Main » 2010»Tháng Mười»3 » Người chủ xướng Phong trào Chấn Hưng Nước Việt bị bắt ở Malaysia
9:50 AM
Người chủ xướng Phong trào Chấn Hưng Nước Việt bị bắt ở Malaysia
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-10-02
Nhà
bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Vũ Quang Thuận, người chủ xướng Phong
trào Chấn Hưng Nước Việt, chạy sang Malaysia và được Cao Ủy Tỵ Nạn tại
đó cấp qui chế tỵ nạn; nhưng đã bị cơ quan chức năng Malaysia bắt giữ
với lý do không có giấy tờ.
Vào ngày 1 tháng 10 vừa qua, ông Vũ Quang Thuận ra tòa
lần thứ năm tại Kuala Lumpur. Trong giờ giải lao của phiên xử, ông đã cho Đài Á
Châu Tự Do biết một số thông tin về trường hợp của ông.
Không có giấy tờ
Ô. Vũ Quang Thuận tại phiên tòa ở Kuala Lumpur hôm 1/10/2010
Vũ Quang Thuận: Họ buộc tôi về
tội không có giấy tờ; nhưng thực sự tôi có giấy tờ được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tại
Malaysia cấp cho tôi. Thế nhưng, đội cảnh sát này thu giữ, rồi đội cảnh sát
khác đến bắt.
Tôi
đã tự thiêu tại Tòa Tháp Đôi ở trung tâm Malaysia, để phản đối cảnh sát xuất nhập
cảnh Malaysia trục xuất bất hợp pháp hai thành viên chính trị của chúng tôi.
Khi tôi bị thương nặng, cảnh sát Malaysia đã không chở tôi đến bệnh viện mà lại
mang xe chở tôi đến một quảng đường vắng, bỏ tôi bên một thùng rác. May mà tôi
điện thoại cho đồng đội đến cứu tôi kịp. Sau khi đến bệnh viện được một giờ, họ
đến còng tay tôi.
Cảnh
sát Malaysia không lạ gì tôi, tôi hoàn toàn có giấy tờ do Cao Ủy Liên Hiệp Quốc
tại Malaysia và Thái Lan đã cấp cho tôi theo Công ước Nhân quyền 1948, và Công
ước về Quyền Tỵ Nạn năm 1951 của Liên Hiệp Quốc ban hành. Tôi thuộc diện chính
trị được bảo vệ đặc biệt. Tôi có đầy đủ giấy tờ. Nhưng cảnh sát Malaysia tịch
thu giấy tờ của tôi và bây giờ xử án tôi với tội ở lại Malaysia bất hợp pháp.
Họ buộc tôi về tội không có giấy tờ;
nhưng thực sự tôi có giấy tờ được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tại Malaysia
cấp cho tôi. Thế nhưng, đội cảnh sát này thu giữ, rồi đội cảnh sát khác
đến bắt.
Ô. Vũ Quang Thuận
Gia Minh:Ông phải vào trại giam Malaysia từ khi nào?
Vũ Quang Thuận: Tôi nằm tại bệnh
viện từ đêm ngày 12 đến ngày 27 tháng tư. Từ ngày 27 tháng tư đến nay tôi ở
trong nhà tù Malaysia. Điều kiện ăn uống trong nhà tù không thể như bên ngoài
được. Đối với tôi việc khổ đó không quan trọng bằng việc bây giờ tôi không được
cống hiến. Trong nhà tù rất khó kiếm giấy bút để làm việc.
Gia Minh:Họ vẫn để cho ông viết lách, không cản trở
gì?
Vũ Quang Thuận: Tôi phải khéo
léo với những người làm việc mới có thể viết. Phải rất khéo léo mới có giấy
bút. Một mẩu bút chì trong tù này quí như ‘kim cương’.
LHQ
từ chối giúp đỡ
Gia Minh:Dù ở trong trại giam, ông có làm việc với cơ
quan chức năng Malaysia và có nỗ lực liên lạc với Cao Ủy Liên Hiệp Quốc để nói
về tình hình của ông?
Vũ Quang Thuận: Tổ chức của
chúng tôi đã nhiều lần viết đơn và trực tiếp đến gặp Cao ủy Liên Hiệp; nhưng
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc hoàn toàn vô trách nhiệm với tổ chức của tôi và bản
thân tôi.
Chúng tôi không muốn nhìn thấy các bạn
nữa, từ nay về sau chúng tôi không đăng ký quyền tỵ nạn chính trị và
bất cứ quyền gì cho người Việt Nam nữa.
Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ ở Mã Lai
Nhiều
thành viên của tổ chức chúng tôi đến đăng ký tại Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc,
nhưng gần đây họ không đăng ký cho chúng tôi nữa. Chúng tôi không nghĩ rằng Cao
ủy Liên Hiệp Quốc là một cơ quan bảo vệ nhân quyền mà lại vi phạm nhân quyền.
Gia Minh:Họ trả lời thế nào về trường hợp của ông?
Vũ Quang Thuận: Chúng tôi gửi
nhiều đơn thư, và đến nhiều lần nhưng người ta không trả lời. Người ta nói một
câu ngắn gọn ‘chúng tôi không muốn nhìn
thấy các bạn nữa, từ nay về sau chúng tôi không đăng ký quyền tỵ nạn chính trị
và bất cứ quyền gì cho người Việt Nam nữa’. Cán bộ của Cao ủy Tỵ Nạn nói với
người trong tổ chức của chúng tôi như vậy.
Tâm
tư nguyện vọng
Ông Vũ Quang Thuận tại phiên tòa ở Kuala Lumpur hôm 1/10/2010. Hình do thính giả RFA gửi.
Gia Minh: Ông có nghĩ rằng vấn đề bế tắc không?
Vũ Quang Thuận: Rất bế tắc.
Chính vì bế tắc đó mà tôi phải dùng sinh mạng của tôi, tôi tự sát. Nhưng rất
may, ngọn lửa không thiêu chết tôi.
Tôi
muốn tạo một sự ‘nổi tiếng’ để thu hút sự chú ý của thế giới, kêu gọi thế giới
bảo vệ những nhà chính trị Việt Nam, ngăn chặn hành động vô nhân đạo của một số
cảnh sát Malaysia, cản trở ‘nhân quyền’ Việt Nam. Chúng tôi là những người đấu
tranh cho dân chủ, nhân quyền cho một dân tộc; sự cản trở đối với chúng tôi là
cản trở tự do của một dân tộc.
Gia Minh:Ông có thể cho biết có những đối tượng bị bắt
‘vì không có giấy tờ’ như ông nhiều không?
Ông Vũ Quang Thuận: Có rất nhiều,
nhưng đại đa số là những anh chị em lao động thôi. Người ta ở lại quá hạn, có một
lý do nào đó người ta ở lại, nhưng họ vì lý do ‘dân sự’ thôi chứ không phải lý
do ‘chính trị’. Trong nhà tù có hai người tù chính trị: một là tôi- Vũ Quang
Thuận, và một người nữa là Nguyễn Văn Điển, cũng thuộc tổ chức với tôi.
Trong
thời gian qua, họ cũng có hành vi ‘làm nhục’ chúng tôi: đánh đập chúng tôi vô cớ.
Chúng tôi cảm thấy không an toàn khi ở trong nhà tù Malaysia. Trước đây tôi
cũng nghĩ Malaysia là một đất nước tự do, nên chúng tôi hành xử một cách thoải
mái. Thế nhưng chúng tôi rất bất ngờ trước những gì họ đối xử với chúng tôi.
Tôi bế tắc, và hằng chục ngàn thành viên
đang hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam đang bế tắc, và cả dân tộc Việt
Nam đang bế tắc.
Ô. Vũ Quang Thuận
Gia Minh:Tâm tư nguyện vọng của bản thân ông muốn
trình bày?
Ông Vũ Quang Thuận: Tôi bế tắc, và
hằng chục ngàn thành viên đang hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam đang bế tắc,
và cả dân tộc Việt Nam đang bế tắc.
Chúng
tôi bế tắc, bí về mặt truyền thông. Hơn 1000 cơ quan báo đài tại Việt Nam thuộc
Đảng Cộng sản Việt Nam và tuyên truyền một chiều. Chúng tôi muốn tuyên truyền về
tinh thần dân chủ cho người Việt Nam trong và ngoài nước nhưng không có cách
nào để tuyên truyền.
Bế
tắc thứ hai là do thời gian vừa qua chúng tôi hoạt động bí mật tại Việt Nam nên
chưa có được sự ủng hộ từ nước ngoài.
Tôi
muốn nói thêm một vấn đề là khi sang Malaysia tôi phát hiện ra 50.000 lao động
Việt Nam tại Malaysia bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tôi đã xem gần 1.000
mẫu hợp đồng, tất cả gần như giống nhau hết. Trong đó có những điều khoản không
được tham gia đảng, tham gia hội, không được tham gia biểu tình, không được yêu
thương - kết hôn với người nước ngoài. Những điều đó vi phạm Công ước Nhân quyền
Quốc tế công bố năm 1948.