Thứ Ba, 2024-11-05, 8:33 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tư » 1 » Google chỉ trích Úc kiểm duyệt Internet
8:38 PM
Google chỉ trích Úc kiểm duyệt Internet

2010-03-31

Sau khi rút lui khỏi Trung Quốc, Google đã lên tiếng chỉ trích nhiều nước khác cũng có chính sách kiểm duyệt Internet gắt gao, trong đó có cả Úc, một nước có nền tự do dân chủ rất cao.

RFA photo

Các diễn giả tại buổi họp báo của CNAS (Trung tâm An Ninh vì một nước Mỹ mới) về tự do internet toàn cầu ngày 24/3/2010 tại Washington,DC

Mặc Lâm trao đổi với Luật sư Lưu Tùng Quang, nguyên giám đốc Bộ Di trú Văn hóa đa nguyên Liên bang Úc, giám đốc đài phát thanh SBS Úc Châu và cũng là một nhà báo kỳ cựu tại Úc, để biết thếm chi tiết về vấn đề này. 

Bảo vệ

Kiểm duyệt một số trang mạng

Mặc Lâm: Thưa luật sư, sau khi Google rút chân ra khỏi Trung Quốc thì họ đã lên tiếng cáo buộc nhiều chính phủ Tây Phương cũng đã từng áp đặt công ty này cài đặt các bộ lọc trong chương trình tìm kiếm của Google, trong có cả nước Úc. Luật sư có ý kiến gì về những cáo buộc này ạ?

Vấn đề được đặt ra không phải là việc này có nên hay không nên làm, mà vấn đề được đặt ra là bộ lọc này phải làm thế nào để cho nó hữu hiệu, để nó không bị lạm dụng.
LS Lưu Tùng Quang

LS Lưu Tùng Quang: Trong bối cảnh Công ty Google tranh chấp với nhà cầm quyền Trung Quốc về vấn đề tự do phát biểu, tự do ngôn luận và do đó đã phải chuyển đổi những dịch vụ tiếp cận Internet vào mạng Google tại Hongkong để tránh vấn đề tự kiểm duyệt.

Chúng ta biết rằng tại Trung Quốc có một bức tường lửa rất là mạnh để chặn không cho những người yêu chuộng dân chủ tự do, những người tranh đấu cho nhân quyền có thể tiếp cận được những trang nhà liên hệ tới Tây Tạng, liên hệ tới dân chủ, liên hệ tới quảng trường Thiên An Môn…

Trong bối cảnh đó, nước Úc là một quốc gia dân chủ tiến bộ có xã hội dân sự rất mạnh mẽ lại tuyên bố sắp sửa đặt ra một điều luật bắt buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet phải kiểm duyệt những trang mạng có tính cách đồi trụy, có tính cách khiêu dâm, có tính cách bạo hành hay khủng bố, để cho những phần tử trong gia đình, những phần tử trẻ, những người trong xã hội có thể không bị lây nhiễm bởi những tệ nạn xã hội đó.

Mặc Lâm: Theo ý của luật sư thì việc đặt bộ lọc này là có nên hay không, thưa ông?

LS Lưu Tùng Quang: Vấn đề được đặt ra không phải là việc này có nên hay không nên làm, mà vấn đề được đặt ra là bộ lọc này phải làm thế nào để cho nó hữu hiệu, để nó không bị lạm dụng. Làm thế nào để cho việc tiếp cận Internet không bị chậm trễ để cho người tiêu thụ không phải trả phí nhiều, đó là những vấn đề tranh cãi rất là chính đáng.

000_Was2820123-250.jpg
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói chuyện về tự do Internet hôm 21/1/2010 tại Washington, DC. AFP PHOTO/Mandel NGAN
Chính phủ Úc Đại Lợi đang tham khảo ý kiến của nhiều cơ quan, kể cả công ty Internet lớn nhất thế giới là công ty Google. Như chúng ta đều biết, Công ty Google đã phản bác những lập luận của chính phủ Úc Đại Lợi và cho rằng sự việc thiết lập một bộ lọc có tính cách bắt buộc và ràng buộc các công ty Internet phải làm thế nào để những trang mạng có tính cách khiêu dâm đồi trụy ấy bị chặn lại, không cho các phần tử trẻ trong gia đình tiếp cận.

Mặc Lâm: Nhưng thưa luật sư, điều mà ông nói thì hầu hết các nước trong Liên minh châu Âu đã làm, ngay cả nước Mỹ cũng vậy, thưa ông.

LS Lưu Tùng Quang: Điểm khác biệt giữa các quốc gia thành viên Liên Âu và Hoa Kỳ là việc áp dụng bộ lọc này hoàn toàn có tính cách tự nguyện, trong khi Úc Đại Lợi, nếu dự luật mà ông Bộ Trưởng Stephen Conroy nói là sẽ đệ trình Quốc Hội trong năm 2010 trở thành luật thì việc áp dụng bộ lọc này trong việc thanh lọc các trang mạng trên Internet sẽ có tính cách bắt buộc. Và vì lý do đó cho nên có nhiều nguồn dư luận phản đối.

Trái với dự định ban đầu, ông Bộ trưởng Stephen Conroy chưa đệ trình Quốc hội dự luật áp đặt nhiệm vụ thanh lọc vào các công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Úc Đại Lợi.

LS Lưu Tùng Quang



Tuy nhiên, trong xã hội dân sự của Úc Đại Lợi, đây không phải là việc làm mà chính phủ tự động, tại vì chính phủ cũng đã biết áp lực của những tổ chức bảo thủ chẳng hạn như Tổ chức Gia đình (gọi tắt là Family Voice Australia), hay là những tổ chức thuộc tôn giáo, đặc biệt tại Úc Đại Lợi cũng như tại Hoa Kỳ có các tổ chức rất mạnh về phương diện tôn giáo, hay là những tổ chức của người tiêu thụ. Đây là những tổ chức đã lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu chính phủ phải bảo vệ những thành phần trẻ trong xã hội khỏi bị đầu độc bởi những trang mạng không chính đáng.

Dư luận phản đối

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết cũng có rất nhiều tổ chức tại Úc chống đối việc này, theo ông thì lý do tại sao lại như vậy?

LS Lưu Tùng Quang: Những tổ chức chống đối việc làm của chính phủ thì cho rằng việc làm này không chính đáng, theo cái nghĩa là chính phủ đã lạm dụng quyền lực để bóp nghẹt tự do ngôn luận, chẳng hạn như những tổ chức thuộc Đảng Xanh, những tổ chức thuộc Hiệp hội thư viện Úc Đại Lợi, hay là ngay cả trong nội bộ của đảng cầm quyền là đảng Lao động cũng có những chính trị gia có những ý kiến khác nhau.

Mặc Lâm: Theo ông thì bộ luật này sẽ hữu hiệu khi mang ra áp dụng hay không, thưa ông?

LS Lưu Tùng Quang: Trong một cuộc thử nghiệm trước đây hồi tháng 12-2009 người ta cho thấy rằng bộ lọc này hữu hiệu, nhưng mà lãnh vực mà bộ lọc này áp dụng lại quá nhỏ hẹp, vì lý do đó mà các tổ chức chống đối bộ lọc này cho rằng cái thử nghiệm gọi là "hữu hiệu" này thực sự không áp dụng cho tất cả mọi trang nhà mà chính phủ muốn cấm đoán, đó là điểm thứ nhất.

000_Hkg3121683.jpg
Bảng hiệu "Nói không với kiểm duyệt Internet" tại Hồng Kông khi Google đe dọa rút khỏi Trung Quốc. AFP PHOTO/MIKE CLARKE
Điểm thứ hai, chính phủ lập luận rằng cũng theo cuộc thử nghiệm vào tháng 12-2009 việc áp dụng bộ lọc này không làm chậm đi việc tiếp cận Internet. Điều này thực sự là không đúng tại vì các công ty cung cấp dịch vụ đã chứng minh rằng, nếu áp dụng bộ lọc này thì việc tiếp cận Internet sẽ chậm đi 17%. Và điều đó là một điều mà các tổ chức tiêu thụ Internet không chấp nhận được.

Và điểm thứ ba cũng không kém phần quan trọng là nếu đã áp đặt cái nhiệm vụ thanh lọc Internet vào các công ty cung cấp Internet thì tất nhiên các công ty này phải có những thiết bị mới về software cũng như hardware, và vì lý đó mà tổn phí của họ sẽ phải san sẻ cho người tiêu thụ, do đó, người tiêu thụ sẽ bị thiệt thòi.

Cho nên đứng về phương diện hữu hiệu, phương diện tiếp cận nhanh chóng, và phương diện tổn phí, thì tất cả những tổ chức chống đối bộ lọc này đều lập luận chống lại dự định của chính phủ. Trong khi đó, đứng về phương diện chính trị, chính phủ cũng gặp nhiều khó khăn trong nội bộ của đảng và về phía đối lập. Vì những lý do đó mà trái với dự định ban đầu, ông Bộ trưởng Stephen Conroy chưa đệ trình Quốc hội dự luật áp đặt nhiệm vụ thanh lọc vào các công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Úc Đại Lợi.

Mặc Lâm: Xin cám ơn Luật sư Lưu Tùng Quang về cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

Category: Quốc Tế | Views: 835 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 59
Khách: 59
Thành Viên: 0