Giới trẻ nghĩ gì về Tư tưởng Hồ Chí Minh? (phần 1)
Trà Mi, phóng viên RFA
2009-09-14
Bản
tin thời sự đài truyền hình VTV mới đây loan tin phong trào học tập và
làm theo gương Hồ Chủ Tịch do chính quyền phát động đã lan rộng đến cả
giới tu sĩ, tăng ni-phật tử.
Photo: RFA
Hình ảnh trong phim "Sự Thật về Hồ Chí Minh".
Theo VTV, một
số chùa ở Vĩnh Long và An Giang tích cực hưởng ứng
bằng cách chiêm bái và tôn
thờảnh - tượng vị
lãnh đạo quá cố. Ngoài ra, môn “Tư tưởng Hồ
Chí Minh” cũng được đưa vào giảng dạy trong các khóa học
đạo của giới tăng lữ.
Cảm
nghĩ của giới trẻ trước
sự việc này như thế nào? Diễn
Đàn ghi nhận qua cuộc hội luận
giữa các thanh niên tín
ngưỡng khác nhau, từ nhiều khu vực
khác nhau của đất nước.
Các bạn
trẻ tự giới thiệu: Quang : Em là
Quang đang học, sinh viên
năm thứ 5 Trường Đại Học
Giao Thông Vận Tải, Hà Nội. Em theo đạo
Công Giáo của Thiên Chúa
Giáo ạ. Diệu
: Tôi là Diệu ở Sông Cầu (Phú Yên), Phật
tử của Phật Giáo. Ân : Tôi tên là
Ân, ở Sài Gòn. Tôi không
có theo đạo. Tú : Tôi là Tú.
Tôi ở Thanh Hóa. Tôi là
người theo đạo Tin Lành. Dũng : Tôi là
Dũng đang ở Quảng Nam, theo đạo Nguyên Thuỷ Nam Tông, Phật Giáo
Học
và Làm theo gương Bác
Trà Mi :Phong trào học tập
và làm theo gương Hồ Chủ Tịch
được
đưa
vào các chùa chiền cho tăng ni cũng như
Phật
tử
học
tập
làm theo. Xin hỏi cảm nhận
của
các anh. Các anh biết được thông tin này
thì cảm
nhận
đầu
tiên của
các anh như thế nào?
Diệu
: Theo cảm nhận của Diệu
thì như thế này: Cái tư tưởng, đạo
đức của Hồ Chí Minh là cái tư
tưởng về chính trị. Nó ở bên ngoài, không có liên quan gì tới tôn giáo hết. Một người
Phật tử vô chùa học đạo cần
một cái quan niệm về tâm linh.
Trà Mi :Ý kiến của anh Diệu
đưa
ra đó, ở
đây anh Tú, anh Ân có anh nào đồng ý hay phản
đối
xin cho biết. Anh Ân có ý kiến gì không ạ?
Ân : Tôi thấy cái phong trào đó hơi có phần hình thức.
Nếu mà lồng ghép vấn đề chính trị
vô tôn giáo thì nó hơi gượng ép, không nên gượng ép như vậy.
Trà Mi : Đó là ý kiến của
anh Ân. Vừa rồi anh Diệu
cũng cho rằng đạo là đạo mà chính trị
là chính trị, không nên lồng ghép vào. Cái
việc
của
đạo
là chỉ
có tu hành thôi. Còn cái việc chính trị
là nó không có liên quan gì. Vâng. Bây giờ xin nghe ý kiến
của
anh Tú.
Tú : Giờ em cũng rất khó nói về tự do tôn giáo của
đất nước Việt Nam. Nó đang còn rất nhiều
cái khó. Cái khó thứ nhất, đó là cái khó nói. Về tư tưởng
của Hồ Chí Minh, đó cũng là một điều tốt
để dân tộc cần noi theo gương
học hỏi. Nhưng mình chỉ
kính trọng Bác Hồ, còn việc tôn thờ thì hơi quá, bởi
vì năm 59 Bác Hồ đi nước ngoài về Bác Hồ đã dẹp
bỏ hết cái sự thờ
cúng và còn dặn là khi
Bác mất là không được thờ cúng Bác. Vậy
thì chỉ làm theo cái lời Bác và tôn trọng Bác là được.
Trà Mi :Cảm ơn ý kiến
của
anh Tú. Anh có nói là tôn giáo Việt Nam có những
cái điều
khó mà điều khó thứ nhứt là khó nói.
Bây giờ
cái điều
khó thứ
hai mà anh đang nghĩ đến là điều
gì, thưa
anh?
Tú : Đó là cái mà
mình phải đối diện với
tất cả mọi sự
thật trên đất nước. Lắm
lúc mình khó nói ra cái điều
sự thật lắm. Nếu
như mà em nói ra sự thật thì lại
có những cái khó khăn
khác nữa, cho nên là em
không muốn nói ra. Cái
khó thứ nhất đó là khó nói của em.
Trà Mi :Vâng.
Anh Tú nói không được, bây giờ
Trà Mi xin nghe lời phát biểu
của
anh Dũng được không?
Dũng : Đạo là tu tập để làm thiện
chớ còn không liên quan
chính trị.
Trà Mi :Nhưng mà theo như
các anh ở đây cũng biết đó, đạo
với
đời
đi song song với nhau. Tốt đạo thì mới
đẹp
đời,
thì cái tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc
là sống-
làm việc-
noi gương
theo Hồ
Chí Minh, đó cũng là những cái gì tốt
đẹp.
Mà những
người
theo đạo
thì luôn luôn hướng thiện,
huớng
tới
tốt
đẹp.
Vậy
vì sao không nên lồng ghép, vì sao không thể
song hành với nhau?
Tú : Đối với người
theo đạo, họ hướng thiện
rồi họ đâu có làm chính trị làm gì và họ biết yêu thương
mọi người cả rồi.
Việc gì họ phải học
hỏi noi theo cái tấm gương, cái tư
tuởng của Hồ Chí Minh? Giờ
mà nói ra thì rất khó
nói. Người ở Việt Nam khó nói nên lời
lắm.
cuốn phim "Sự Thật về Hồ Chí Minh". (RFA không chịu trách nhiệm về nội dung cuốn phim này)
Trà Mi :Mời Quang…
Quang : Em thấy là vấn đề
tư tưởng Hồ Chí Minh đấy
thì bọn em đã được học qua rồi.
Tuy nhiên, em nghĩ là giáo lý của
bọn em là một cái phạm trù khác. Đó là một tôn giáo. Bây giờ em muốn hỏi
một câu ngược lại, thế
tại sao mình không đưa đạo đức
hay là giáo lý của Thiên
Chúa Giáo vào trong các trường
chính trị mà mình dạy?
Giáo lý Thiên Chúa Giáo còn hay hơn rất
nhiều so với tư tưởng
Hồ Chí Minh đấy ạ. Tức
là Bác chỉ là một người bình thường,
về tư tưởng bác Hồ,
đó chỉ là tư tưởng của
một người mà thôi. Còn giáo lý của Thiên Chúa Giáo chẳng hạn đã trải
qua hàng nghìn năm rồi,
bây giờ vẫn còn tồn tại
và được rất là nhiều người trên thế
giới theo.
Tư tướng Hồ Chí Minh chỉ
mỗi nước mình là theo thôi. Thì em
nghĩ rằng không hợp lý khi đưa vào các trường dạy đạo
như vậy.
Tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trà Mi :Tức là Quang nói rằng
tư
tưởng
Hồ
Chí Minh cũng chỉ là tư tưởng
của
một
con người
thôi, trong khi những tư tưởng
về
đạo
giáo là những tư tưởng về
những
đấng
thiêng liêng, những cái gì cao cả
về
niềm
tin, về
tôn giáo, thì nó khác hẳn nhau. Xin mời
các anh khác.
Quang : Quang
cũng nói đó, Bác Hồ cũng
là một con người, là một người tài, người
giỏi. Ở trên thế giới này có rất
nhiều ông tài, còn tài
còn giỏi hơn rất nhiều,
tại sao chúng ta không đưa vào chúng ta áp dụng trong đời sống chúng ta hay áp dụng trong các đạo
giáo?
Diệu
: Bác Hồ có nhiều ý tưởng rất
là hay, tương đồng với tôn giáo, chẳng
hạn như là “diệt giặc
đói, diệt giặc dốt nè”, có nghĩa là muốn cho con người
mình được sáng suốt, được ấm
no, được hạnh phúc. Đó cũng là một điều hay. Nhưng
Phật Giáo và các tôn giáo
khác chỉ có một cái quan điểm về tâm linh, ví dụ
như giáo lý của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni có cách đây hai ngàn mấy
trăm năm.
Hồ Chủ Tịch cũng dạy
con người làm những điều hay lẽ
phải, nhưng mà cái đó nó có cái giới hạn ở
trong một tập thể, một
cái thể chế chính trị nào nó cũng có một thời kỳ thôi. Có nhiều
cái tư tưởng chính trị khác tồn tại
một thời gian nhất định, chớ
không tồn tại mãi mãi.
Trà Mi :Vâng.Ý anh nói là những cái hữu
hạn
đó, như
là tư
tưởng
Hồ
Chí Minh, nó chỉ áp dụng cho một
tập
thể
nào đó thôi. Có phải đó là những
tập
thể
mà tin vào đảng, tin vào cách mạng, và đó là những
tập
thể
theo cái đường lối đó. Còn những
người
không theo, không tin, thì họ có những tư
tưởng
khác, họ
có những
niềm
tin khác, và không nên bắt họ phải
theo, học
theo những
tư
tưởng,
những
niềm
tin đó, phải không?
Diệu
: Đúng rồi. Chẳng hạn như
Hoa Kỳ người ta đâu có
theo cái tư tưởng đó đâu mà vẫn đem sựấm
no hạnh phúc đến cho mọi người
dân. Đạo thì để người ta tu. Nếu
anh không đồng ý với họ,( cho là) họ
tu theo cái đường đó
không đúng vì đó là sự viễn vong huyền thoại như
thế nào đó, thì thà là cấm đi, cho theo cái đường lối chính trị
của anh. Phải xem lại cái nào tồn
tại lâu hơn và nhiều người tín ngưỡng
hơn, và để cho ngừơi ta tự
do.
Trà Mi :Vâng. Cảm
ơn
ý kiến
anh Diệu.
Bây giờ
xin nhường
lời
cho những
người
khác góp lời. Xin mời anh Ân được
không? Anh có ý kiến nào khác, phản
đối
hay là đồng tình với những ý kiến
vừa
nêu thì xin mời anh Ân.
Ân : Tư tửơng Hồ
Chí Minh có những ưu điểm và khuyết
điểm của một con người.
Tôi nghĩ là dù sao cái chuyện
học hay không học thì tuỳ theo quyền quyết định
của mỗi người mà mình nên tôn trọng người
ta, chứ không nên gượng ép. Nếu mà dân chủ thì mình nên tham khảo ý kiến của
những người ở những
nơi mà mình định áp dụng chuyện
học tư tưởng Hồ
Chí Minh đó.
Trà Mi:Các bạn cho rằng
việc
đưa
phong trào học tập và làm theo gương
Hồ
Chủ
Tịch
vào những
nơi
tu hành là gượng ép. Thế nhưng, trên VTV đưa
tin một
số
chùa ở
An Giang và Vĩnh Long đã tự nguyện tích cực
hưởng
ứng.
Như
vậy
nhận
xét của
các bạn
có phần
phiến
diện
chăng? Phong trào học tập và làm theo gương
Hồ
Chủ
Tịch
áp dụng
vào những
nơi
tu hành lâu nay chưa nghe nhắc
tới.
Vì sao giờ đây lại xuất hiện?
Những
tâm tình mà giới trẻ muốn nhắn
gửi
đến
những
ngừơi
hữu
trách là gì?
Cuộc hội ngộ
vào tối Thứ
Hai tuần sau sẽ giải đáp những
câu hỏi này. Mời
quý vị đón theo dõi trên Diễn Đàn Bạn
Trẻ. Trà Mi xin kính chào tạm biệt
quý thính giả.