Thứ Ba, 2024-11-05, 8:45 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tư » 4 » Ngư dân người tù Đông Nam Á
10:34 AM
Ngư dân người tù Đông Nam Á
2010-04-03

Trong hơn 4 năm qua, có 1.186 tàu đánh cá và 7.045 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trong khi hoạt động ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông. Trong tất cả các vụ này, không thấy bóng dáng tàu tuần tra của Việt Nam xuất hiện.

RFA photo

Thuyền trưởng một tàu đánh cá. Ảnh minh họa. RFA photo

Theo thông tin cập nhật, hiện nay vẫn còn 751 ngư dân Việt Nam đang bị nước ngoài tạm giữ. Trong đó Malaysia giam giữ 450 người, Indonesia giữ 280 người, Philippines giữ 28 người. Trong ba tháng đầu năm 2010, xảy ra 18 vụ bắt giữ tàu cá và 208 ngư dân. Vụ mới nhất xảy ra ngày 22/3/2010, tàu cá QNg 50362 với 12 ngư dân bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa, phía Trung Quốc đòi tiền chuộc khoảng 150 triệu đồng.         
Riêng năm 2009 có 304 tàu cá và 2.472 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài kiểm soát bắt giữ, xử phạt. Đây là con số báo động, giả dụ chia đều cho 365 ngày thì mỗi ngày có ít nhất 6 ngư dân bị nước ngoài bắt và mỗi tuần 5 đến 6 tàu cá bị cầm giữ.

Bão tan rồi là nó ra  nó lấy đồ hết, nó bóp cổ làm dữ dội làm kinh lắm, lấy hết dụng cụ đi làm biển của mình chỉ để lại 1 cái la bàn cho mình về. Thì nghe đài Tiếng Nói Việt Nam nói Hoàng Sa là của Việt Nam mình, nhưng của Việt Nam gì mà ra đây nó bắt miết à. Việt Nam đi ra đó ban đêm né ban ngày còn không dám đi

Ô.Trương M. Quang, thuyền trưởng

Tự lo thân trên Biển Đông

Ngư dân Việt Nam không được bảo vệ, bà con đánh bắt xa bờ trên các vùng biển chồng lấn, tranh chấp chủ quyền, thường xuyên bị hải quân các nước láng giềng bắt giữ và xử lý theo pháp luật nước họ. Chúng tôi trích dẫn phát biểu của thuyền trưởng tàu cá QNg 90078 Trương Minh Quang, một người vừa nạn nhân vừa là nhân chứng về việc hải quân Trung Quốc trấn lột 17 tàu cá Việt Nam tránh bão ở Hoàng sa, vụ việc xảy ra ngày 30/9/2009:
"Bão tan rồi là nó ra  nó lấy đồ hết, nó bóp cổ làm dữ dội làm kinh lắm, lấy hết dụng cụ đi làm biển của mình chỉ để lại 1 cái la bàn cho mình về. Thì nghe đài Tiếng Nói Việt Nam nói Hoàng Sa là của Việt Nam mình, nhưng của Việt Nam gì mà ra đây nó bắt miết à. Việt Nam đi ra đó ban đêm né ban ngày

Nhiều ngư dân không dám ra biển sợ bị cướp, bị bắt
Nhiều ngư dân không dám ra biển sợ bị cướp, bị bắt
còn không dám đi. Nó bắt được nó phạt dữ lắm.”
Chính phủ Việt Nam cho đến nay được xem là nhún nhường, chỉ phản đối bằng đường lối ngoại giao ôn hòa. Người dân tự hỏi lực lượng hải quân, không quân nhân dân anh hùng, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển đâu không thấy, chỉ thấy tàu chiến Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Campuchia, Đài Loan, lúc nào cũng sẵn sàng chặn bắt tàu cá và ngư dân Việt Nam.

Phản kháng suông

Trên truyền thông báo chí Việt Nam, sau mỗi vụ  ngư dân và tàu cá bị lực lượng Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đều có công hàm phản đối, hoặc mời đại diện Sứ quán Trung Quốc tới đòi thả tàu và người. Khi thông tin về những vấn đề này, Bộ Ngoại Giao Việt Nam luôn luôn khẳng định chủ quyền đất nước đối với Hoàng Sa Trường Sa. Tuy vậy những hành động mang tính thủ tục như vậy, không làm dịu đi nỗi bức xúc của nhân dân, ngư dân đi biển tiếp tục bị  trấn lột, bắt giữ hoặc bị tàu lạ đâm chìm tàu.
GS Ngô Vĩnh Long, khoa sử đại học Maine Hoa Kỳ, nhận định tranh chấp Biển Đông cần một giải pháp đa phương: 
"Chính phủ Việt Nam muốn giải quyết vấn đề Biển Đông với các chính phủ khác thì chính phủ Việt Nam phải làm sao có sự đồng thuận với các nước Đông Nam Á khác, nếu chỉ có riêng Việt Nam đối đầu Trung Quốc thì Việt Nam bao giờ cũng thua, càng chờ càng thua.” 

Chính phủ Việt Nam muốn giải quyết vấn đề Biển Đông với các chính phủ khác thì chính phủ Việt Nam phải làm sao có sự đồng thuận với các nước Đông Nam Á khác, nếu chỉ có riêng Việt Nam đối đầu Trung Quốc thì Việt Nam bao giờ cũng thua, càng chờ càng thua 
GS Ngô Vĩnh Long

Theo Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online và VnExpress, thảo luận tại hội nghị về tình hình tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ cho thấy, không có sự phối hợp giữa các bộ ngành, cơ quan hữu trách về vấn đề bảo vệ ngư dân và phương tiện đánh bắt. 

Hội nghị này do Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn tổ chức ngày 30/3, những số liệu được công bố có thể làm nhiều người bàng hoàng.
Đại diện Tỉnh Quảng Ngãi cho biết trong năm 2009, toàn tỉnh có 45 tàu và 599 ngư dân bị các nước khác bắt giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản và phương tiện. Về chi tiết, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 33 tàu và 433 ngư dân, trong đó có 4 tàu và 48 ngư dân bị giam giữ ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, 6 tàu và 32 ngư dân phải nộp phạt từ 50 ngàn tới 70 ngàn nhân dân tệ để được thả về (1 tệ tương đương khoảng 2.700 đồng). Số còn lại bị Trung Quốc đẩy ra biển, sau khi đã tịch thu toàn bộ tài sản, phương tiện,  hải sản và cả nhiên liệu trên tàu. Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn 23 tàu và 141 ngư dân bị nước ngoài giam giữ.
Thật ra Quảng Ngãi không phải là tỉnh giữ kỷ lục về số tàu cá và ngư dân bị bắt, tỉnh này được biết tới nhiều vì đa số vụ việc đều dính tới vấn đề dư luận quan tâm đó là Hoàng Sa và kẻ bắt giữ là lực lượng Trung Quốc.
Năm ngoái tỉnh có tàu cá bị bắt giữ và xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang với 58 tàu, Cà Mau 56 tàu, Bà Rịa Vũng Tàu bị vướng 46 tàu, Bình Định 47 tàu và Quảng Ngãi 45 tàu.

Không có cơ chế bảo vệ ngư dân

Theo Tuổi Trẻ Online, tại hội nghị đại diện Bộ Ngoại Giao, ông Bùi Quốc Thành Cục Phó Cục Lãnh Sự nhìn nhận cơ chế phối hợp rất bị động, mặc dù Bộ Ngoại Giao là cơ quan chủ trì đấu tranh đối ngoại để bảo vệ ngư dân. Khi có tàu cá bị bắt Bộ Ngoại Giao không được thông tin chính thức. Điển hình như vụ tàu cá QNg 50362 mới đây, Bộ Ngoại Giao chỉ biết tin qua báo chí, sau đó mới có công hàm  gởi phía Trung Quốc đề nghị thả công dân Việt Nam. Ông Thành đề nghị cần xây dựng một cơ chế phối hợp xử lý thông tin chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chức năng.
Thiếu tướng Nguyễn Phước Lợi, phó tư lệnh Bộ đội biên phòng, cho rằng cần phối hợp kiểm tra trên các vùng biển và cần có mặt kịp thời hỗ trợ khi ngư dân bị nước ngoài đuổi bắt.

Ông Bùi Quốc Thành Cục Phó Cục Lãnh Sự nhìn nhận cơ chế phối hợp rất bị động, mặc dù Bộ Ngoại Giao là cơ quan chủ trì đấu tranh đối ngoại để bảo vệ ngư dân. Khi có tàu cá bị bắt Bộ Ngoại Giao không được thông tin chính thức.

Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi đặt vấn đề, Nhà nước khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, trong khi ngư dân Quảng Ngãi đi vào vùng này bị phía Trung Quốc bắt giữ liên tục. Do vậy chính phủ cần có chính sách hỗ trợ ngư dân, để họ yên tâm làm ăn, sự có mặt của ngư dân cũng là một biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Theo Thanh Niên Online, tình trạng ngày càng nhiều hơn các vụ ngư dân và tàu cá bị nước ngoài bắt giữ trên Biển Đông được các cơ quan chức năng phân tích

Ngư dân Việt Nam hành nghề đánh cá trong Biển Đông lo lắng khi liên tục bị phía Trung Quốc bắt giữ, hành hung.
Ngư dân Việt Nam hành nghề đánh cá trong Biển Đông lo lắng khi liên tục bị phía Trung Quốc bắt giữ, hành hung.
nguyên nhân. Theo đó, Trung Quốc gần đây đã tăng cường mở rộng phạm vi, tần suất tuần tra, kiểm sóat vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa, các nứơc lân cận phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ "hình lưỡi bò” nên cũng đã gia tăng tần suất kiểm tra và áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với tàu cá nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Các biện pháp cấp thời

Việt Nam sẽ làm gì trong thời gian tới để bảo vệ ngư dân đánh bắt trên Biển Đông. Những biện pháp được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nêu ra bao gồm, tăng cường tuyền truyền giáo dục ngư dân, tổ chức ngư dân đi khai thác vùng biển xa bờ theo mô hình tổ đội để hỗ trợ nhau trên biển, hỗ trợ ngư dân không cố tình vi phạm lãnh hải nhưng bị nước ngoài bắt giữ và xử phạt; củng cố và phát triển lực lượng tuần tra trên biển, thường xuyên có mặt tại các vùng biển trọng điểm hoặc vùng biển tranh chấp để bảo vệ hỗ trợ ngư dân. Đặc biệt tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các tàu cá cần đăng ký với cơ quan chức năng để được cấp giấy phép hoạt động, khi đi đánh bắt phải báo cáo với cơ quan chức năng để được hỗ trợ trên biển.
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh ven biển quản lý chặt chẽ tàu cá của địa phương, nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân tổ chức đưa người và tàu cá sang khai thác tại vùng biển nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Ngư dân Việt Nam trăm bề khó khăn, đánh bắt xa bờ thì có nơi nào khác nếu không phải là Biển Đông. Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, trên thực tế trở thành những hải đảo bị chiếm đóng, hoặc tranh chấp chủ quyền. Nếu không có lực lượng tuần tra đủ mạnh để kiểm soát lãnh hải và bảo vệ ngư dân và tàu cá của họ, thì rõ ràng đây là chuyện trăm dâu đổ lên đầu ngư dân.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 591 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 536
Khách: 536
Thành Viên: 0