Ngày
14-9-2009, Hội Đồng Viện Nghiên Cứu Phát Triển, gọi tắt là IDS, đã họp
phiên toàn thể, quyết định tự giải thể để biểu thị thái độ dứt khoát
của Viện đối với Quyết Định 97.
RFA PHOTO
Tiến
sĩ Lê Đăng Doanh (phải), một thành viên của IDS tham dự cuộc hội thảo
về Việt Nam ở Đại Học Princeton hôm 17 và 18 tháng 10-2008.
Việc
giải thể này đang là mối quan tâm hàng đầu của giới
trí thức Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay.
Nội
dung Quyết Định 97 có điều gì quan trọng để dẫn
tới việc phải tự
giải thể một viện
tập trung nhiều trí thức tâm huyết nhất Việt
Nam hiện nay như vậy? Mặc
Lâm có bài tìm hiểu vấn đề này với
chính các thành viên trong viện
sau đây.
Buồn,
tiếc…
Viện
Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) được thành lập cách đây hai năm với 16 thành viên chính thức là GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh,
Bà Phạm Chi Lan, GS Chu Hảo, GS Phan Huy Lê, GS Tương Lai, Nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển cùng nhiều người khác.
Những
khuôn mặt trí thức quen thuộc này không những thường xuyên có các bài viết nghiên cứu
hay phản biện về những
vấn đề kinh tế, giáo dục,
xã hội cũng như khoa học mà còn có những
tiếng nói về vấn đề
bauxite, Trường Sa -
Hoàng Sa…
Tôi rất
lấy
làm tiếc
và rất
lấy
làm buồn
rằng
là chúng tôi phải tự giải
thể
cái Viện
Nghiên Cứu Phát Triển IDS. Viện
này là do cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt
đã có hướng
dẫn
và đã có gửi gắm để chúng tôi thực
hiện.
TS Lê Đăng Doanh
Trước
quyết định giải thể
này, TS Lê Đăng Doanh cho biết
cảm nghĩ của ông như sau:
“Cá nhân tôi thì rất
lấy
làm tiếc
và rất
lấy
làm buồn
rằng
là chúng tôi phải tự giải
thể
cái Viện
Nghiên Cứu Phát Triển (IDS). Viện
này là do cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt
đã có hướng
dẫn
và đã có gửi gắm để chúng tôi thực
hiện.
Cho nên tôi hy vọng
là sẽ
có một
ngày nào đó chúng tôi lại có thể
lại
tham gia một cái viện để thực
hiện
cái nguyện vọng đó của
cố
Thủ
Tướng
Võ Văn Kiệt, khi mà những điều
kiện
thích hợp
lại
được
thiết
lập.”
Bà Phạm
Chi Lan, một thành viên của viện, cũng tỏ
ý tiếc về việc không còn cơ
hội làm việc chung với các vị giáo sư
mà theo bà thì đây là những
người mà bà tìm thấy sự làm việc
cũng như kiến thức đáng để
bà học hỏi:
Bà Phạm Chi Lan (giữa), một thành viên của IDS trong buổi tọa đàm "Giải
pháp với hàng Trung Quốc chất lượng thấp", do VietnamNet tổ chức hôm
16-6-2009.
“Cảm
tưởng
của
tôi thì có thể nói là tôi cũng thực sự
tiếc
về
sự
giải
thể
này. IDS mới thành lập được 2 năm nay
thôi là cũng bắt đầu có được những
hoạt
động
cũng được
xã hội
quan tâm, và bản thân tôi tham gia vào Viện
(thì) tôi học hỏi được rất
nhiều
từ
những
vị
giáo sư,
những
nhà nghiên cứu rất xuất sắc
ở
Viện,
cho nên được làm việc với những
người
như
vậy
thì cũng là hân hạnh lớn của
tôi.”
Quyết
định 97
Lý do mà Viện
IDS tuyên bố giải thể phát xuất
từ Quyết Định số
97 của Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng, trong đó khoản 2, điều 2 của
quyết định này ghi: “cá nhân thành lập tổ chức
khoa học công nghệ chỉ hoạt
động trong lĩnh vưc thuộc Danh mục
ban hành kèm theo Quyết định này.”
Đối với một tổ
chức nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như nhiều vần
đề có liên quan đến xã hội, giáo dục,
kinh tế… như Viện IDS thì điều
khoản này vi phạm hai quyền tự do cơ
bản.
Thứ nhất, việc quy định
chỉ cho phép hoạt động trong lĩnh vực
thuộc danh mục mà chính phủ ban hành kèm theo, điều này cản trở
nghiêm trọng quá trình
nghiên cứu và phát triển. Khoa học là một tiến
trình hoàn toàn mới mẻ mà không một nhà bác học nào có thể tiên đoán sẽ xảy ra nhờ
những phát minh của con người.
Chỉ
thông qua sự vận động thường
trực của cuộc sống
mới này sinh những ý tưởng sáng tạo
nhằm phục vụ nhân sinh từ
các nghiên cứu và phát minh.
Ban hành một danh mục để theo đó hoạt
động là một cách thức khác cho chính sách “lề bên phải” đặt
để cho giới nghiên cứu phải tuân theo.
Việc
ban hành danh mục này cho
thấy các nhà hoạch định chính sách của
chính phủ vẫn chưa nhận
thức rõ tầm quan trọng của nghiên cứu
khoa học, và do đó những trở ngại
lớn lao mà danh mục này tạo ra khiến
cho các cơ quan nghiên cứu độc lập
và nghiêm túc không thể
làm việc hữu hiệu.
Điểm
thứ Hai, khi QuyếtĐịnh
97 nêu rõ “nếu có ý kiến phản biện
về đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
cần gửi ý kiến đó cho cơ
quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được
công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với
danh nghĩa của tổ chức khoa học
và công nghệ.”
Theo bức
thư giải thể của
IDS thì quy định này sai
pháp luật một cách nghiêm trọng. Việc ngăn cản
đưa ra những phản biện
công khai khác nào bịt miệng trí thức vì chỉ có công khai thì phản biện
mới có giá trị.
Bất cứ phản biện
nào nằm trong vòng bí mật chỉ nên được
áp dụng cho công chức ăn lương của
cơ quan nhà nước, nếu họ
muốn đưa ra gải pháp nào đó chỉ
trong phạm vi cơ quan của họ
mà thôi.
Đối với một tổ
chức hoạt động độc
lập thì việc bó buộc này được
xem như là biện pháp đề phòng những phản hồi
có tính cách xây dựng cho
đất nước nhưng lại
có thể gây thiệt hại cho cá nhân hay một
tập thể nào đó trong guồng máy nhà nước.
TS Nguyễn
Quang A, Viện Trưởng Viện IDS, cho biết
nếu viện không giải thể mà cứ
tiếp tục làm việc như tinh thần
từ trước đến nay thì không thể
tránh được những việc ngoài ý muốn
xảy ra. Ông nói: “Chúng tôi thấy rằng
ngày mai trở đi nếu chúng tôi hoạt
động
như
vừa
qua sẽ
gặp
rất
nhiều
rắc
rối.”
Riêng đối
với Nhà văn Nguyên Ngọc, một thành viên của
IDS, thì cho rằng một trí thức chân chính không thể làm việc trong một
môi trường như Quyết Định
97 vẽ ra:
“Thật
sự
chúng tôi chả tiếc rẻ gì thái độ
dứt
khoát của
Viện
IDS đối
với
quyết
định
này. Chúng tôi phản đối quyết
định
này. Và chúng tôi thấy rằng tiếp
tục
hoạt
động
với
một
cái quyết
định
như
vậy
thì sẽ
là vô nghĩa và cũng sẽ không đúng đối
với
một
sự
hạn
chế
như
thế
trong hoạt động, can dự
như
thế
thì không còn là những người trí thức
chân chính”.
Chúng tôi phản đối quyết
định
này. Và chúng tôi thấy rằng tiếp
tục
hoạt
động
với
một
cái quyết
định
như
vậy
thì sẽ
là vô nghĩa và cũng sẽ không đúng đối
với
một
sự
hạn
chế
như
thế
trong hoạt động, can dự
như
thế
thì không còn là những người trí thức
chân chính.
Nhà văn Nguyên Ngọc
Yếu
tố Trung Quốc?
Điểm đặc biệt mà Quyết
Định 97 khuyến nghị những
người có phản biện nên gửi
ý kiến của mình tới những cơ
quan của nhà nước. Quy định này được Viện IDS nhấn
mạnh trong bức thư tuyên bố
giải thể với đoạn
viết như sau:
“Quá trình đi lên của
đất nước chưa có con đường
vạch sẵn, cuộc sống
có vô vàn vấn đề thuộc đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước
cần được phản biện
để có thể xử lý đúng đắn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất
nhiều ý kiến phản biện
về đường lối chính sách bị
cất hầu như không có thời
hạn trong các “ngăn kéo”
của các cơ quan chức năng hoặc của những
người có thẩm quyền có liên quan. Có quá nhiều phản
biện dưới mọi dạng
như kiến nghị, đề
nghị, thư, tài liệu nghiên cứu… không bao giờ được hồi
âm.”
Những
ghi nhận từ bức thư
tuyên bố này được thấy rất
rõ trong vụ bauxite và chống Trung Quốc đang xảy ra trên toàn quốc hiện nay. Hàng trăm kiến
nghị gửi đi nhưng không bao giờ
có hồi âm và một trong những thư kiến
nghị đó được gửi đi từ
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Thiếu
tướng Vĩnh từng là Đại Sứ
Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến
năm 1989. Trước đó ở trong quân đội ông là chính uỷ Khu 1, Cục Trưởng Cục
Tổ Chức - Tổng Cục
Chính Trị, Uỷ viên dự khuyết
Trung Ương Đảng 1960-1976.
Trong một
lần phỏng vấn với
chúng tôi về vấn đề bauxite, ông cho biết:“Có gửi cho Bộ
Chính Tri Đảng và tôi có thư gửi
cho Quốc
Hội
rồi.
Đến
Đại
tướng
Võ Nguyên Giáp mà cũng chả được hồi
âm nữa
là tôi.”
Nhà văn quân đội
Phạm Đình Trọng khi gửi tâm thư bức xúc của
mình vế vấn đề Trung Quốc
cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có kết
quả tương tự. Ông kể
lại:
Bạn nghĩ gì về Quyết định 97 và việc giải thể Viện Nghiên cứu phát triển IDS? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, e
mail: vietweb@rfa.org.
Nhà văn Phạm
Đình Trọng :Cái
trung của
kẻ
sĩ là không thể làm ngơ được thành ra đành
phải
viết
ạ.
Mặc
Lâm : Vâng. Rồi khi
bài viết của ông đã được gửi cho Thủ
Tướng thì ông có được cái phản hồi nào từ
Văn Phòng Thủ Tướng không?
Nhà văn Phạm
Đình Trọng :Thưa,
hoàn toàn không ạ. Thư Đại
tướng
Võ Nguyên Giáp mà họ còn im lặng,
đến
3 lần
mà họ
còn im lặng nữa mà.
Quyết
Định 97 đưa ra vào thời điểm trùng hợp
với những biến động
hiện nay đang góp phần khuấy động
những lo ngại từ nhiều
phía. Sau vụ bắt giữ các blogger và nhà báo, nay nhà nước đang chĩa hướng tấn công vào các trí thức bằng
các quyết định khó thể thuyết phục
dư luận.
Người
dân đang tự hỏi có phải đây chính là dấu
chấm hết cho một thời
gian tương đối dễ thở
vừa qua và sự chấm dứt
đột ngột này có liên quan gì đến những điều
mà dư luận vẫn cho là có yếu
tố Trung Quốc?