Thứ Ba, 2024-11-05, 8:37 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Năm » 30 » Giáo hội kiểu Việt Nam
9:19 AM
Giáo hội kiểu Việt Nam

Lâu tới mùa xuân (4) - Nới lỏng với Sài Gòn và Huế?

Bến Việt tiếp tục giới thiệu bản dịch đoạn cuối của phóng sự "Lâu tới mùa xuân" của tác giả Jacek Dziedzina trong phụ san đặc biệt "Giáo Hội kiểu Việt Nam" của tuần báo Gość NIedzielny - Ba Lan mới phát hành hôm 16 tháng 5 năm 2010.

Jacek Dziedzina (22.05.2010) Trọng tâm - "Vấn đề của giáo hội hiện nay nằm ở chỗ một số vị giám mục và linh mục quá dễ dãi trước những gì cộng sản làm. Người dân họ nhìn vào và rồi mất lòng tin…"


Ảnh Bến Việt chụp lại ảnh Gość Niedzielny

Góc ảnh của phụ san đặc biệt

Điện thờ dưới quầy hàng điện tử

Tối muộn, chúng tôi dùng bữa trong một quán ăn nhếch nhác nằm giáp biên giới Lào. Mấy người đầu bếp làm chả thịt chó bên chiếc ván nhưng chúng tôi đặt những món khoái khẩu khác. Khách du lịch thường không tản tới tận đây. Bác tài xế lái ô-tô chúng tôi quay đi quay lại mấy lần trong đêm tối. Cứ chốc lát ông lại điện thoại tới những người đang chờ chúng tôi. Hoặc ông lạc đường, hoặc phải làm vậy. Bác tài xế đột nhiên đưa xe vào một ngả đường tối mịt, dừng lại sau lối quẹo và 4 chiếc xe máy xuất hiện. Chúng tôi chuyển sang xe máy để chạy với tốc độ điên rồ biến vào bóng tối, mỗi xe một ngả. Mãi tới khi tới túp lều có chủ nhà chờ sẵn, chúng tôi lại gặp nhau. Túp lều đồng thời là tụ điểm của cộng đồng giáo dân trong vùng, người bố trong nhà đồng thời đại diện cộng đồng này. Chiếc bàn lung lay đặt trước ti-vi hôm nay được dùng làm bàn thờ. Lễ mi-sa đầu tiên sau mấy tháng trời, bắt đầu sau 23 giờ. – Dân làng nhiều khi bị công an gọi lên, bị dọa dẫm, bảo kí vào giấy bỏ đạo đã in sẵn – vị đại diện giáo dân nói. Ông nói tiếng Việt Nam mặc dù phần lớn người H’mong dùng ngôn ngữ riêng của mình, hoàn toàn khác biệt. Những người bạn của chúng tôi từ Hà Nội giúp thông dịch. Trước kia, người dân ở đây chỉ biết cúng thờ tổ tiên. Vị lãnh đạo nhóm công giáo nói cuộc sống của ông tốt đẹp hơn kể từ ngày ông biết cầu nguyện tới Chúa Zê-su. Và thế là cả làng theo ông. Mới đây, một thầy giáo đảng viên tới đây ở với nhiệm vụ „cải đạo” dân làng. – Tụi cộng sản rõ ràng rất khó chịu bởi không ai trong làng ghi danh vào đảng. – những người tôi gặp nói.

Hôm sau, chúng tôi tới một địa danh khác, tới điện thờ nằm dưới hầm cửa hàng điện tử. Giáo dân từ nhiều vùng xa tới đây dự lễ Mi-sa. Hôm nay họ được nghe bài giảng đầu tiên sau 4 tháng. Bởi rằng trong vùng không có cha đạo phụng sự, giáo dân chỉ gặp nhau 2 lần mỗi tuần, thứ năm và chủ nhật. Chính quyền nơi đây nhắm mắt cho qua bởi dân công giáo ở đây được mọi người quý mến, có quán ăn ngon và những dịch vụ khác cũng làm tốt. – Trong trường hợp chính quyền trên thành phố, vốn không biết nơi đây có điện thờ, kiểm tra, chính quyền xã sẽ bênh chúng tôi. – giáo dân nói. Ngay tại Sơn La, trung tâm của vùng, cũng có điện thờ hoạt động bất hợp pháp và chính quyền sở tại biết rõ điều đó. – Nhiều lần giáo dân bị bắt giữ - người lãnh đạo nhóm công giáo kể. Người lãnh đạo ở đây là người thế tục, như mọi nơi trong vùng. – Năm ngoái công an không cho linh mục tới nhân lễ Phục sinh dù bao nhiêu người chờ đợi linh mục tới. – ông nói tiếp.

Vị lãnh đạo đã nhiều lần viết thư thỉnh cầu được xây nhà thờ trong vùng. – Họ luôn từ chối và giải thích rằng trong vùng không có người theo thiên Chúa. – ông kể giọng mỉa mai. Chính ông cũng đã nhiều lần bị bắt. Ông cho chúng tôi xem đơn từ chính thức của chính quyền: mọi hoạt động tôn giáo trên địa bàn Sơn La đều là bất hợp pháp. Với đoạn luận chứng: người công giáo mang thang giá trị đạo đức khác thế nên công giáo là bất hợp pháp bởi ảnh hưởng an bình xã hội. Kí: đảng cộng sản. Tác giả của đơn phản đối, theo lời khuyên của các luật sư người công giáo, nói rằng hiến pháp đảm bảo tự do tôn giáo, vậy nên việc làm của chính quyền mới là bất hợp pháp.

Sẽ được thả

Chúng tôi trở về thủ đô trong tĩnh lặng. Quân nhận được sms, rằng bạn anh, một luật sư ở Sài Gòn vừa bị bắt. Anh là bloger nổi tiếng, viết nhiều điều phê phán chính quyền. – Chúng phá cửa rồi dùng bạo lực bắt anh ấy đi… - Quân đọc nội dung sms. – Đối với chúng tôi thì là chuyện thường ngày. Tôi gần như dám chắc rằng công an đang lục tìm hành lý của các anh đang để ở Hà Nội. Cũng may là các anh mang theo người máy tính và đồ dụng điện tử. Chúng chẳng làm gì các anh đâu nhưng chúng muốn biết hết mọi chuyện. Tất nhiên, chúng sẽ đi thăm tất cả những nơi nào chúng ta từng lui tới. – Quân nói thêm. Điều này quả thật đúng, ngay sau khi chúng tôi trở về nước. Một trong những người bị công an bắt giam là những người phụ nữ H’mong.

Hôm trước, Quân giảng giải với những người tụ họp bên điện thờ dưới hầm cửa hàng điện tử. Ngày hôm sau, anh kể cho chúng tôi biết đã nói gì với những người tụ họp tới nghe anh chăm chú. – Khi bị nhốt trong tù, tôi cầu nguyện, bỗng dưng được một cảm giác lạ kì trong tim và tôi khóc. Tôi nghe thấy gì đó như tiếng nói: đừng sợ, con sẽ được thả. Tôi cầu nguyện như vậy, có lẽ liên tục nửa giờ đồng hồ, khoảng 10 giờ sáng. Phải vài ngày sau, sau khi ra tù, xem lại tin tức cũ, tôi mới đọc được rằng thủ tướng Việt Nam tới Hoa Kỳ. Tôi biết rằng một trong những dân biểu tôi quen trước đó đã đứng lên bênh vực tôi và đòi trả tự do cho tôi. Tôi đọc được trong dòng tin, rằng cuộc gặp đó diễn ra từ 10 tới 10 giờ 30, tức là đúng lúc tôi cầu nguyện trong phòng giam! Tôi còn kể cho giáo dân chuyện ông tôi bị cộng sản bắt giữ hồi chiến tranh. Ông tôi và những người khác bị chói tay, bị dồn vào tường và bị đánh đập. Ông tôi mới nói với những người đánh ông rằng số phận của ông đằng nào cũng trong tay của Chúa, rằng ông và mọi người không biết sợ. Tới giờ, ông vẫn sống. Có lần ông gặp lại kẻ đã hành hạ ông và ông nói: thấy chưa, tôi vẫn sống, có đúng như tôi nói trước kia không? Số phận tôi trong tay của Chúa. Câu chuyện thứ ba anh Quân kể với giáo dân: ở một giáo phận nọ giáo dân thành lập hội công giáo của các nhà kinh doanh. Kể từ khi các nhà kinh doanh cầu nguyện và ban phát tiền tài cho kẻ nghèo, họ bắt đầu có những hợp đồng làm ăn rất hời. Họ thấy kể từ khi trao số phận mình vào tay Zê-su, công việc họ làm tiến triển tốt. Tôi nói với giáo dân như vậy để họ không đầu hàng, để động viên tinh thần cho họ.


Ảnh Bến Việt chụp lại ảnh Gość Niedzielny

Góc ảnh của phụ san đặc biệt

Nới lỏng?

Chúng tôi tới Huế miền trung Việt Nam sau 14 tiếng đồng hồ tra tấn trong chiếc xe bus lọc sọc. Thành phố lịch thiệp và êm ả hơn Hà Nội rất nhiều chủ yếu nhờ cung điện của vua khiến Huế nổi danh và mang âm hưởng thời thịnh vượng xa xưa. Huế nằm dưới vĩ tuyến 17, tức là dưới ranh giới chia Việt Nam làm hai đất nước khác biệt: Bắc và Nam Việt Nam sau hiệp định Ge-ne-vơ. Cộng sản lấy miền Bắc còn miền Nam lẽ ra phải là thung lũng dân chủ. Đã hơn một triệu người công giáo di cư từ bắc tới nam bởi e sợ gia tăng đàn áp. Trong số họ có cha mẹ linh mục John, người giờ đang ở Huế. Tới hôm nay chắc chắn có thể nói tình thế đã tốt lên nhiều. – vị linh mục nói. – Chính sách của nhà cầm quyền là làm sao gây dựng tâm lý hãi sợ, đàn áp, làm sao tạo cảm giác rằng chính quyền đang giám sát mọi việc hơn là đàn áp thực sự. – ông nói thêm. Dẫu vậy, ông công nhận rằng ở miền Nam mọi thứ thoáng hơn miền Bắc. Vị linh mục có tin vào chiến thắng của dân chủ không ư? – Người dân chẳng quan tâm tới chính phủ hay chính trị. Người dân chỉ nghĩ làm sao kiếm được nhiều tiền để tồn tại. Thế nên chưa có chỗ cách mạng trong lúc này – cha John nói vậy.

Thánh đường quốc gia ở La Vang cũng là nơi mang nhiều chỉ số của sự nới lỏng. Đây là địa điểm quan trọng nhất ở Việt Nam của trường phái Đức mẹ Maria. Quãng đường 50 km (một chiều đi tới) là quãng đường thử thách lớn cho cột sống của người nhập vai hành khách trên chiếc xe mô-tô cỡ nhỏ. Cuối thế kỉ thứ XVII, vào thời người công giáo bị đàn áp đẫm máu, người công giáo tới rừng này lánh nạn. Họ cầu nguyện cho hòa bình và giải thoát. Đức Mẹ khi đó hiện lên và hứa lời cầu nguyện sẽ được nghe thấu đáo. Chưa đầy 100 năm sau, nhà thờ được xây dựng tại đây nhưng sau đó bị người Mỹ ném bom thời chiến tranh Việt Nam tới nay vẫn còn dấu tích. Quân đội Bắc Việt không phá hủy nhà thờ bởi các chiến sĩ của họ bị thương được đưa vào nhà thờ trú ẩn.

Tại Huế, chúng tôi gặp vị linh mục chịu trách nhiệm xây mở giáo đường. – Trước kia giáo phận từng sở hữu 23 ha đất, năm 1961, cộng sản lấy đi gần hết chỉ để lại cho chúng tôi 6 ha. Thế nhưng gần đây có những đổi thay và được họ trả lại phần lớn, tổng cộng 20 ha – vị linh mục nói và cho xem dự án ban đầu của trung tâm hành hương.

Một trong những vị linh mục nói: - Vấn đề của giáo hội hiện nay nằm ở chỗ một số vị giám mục và linh mục quá dễ dãi trước những gì cộng sản làm. Người dân họ nhìn vào và rồi mất lòng tin. Nếu ta làm theo những gì chính sách cộng sản chỉ định thì chúng ta không còn được là nhân chứng. – cha nói thẳng. Một vị linh mục khác nhấn mạnh hơn: - Giáo hội tại Việt Nam nói chung rất thống nhất nhưng trong hàng giám mục cũng có những chia rẽ: miền Bắc theo hướng nhất định, phản cộng sản và không có thỏa hiệp. Các giám mục ở miền Nam thì dễ lùi bước hơn. Ở miền Nam mới có cộng sản 35 năm còn miền Bắc thì đã học được cách đối phó với cộng sản. Ở miền Nam, có vị giám mục, để được chủ quản giáo phận, phải đồng ý để vị linh mục vốn cộng tác với chính quyền giữ chức cha sở. Ông này làm cha sở liên tục trong 36 năm! Chuyện tương tự không thể xảy ra trong điều kiện bình thường. Ngoài ra, chủ giáo phận còn phải đồng ý không dẹp 2 vị trưởng dòng có phụ nữ và con cái, bởi những trưởng dòng này cũng là cộng tác viên của chính quyền. Theo tôi thì các vị linh mục đã cộng tác với cộng sản không phụng sự được gì cho dân tộc mà họ thực chất là những kẻ khốn khổ. – vị linh mục nói đanh sắc.

Tới nay, ở Việt Nam người ta vẫn nhớ tới vị hồng y Nguyễn Văn Thuận đã mất mấy năm trước, người từng ngồi tù cộng sản mười mấy năm dòng. Trong tù, vị linh mục cầu nguyện bằng cây thánh giá làm từ dây thép. Ông không thỏa hiệp với chính quyền. Khi ông có điều kiện rời Việt Nam, chính quyền không cho ông trở lại nữa. Ngày hôm nay, có thể coi tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt cũng có thái độ cứng cáp như vậy. Đúng vào thời điểm chúng tôi tớiViệt Nam thì ông đi Rome chữa bệnh. Từ lâu nay, ông bị kiệt sức bởi chứng mất ngủ. Cuộc sống liên tục trong stres bởi chính quyền bạo hành đã mang tới những hậu quả nhất định. Hàng trăm giáo dân, không chỉ có giáo dân địa phận của ông, tới chia tay tiễn ông đi chữa bệnh. Vị tổng giám mục từng có can đảm nói thẳng với chính quyền: „Tự do tôn giáo là quyền lợi, chứ không phải là ban phát”. Trước kia, khi còn là trưởng dòng ở Lạng Sơn, ông từng đi bộ từ giáo phận này tới giáo phận kia để thực hiện sứ mệnh linh mục. Cộng sản làm tất cả để xóa sổ vị linh mục khỏi địa bàn Hà Nội, ép ông từ chức. Một vị linh mục dòng Phanxicô từ Sài Gòn nói rằng hơi buồn bởi trong sự cứng cáp của mình, vị tổng giám mục dường như cô đơn trong hàng giáo phẩm Việt Nam. Ví dụ như mới đây thôi, một viên phụ tá được thụ phong cùng quyền thừa kế. Điều này cho thấy việc đẩy tổng giám mục đi nơi khác chỉ còn là vấn đề thời gian.

Sài Gòn

Hình như ở Việt Nam chẳng ai thích tên gọi thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi ngắn và duyên dáng Sài Gòn vẫn được dùng trên xe bus. Vào ngày 30 tháng Tư, khi quân đội bắc Việt ồ ạt đổ về Sài Gòn, dùng xe tăng đạp đổ tường trụ sở chính phủ miền Nam, ai cũng biết đổi tên chỉ là một trong những yếu tố của trật tự mới. Tuy vậy, ngày nay, Sài Gòn tạo cảm giác là một thành phố hiện đại, thi thoảng gợi nhớ khung cảnh Boston. Kể cả bầy chuột chạy giữa trung tâm thành phố không thể thay đổi sự thật, rằng Sài Gòn đã trở thành biểu tượng của những ham muốn tư bản trong đám cận thần của đảng, đi theo đường của cộng sản Trung Hoa, thực hiện „thị trường tự do theo chủ nghĩa xã hội” kể từ năm 1986.


Ảnh Bến Việt chụp lại ảnh Gość Niedzielny


Ảnh bên cạnh bài phóng sự "Lâu tới mùa xuân" với ghi chú đây là bức ảnh bi thảm nhất


chụp thai nhi bị hút nạo từ các bệnh viện đang chờ được làm lễ đặt tên và mai táng

Nơi thánh đường Notce-Dame buổi tối, 3 nhóm giáo dân thay nhau canh tượng Đức mẹ Maria. 5 năm trước, tượng mẹ khóc như một số nhân chứng đã thấy. Kể từ đó, ngày nào cũng có cầu nguyện vài giờ dưới tượng. Tương tự như vậy tại nhà thờ Dominican, những ngày trong tuần có lễ mi-sa lúc 5 giờ sáng với khoảng 80 giáo dân, buổi tối thì trên 300. Tại Việt Nam, dòng Dominican thứ 3 quy tụ tới 100 ngàn thế tục sinh. Có thể có cảm giác rằng tự do tôn giáo đang nở rộ.

Linh mục N làm sáng tỏ hơn vấn đề này. Ông là vị truyền đạo từ nước ngoài tới dù gốc ông là người Việt Nam. Dòng của ông không được chính quyền công nhận. Ông không được nhận vào đại học bởi cha của ông từng phục vụ trong quân đội miền Nam. Ông tu học ở nước ngoài và thụ phong linh mục cũng tại nước ngoài. – Cha phải làm lễ mi-sa bí mật trong nhà, có khi tại nhà thờ cùng với các vị linh mục khác nhưng cha sợ bởi bất cứ lúc nào bọn họ cũng có thể vào và hỏi cha có giấy phép hay không. – linh mục N nói. Cha đẻ của ông bị đẩy vào tù cải tạo, mãn hạn tù phải đạp xích-lô bởi không được lao động theo nghiệp kĩ sư. – Chính quyền Việt Nam hoàn toàn xa rời các khó khăn người dân gặp phải. Cha biết có những gia đình còn không có được một kg gạo bởi phần lớn gạo của Việt Nam bị mang cho Trung Quốc. Chính quyền làm vậy nghĩa là sao? Không lẽ đang đền ơn Trung Quốc hỗ trợ thời chiến với Mỹ chăng? – vị linh mục hỏi. Ông cũng có so sánh tương tự trong việc chính quyền Việt Nam hiến cho Trung Quốc mỏ nhôm ở nam Việt Nam. Vấn nạn khác là tham nhũng kể từ những bậc chính quyền cao nhất vốn chẳng có ai giám sát. Và cả những bước lùi với Trung Quốc trong vấn đề 3 quần đảo bị chiếm. Đảng viên cộng sản chống lại hiện tượng này giờ đã ngồi tù. – Làm giàu là chuyện không tưởng, chỉ dành cho nhóm đảng viên, phần lớn người dân đều rất nghèo – linh mục nói. – Cha biết rằng cha rất mạo hiểm khi gặp anh, nhưng anh cũng mạo hiểm khi tới đây gặp cha. Thế nhưng cha chẳng sợ gì tụi chính trị gia. Chúa Zê-su cũng đâu có sợ. Nhiệm vụ của cha là phụng sự người nghèo, rao truyền thánh kinh. Cha tin rằng tới ngày nào đó, tình thế sẽ đổi thay.

Jacek Dziedzina - Bến Việt dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan

Bình luận và xem các bài liên quan trong trang chuyên đề về phụ san đặc biệt đề tài công giáo Việt Nam

 
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 756 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 262
Khách: 262
Thành Viên: 0