Ngày 09 tháng Mười
một 1989, sau 28 năm tồn tại, Bức tường Berlin đồ sộ chia cắt nước Đức và chia
đôi châu Âu đã chính thức được tuyên bố dỡ bỏ. Sự Sụp đổ Bức tường Berlin đã đem
lại niềm hân hoan và những lợi ích tức thời cho nhiều người đang sống bên phía
đông của Bức tường.
Diễn văn của nữ Thủ tướng Merkel trước lưỡng viện Hoa kì tại thủ đô Wahington
ngày 3.11.09
Chỉ cần điểm lại một vài con số là có thể
thấy ngay được nỗi khát khao của người dân sống bên phía đông muốn Bức Bức tường
sụp đổ. Tính tới thời điểm Bức tường bắt đầu được dựng lên (tháng Tám 1961) đã
có khoảng 3,5 triệu người ở phía Đông trốn sang phía Tây (tương đương khoảng 20%
dân số của Cộng hòa Dân chủ Đức). Tính từ khi Bức tường được dựng lên cho tới
ngày sụp đổ, đã có khoảng 5000 người vượt tường thành công sang Tây Đức và có
khoảng hơn 200 người đã bị chết (phần lớn do bị an ninh Đông Đức bắn hạ) khi
vượt tường (1). Tuy nhiên, ý nghĩa lịch sử đích thực của Bức tường Berlin Sụp đổ
chính là sự thể hiện khao khát phế bỏ hoàn toàn các chế độ toàn trị cộng sản đã
tồn tại gần nửa thế kỷ tại một loạt các quốc gia từ Trung, Đông Âu và chạy dài
sang khu vực Trung Á (thuộc Liên Xô hay theo Liên xô như Mông Cổ). Thời kỳ thế
giới chia làm hai khối, chiến tranh lạnh đã chấm dứt.
Với lịch sử khác nhau và các đặc tính dân
tộc, văn hóa, xã hội khác nhau, song tất cả các nước cựu xã hội chủ nghĩa thuộc
khu vực Trung, Đông Âu và Trung Á đều dứt khoát từ rã chế độ chính trị toàn trị
do một đảng (cộng sản) duy nhất lãnh đạo, dù đảng cộng sản có được hiến pháp cho
phép tiếp tục hiện diện hay không. Ý nghĩa của sự chuyển đổi dứt khoát này nằm ở
chỗ nó đích thực là ý nguyện của người dân bởi các thủ tục để xây dựng các thiết
chế nhà nước từ Hiến pháp cho tới việc lựa chọn người lãnh đạo đều được hệ thống
truyền thông tư nhân giám sát và được xác định bằng kết quả kiểm phiếu của các
cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nói cách khác, hai trụ cột tối thiểu của một nền
dân chủ tự do đã được chấp nhận: Tự do ngôn luận (gồm cả tự do báo chí) và Tự do
bầu cử.
20 năm chưa phải là nhiều kể cả so với thời
gian tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Nhưng thành công
của Sụp đổ Bức tường Berlin đã là một thực tế không thể phủ nhận. Tám quốc gia
cựu XHCN (Cộng hòa Czech, Cộng hòa Slovakia, Hungry, Balan, Latvia, Lithuania,
Slovenia, Estonia) đã gia nhập EU. Một nước Đức thống nhất đang được điều hành
bởi một nữ Thủ tướng xuất thân từ Cộng hòa Dân chủ Đức. Và, một cách khách quan,
cho dù sự phát triển không phải chỉ hoàn toàn thành công và thậm chí có cả những
thất vọng, tuyệt vọng, nhưng có một đồng thuận tự nhiên là không quốc gia nào đã
từ rã chế độ toàn trị lại có ý tưởng trở lại chế độ toàn trị - chế độ mà những
kẻ cầm quyền muốn kiểm soát mọi phương diện hoạt động công cộng và tư nhân và
đặc biệt là kiểm soát tư tưởng dân chúng.
Kể từ ngày Sụp đổ Bức tường Berlin, Việt Nam
cũng đã có nhiều thay đổi. Nhưng có một vấn đề không thay đổi, đó là: chế độ
toàn trị cộng sản. Và những ngày này chế độ toàn trị cộng sản Việt Nam lại còn
tỏ ra hung hãn, thách thức lực lượng tiến bộ của xã hội. Có thể 20 năm kinh tế
thị trường định hướng XHCN vừa qua đã tiếp thêm nhiều sức mạnh cho chế độ.
Nhưng, cũng giống như các chế độ toàn trị đã sụp đổ, chế độ toàn trị cộng sản
Việt Nam cũng vẫn sợ sự thật và sợ những tinh thần bất khuất.
Trước đây Đông Đức và Liên Xô đã quyết định
phải đầu tư tốn kém để dựng lên Bức tường Berlin vì "nếu không có bức tường
người dân sẽ thấy được sự yếu kém của phía Đông so với phía Tây” (Mikhail
Pervukhin, Đại sứ Liên Xô tại CH Dân chủ Đức) và cho phép an ninh bắn hạ những
người vượt tường. Ngày nay chế độ toàn trị cộng sản Việt Nam cũng không ngại tốn
kém để dựng lên những bức tường lửa (Firewall) Internet trên đất nước Việt Nam
và sẵn sàng bỏ tù, ám hại những người đấu tranh bất khuất.
Bức tường Berlin đã sụp đổ sau những khát
khao và lời kêu gọi "giật đổ tường”.
Khát khao phế bỏ chế độ toàn trị Việt Nam đã
có. Chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi:
"Hãy giật đổ chế độ
toàn trị Việt Nam!”
(1)
http://en.wikipedia.org/wiki/Berlin_Wall
|