Thứ Năm, 2024-11-21, 9:45 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Mười Hai » 7 » Minh bạch chỉ là cam kết?
6:46 AM
Minh bạch chỉ là cam kết?
2009-12-05

Tại hội nghị tư vấn được tổ chức mỗi năm hai lần, vừa diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 12, các nhà tài trợ cho Việt Nam đã nhấn mạnh yếu tố minh bạch hóa và kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của công dân cũng như vai trò, vị trí của các tổ chức dân sự...

Hình chụp từ trang báo điện tử VietnamNet

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn: Thông tin điện tử là lĩnh vực mới mẻ, nhạy cảm, không thể buông lỏng quản lý.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà tài trợ cho Việt Nam đề cập đến những nội dung như vừa kể. Vì sao? Trân Văn tổng hợp và tường trình.

Cần minh bạch, tự do ngôn luận, thông tin

Ở hội nghị tư vấn vừa diễn ra tại Hà Nội, đại diện nhiều quốc gia cũng như các tổ chức đang tài trợ cho Việt Nam xác nhận, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, các nhà tài trợ cho Việt Nam cũng công khai bày tỏ sự lo ngại trước nhiều dấu hiệu cho thấy, chính quyền Việt Nam vẫn chưa tôn trọng quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của công dân, cũng như hạn chế hoạt động của các tổ chức dân sự.

Ông Michael Michalak, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho rằng tăng trưởng kinh tế và phát triển đòi hỏi một môi trường cởi mở và minh bạch cho mọi đối tượng tham gia, cả̉ Việt Nam lẫn quốc tế.

Giới tài trợ cho Việt Nam đã trưng dẫn một số sự kiện để chứng minh sự lo ngại của họ là có cơ sở, chẳng hạn việc Thủ tướng Việt Nam ban hành Quyết định 97, vừa nhằm giới hạn "lĩnh vực” hoạt động của các viện nghiên cứu tư nhân, vừa cấm các cơ quan, tổ chức nghiên cứu công bố ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này đã khiến Viện Nghiên cứu và Phát triển (gọi tắt là IDS) – tổ chức tư nhân đầu tiên chuyên nghiên cứu về tương quan giữa chính sách với phát triển tại Việt Nam - phải tuyên bố tự giải thể. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu thành viên của IDS – giải thích với Đài Á Châu Tự Do: "Tôi là một công dân, thi hành rất là nghiêm túc các luật, bất luận tôi nghĩ rằng, luật đó sai nhưng mà có hiệu lực thì tôi vẫn cứ phải chấp hành. Những đồng nghiệp của tôi ở Viện IDS cũng như vậy. Cho nên chúng tôi cho rằng Quyết định 97 sai nhưng khi Quyết định ấy không được hoãn, không được hủy bỏ và vẫn có hiệu lực thì chúng tôi cũng tuân thủ. Chính vì thế trước khi Quyết định đó có hiệu lực năm giờ đồng hồ, chúng tôi tuyên bố giải tán.”

Trong hội nghị vừa kể, ông Michael Michalak, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho rằng, tăng trưởng kinh tế và phát triển đòi hỏi một môi trường cởi mở và minh bạch cho mọi đối tượng tham gia, cả Việt Nam lẫn quốc tế. Còn ông Rolf Bergman, Đại sứ Thụy Điển thì đề nghị Việt Nam nên xóa bỏ các biện pháp hạn chế sử dụng Internet.

Trước sự kiện Việt Nam hạn chế người sử dụng Internet dùng Face Book – một mạng xã hội trên không gian ảo, ông Michael Michalak khuyến cáo, đó không đơn thuần là hạn chế thanh thiếu niên tán gẫu với nhau mà là sự hạn chế công dân liên lạc, trao đổi ý tưởng, kinh doanh.

Đại diện cho Thụy Điển, quốc gia đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của Cộng đồng Châu Âu, ông Rolf Bergman yêu cầu Việt Nam phải để cho báo chí, giới nghiên cứu, giới luật sư góp ý cho chính quyền.

Còn ông Rolf Bergman, Đại sứ Thụy Điển thì đề nghị Việt Nam nên xóa bỏ các biện pháp hạn chế sử dụng Internet.

Thay mặt cho Canada, Đại sứ Deanna Horton, khuyến cáo chính quyền Việt Nam phải làm sao để những quy định pháp luật liên quan đến báo chí cũng như các tổ chức dân sự khuyến khích dân chúng tham gia mạnh mẽ hơn vào tiến trình phát triển đất nước...

Sau hội nghị tư vấn mới diễn ra tại Hà Nội, các khoản viện trợ mà nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế cam kết dành cho Việt Nam đã tăng từ 6 tỷ đô la (hồi năm ngoái) lên 8 tỷ đô la. Trong đó, khoản viện trợ mà Ngân hàng Thế giới dự trù dành cho Việt Nam là 2,4 tỷ. Tiếp đến là Nhật (khoảng 1,6 tỷ), rồi tới Ngân hàng Phát triển Châu Á (khoảng 1,4 tỷ), Cộng đồng Châu Âu (khoảng 1 tỷ),...

Chỉ cam kết, tuyên bố

Thế còn chính quyền Việt Nam? Liệu họ có lắng nghe các đề nghị, xem xét các khuyến cáo, thực hiện các yêu cầu mà giới tài trợ đã đề cập để các khoản viện trợ mà cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, sẽ mang lại những lợi ích thực sự tốt đẹp cho Việt Nam?

Không ai dám chắc! Trên thực tế, cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam phải minh bạch hóa hoạt động của hệ thống công quyền, tôn trọng quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của công dân, cũng như mở rộng hoạt động của các tổ chức dân sự, bởi theo họ, đó là biện pháp duy nhất để ngăn chặn tham nhũng, lạm dụng quyền lực nhằm trục lợi, bảo đảm tiến trình phát triển tại Việt Nam thực sự bền vững và ổn định.

Tuy cộng đồng quốc tế vừa thúc giục, vừa sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm giúp chính quyền Việt Nam thực hiện những nội dung vừa kể nhưng hiệu quả rất thấp. Có khá nhiều dấu hiệu cho thấy, các nỗ lực thay đổi của chính quyền Việt Nam mới chỉ dừng ở mức, đưa ra những cam kết, những tuyên bố. Thậm chí ngay cả người đứng đầu hệ thống hành pháp cũng không muốn hành động.

Hơn ba năm nay, tôi làm Thủ tướng tôi cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, chắc là cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng.

TT Nguyễn Tấn Dũng

Hồi giữa năm nay, thời điểm diễn ra hội nghị tư vấn của cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam ban hành một Nghị quyết công bố Chiến lược quốc gia về Phòng chống tham nhũng cho đến năm 2020. Theo đó, để ngăn chặn tham nhũng, Việt Nam sẽ thu hẹp phạm vi xác định các bí mật nhà nước. Phân công, phân cấp rõ ràng. Qui định rành mạch chức năng, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, chức trách từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Trong nghị quyết vừa đề cập, Thủ tướng Việt Nam xác định các biện pháp mà chúng tôi mới trích dẫn là phương cách chủ yếu để loại bỏ những xung đột lợi ích, phản kháng xã hội, cản trở đổi mới, đe dọa sự tồn tại của chế độ. Thế nhưng, cuối tháng trước, khi bị Quốc hội chất vấn về thực hiện kỷ cương, cũng chính ông Nguyễn Tấn Dũng, trả lời: "Về xử lý kỷ luật, trong pháp luật thì Thủ tướng có quyền như thế nhưng xử lý kỷ luật cũng phải theo trình tự quy định của pháp luật, theo tính chất, mức độ của từng sự việc, theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng. Việc này Chính phủ cũng như Thủ tướng hết sức cố gắng làm đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tôi nhớ đồng chí Phạm Văn Đồng có lần cũng nói, đồng chí có lẽ làm Thủ tướng lâu nhất của đất nước nhưng đồng chí chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, từ đồng chí chủ tịch xã, phường trở lên. Hơn ba năm nay, tôi làm Thủ tướng tôi cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, chắc là cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng.”

Giống như nhiều hội nghị trước đó, lần này, các nhà tài trợ cho Việt Nam cũng nhấn mạnh yếu tố minh bạch hóa và kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của công dân cũng như vai trò, vị trí của các tổ chức dân sự...

Chính quyền Việt Nam có thực hiện các yêu cầu mà giới tài trợ đã nhiều lần đề cập để các khoản viện trợ mà cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, sẽ mang lại những lợi ích thực sự tốt đẹp cho Việt Nam?

Yêu cầu của giới tài trợ

Trong nhiều năm qua, bên cạnh việc yêu cầu Việt Nam phải minh bạch hóa hoạt động của hệ thống công quyền, tôn trọng quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của công dân, cũng như mở rộng hoạt động của các tổ chức dân sự để ngăn chặn tham nhũng, lạm dụng quyền lực nhằm trục lợi, bảo đảm tiến trình phát triển tại Việt Nam thực sự bền vững và ổn định, cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ, nhằm giúp chính quyền Việt Nam thực hiện những nội dung vừa kể.

Đầu năm ngoái, Đại sứ quán Anh đã hỗ trợ Viện Nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện một hội thảo để giới tuyên huấn, giới nghiên cứu, giới giảng dạy, giới truyền thông cùng bàn bạc về quyền tiếp cận thông tin.

…, song vấn đề luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân chỉ được đề cập và phổ biến rộng rãi, từ khi cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam liên tục lập đi, lập lại yêu cầu …

Tại sao Đại sứ quán Anh phải hỗ trợ tổ chức một hội thảo như vậy? Lúc đó, khi tường thuật về sự kiện này, Thông tấn xã Việt Nam giải thích, quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người. Quyền này là phương thức hữu hiệu để giúp nhà nước gắn bó với nhân dân, nâng cao tính minh bạch của chính sách và tính hiệu quả của bộ máy quản lý. Quyền tiếp cận thông tin còn là tiền đề để giúp thực hiện các quyền công dân cơ bản khác về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...

Tính từ năm 1946 đến nay, dù các bản Hiến pháp Việt Nam luôn dành nhiều điều, khoản minh định hàng loạt quyền dành cho công dân, song vấn đề luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân chỉ được đề cập và phổ biến rộng rãi, từ khi cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam liên tục lập đi, lập lại yêu cầu, Việt Nam phải minh bạch hóa hoạt động của hệ thống công quyền, tôn trọng quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của công dân, mở rộng hoạt động của các tổ chức dân sự để ngăn chặn tham nhũng, lạm dụng quyền lực nhằm trục lợi, bảo đảm tiến trình phát triển tại Việt Nam thực sự bền vững và ổn định.

Luật Tiếp cận thông tin

Năm 2007, chính quyền Việt Nam bắt đầu loan báo kế hoạch soạn thảo để ban hành Luật Tiếp cận thông tin. Trong một bản thuyết trình về sự cần thiết phải có Luật Tiếp cận thông tin đã được chính quyền Việt Nam công bố vào thời điểm đó, chính quyền Việt Nam xác nhận: Việc thiếu các qui định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc công khai thông tin đã dẫn đến tình trạng lợi dụng đặc quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí công tác dễ dàng tiếp cận thông tin, gây nên sự bất bình đẳng, bất công bằng trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Cũng vì vậy, chính quyền Việt Nam cho rằng: Cần có cơ chế tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, công dân có thể tham gia vào môi trường thông tin mở nhằm bảo đảm tính hiệu quả, cạnh tranh và phát triển. Các cơ quan công quyền phải có trách nhiệm công bố thông tin cũng như tạo điều kiện cho việc tiếp cận thông tin, tiếp cận các tài liệu hành chính, công khai, minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính.

Tuy chính quyền Việt Nam nhìn nhận "Luật Tiếp cận thông tin” có vai trò quan trọng như vừa trích dẫn nhưng đến nay, "Luật Tiếp cận thông tin” vẫn còn đang trong giai đoạn thai nghén.

Năm 2007, chính quyền Việt Nam bắt đầu loan báo kế hoạch soạn thảo để ban hành Luật Tiếp cận thông tin... nhưng đến nay, "Luật Tiếp cận thông tin” vẫn còn đang trong giai đoạn thai nghén.

Theo dõi báo chí Việt Nam, một số người bảo rằng, những vấn đề, sự kiện có liên quan trực tiếp đến kế hoạch soạn thảo và ban hành "Luật Tiếp cận thông tin”, hoặc gián tiếp như thu hẹp các quy định về bí mật nhà nước,... thường chỉ được hệ thống truyền thông Việt Nam nêu ra, tường thuật, trước hay sau các hội nghị tư vấn của cộng đồng tài trợ cho Việt Nam.

Hồi giữa năm nay, thời điểm mà giới tài trợ cho Việt Nam đến Việt Nam để tham dự một hội nghị tư vấn theo định kỳ, người ta thấy Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nhân quyền Na Uy nghiên cứu đánh giá những kinh nghiệm của quốc tế về "Luật Tiếp cận thông tin”. Cũng vào lúc đó, Thủ tướng Việt Nam ban hành Nghị quyết về Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020, cho biết, sẽ tổng rà soát, sửa đổi pháp luật về bí mật nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước ở mức cần thiết.

Cách nay 7 tháng, sau khi cùng nghiên cứu, đánh giá những kinh nghiệm của quốc tế về "Luật Tiếp cận thông tin”, cả Hội Luật gia Việt Nam lẫn Trung tâm Nhân quyền Na Uy đã đưa ra kết luận: Tự do thông tin là quyền của công chúng. Để đảm bảo quyền tự do thông tin, nhiều luật đã quy định điều khoản miễn trừ trách nhiệm hình sự của công chức khi cung cấp thông tin, nếu không phải là thông tin mật. Tự do thông tin là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan chức trách... Thông tin cần được mở, dễ tiếp cận hay công khai bằng nhiều phương thức: lưu trữ, tạo nguồn mở, xuất bản, truyền thông để đảm bảo quyền "thu thập và truyền tải" thông tin của công chúng. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước không những phải cung cấp thông tin theo yêu cầu, mà còn chủ động truyền tải thông tin ra công chúng bằng nhiều phương tiện và hạ tầng. Đồng thời cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho chủ thể yêu cầu, để chủ thể có thể truy cập và thu nhận được thông tin từ những nguồn khác nhau.

Sau bảy tháng, những nhận định và đề nghị đó được chính quyền tiếp nhận thế nào trong tiến trình minh bạch hóa hoạt động của hệ thống công quyền, tôn trọng quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của công dân, cũng như mở rộng hoạt động của các tổ chức dân sự để ngăn chặn tham nhũng, lạm dụng quyền lực nhằm trục lợi, bảo đảm tiến trình phát triển tại Việt Nam thực sự bền vững và ổn định? Có lẽ cần nghe thêm ý kiến của các nhà báo, các blogger, và những người dùng Face Book tại Việt Nam.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 610 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Mười Hai 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 6
Khách: 6
Thành Viên: 0