không thừa
nhận những sai lầm một cách thẳng thắn?
Những điều ký giả Kathy Chu viết có thể đúng hoặc sai, nhưng sự phán
xét cuối cùng thuộc về độc giả. Người dịch Hà Thu và vnexpress.vn không
nên cắt từng đoạn, xén từng câu và thậm chí chỉ một con chữ như thế.
Vừa không tôn trọng tác giả, vừa coi thường độc giả.
Một cung cách làm văn hoá qua chuyện cắt, xén, đục, đẽo ba rọi như thế
này, một lần nữa, nó thể hiện một cái trí tuệ lùn – lùn xịt, lùn tịt,
lùn tè - của nền báo chí lề phải của nhà nước Cộng sản Việt Nam.
© DCVOnline
|