Thứ Sáu, 2024-04-19, 7:52 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Mười Một » 30 » Nghị quyết ngày 26/11/2009 của Quốc hội Âu Châu về tình trạng nhân quyền tại Lào và Việt Nam
6:23 AM
Nghị quyết ngày 26/11/2009 của Quốc hội Âu Châu về tình trạng nhân quyền tại Lào và Việt Nam




(Trích dịch phần liên quan đến Việt Nam)


Quốc hội Âu Châu,
- căn cứ vào Hội nghị thượng đỉnh khối ASEAN từ ngày 23 đến ngày 25/10/2009,
- căn cứ vào việc bổ nhiệm Uỷ hội Nhân quyền Liên chính phủ khối ASEAN vào ngày 23/11/2009,
- căn cứ vào Báo cáo Nhân quyền Thường niên năm 2008 của Liên hiệp Âu Châu,
- căn cứ vào những cuộc thương thảo liên tục về Thoả thuận mới trong Quan hệ Ðối tác và Phối hợp giữa Liên hiệp Âu Châu và Việt Nam, và cuộc đàm phán về nhân quyền được tổ chức mỗi năm hai lần giữa Liên hiệp Âu Châu và nhà nước Việt Nam,
- căn cứ vào các nghị quyết trước đây về Lào, nhất là những nghị quyết vào ngày 15/11/2001 về các vụ bắt bớ tuỳ tiện, đồng thời về tình trạng chính trị tại Lào(1) và vào ngày 1/12/2005 về tình trạng chính trị tại Campuchia, Lào và Việt Nam(2),
- căn cứ vào bản Thoả thuận Hợp tác giữa Liên hiệp Âu Châu và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 1/12/1997, đặt căn bản trên sự "tôn trọng các nguyên tắc cơ bản về dân chủ và nhân quyền như đã được đề ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền",
- căn cứ vào Ðiều 122(5) của bản Ðiều lệ Thủ tục của Liên hiệp Âu Châu,

Việt Nam

A. xét rằng nhà nước Việt Nam đã khước từ không chịu đáp ứng với nhiều khuyến nghị được đưa ra trong cuộc Thẩm nghị Định kỳ Phổ cập của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tổ chức từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2009, với một quan điểm nhằm cải tiến tình trạng nhân quyền ở Viêt Nam

B. xét rằng có hàng trăm người hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam vì niềm tin tôn giáo hoặc quan điểm chính trị, bao gồm nhiều tín đồ Tin Lành người Thượng, một linh mục Công giáo, nhiều nhà truyền giáo Mennonite, nhiều tín đồ đạo Cao Ðài và Phật giáo Hoà Hảo,

C. xét rằng có hàng trăm tăng ni Phật tử trẻ tuổi thuộc Tu viện Bát Nhã đã bị tấn công và đánh đập một cách hung bạo vào ngày 27/9/2009, đồng thời tu viện của họ cũng bị đập phá, trong khi nhà cầm quyền và công an Việt Nam làm ngơ không quan tâm đến lời kêu cứu của họ; xét rằng có nhiều tu sĩ khác đến lánh thân tại Chùa Phước Huệ đã phải chịu đựng nhiều sự bạo hành thân xác và sách nhiễu của công an; xét rằng các tu sĩ hiện đang phải đối diện với nguy cơ bị nhà nước đuổi ra vì lý do họ đang ở trong Tu viện Bát Nhã mà không có giấy phép tạm trú hoặc không đăng ký trước,

D. xét rằng việc tấn công vào tu viện trên được nhiều người cho rằng là có liên quan đến bản kiến nghị 10 điểm nhằm cải thiện tự do tôn giáo mà thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đệ trình cho Chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào năm 2007, 
 
E. xét rằng tất cả các tổ chức tôn giáo muốn hoạt động phải được nhà cầm quyền cho phép và bị kiểm soát bởi các uỷ ban tôn giáo do nhà nước chỉ định, đồng thời xét rằng nhiều tổ chức tôn giáo bị cấm đoán và các tín đồ bị bách hại nếu họ tiếp tục muốn tồn tại một cách độc lập khỏi sự kiểm soát của chính quyền,

F. xét rằng các tất cả vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hầu như đều bị cầm tù, khởi đầu với vị Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ (81 tuổi), người nổi tiếng nhất trong các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, đã bị giam giữ hơn 27 năm, hiện đang cư trú trong Thanh Minh Thiền Viện ở TPHCM,

G. xét rằng bà Trần Khải Thanh Thuỷ, một nhà văn Việt Nam đồng thời là một nhân vật hàng đầu trong phong trào dân chủ Việt Nam, đã bị bắt giữ trở lại sau khi vừa mãn hạn tù 9 tháng hồi năm 2007; xét rằng bà Thuỷ đang bị bịnh tiểu đường trầm trọng, nhưng dù thế nhà cầm quyền Việt Nam vẫn từ chối không chịu cho bà được tại ngoại hầu tra hoặc cho phép bà được nhận thuốc men điều trị,  

H. xét rằng có nhiều tù nhân lương tâm, trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý, cô Lê Thị Công Nhân, và ông Nguyễn Bình Thành, tất cả đều bị kết án vì "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam", đã bị khước từ không được chăm sóc y tế trong tù mặc dù tình trạng sức khoẻ của họ đòi hỏi phải được chữa trị ngay trong bịnh viện,

I. xét rằng khi thiếu vắng các tổ chức nhân quyền độc lập, thì các vị lãnh đạo tôn giáo thường giữ vai trò bảo vệ quyền làm người và tranh đấu cho sự tôn trọng con người được rộng rãi hơn và có thêm các nguyên tắc căn bản về dân chủ,

J. xét rằng Việt Nam, là nước sẽ đảm nhận chức vụ chủ tịch khối ASEAN vào năm 2010, nên làm gương bằng cách cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước họ, xét rằng nhà nước Việt Nam có thể bắt đầu làm điều này bằng cách trả tự do cho hàng trăm người đã lên tiếng phê bình chính phủ một cách ôn hoà, các nhà hoạt động tôn giáo độc lập, các bloggers và các nhà tranh đấu dân chủ đang bị cầm tù vì các tội danh vô căn cứ làm hại đến an ninh quốc gia, vi phạm đến luật pháp quốc tế về quyền được bày tỏ chính kiến một cách ôn hoà.


.....


Việt Nam

1. Thúc giục chính phủ Việt Nam phải ngưng ngay tất cả mọi hình thức đàn áp chống lại những người thực hiện quyền làm người của họ để tự do bày tỏ tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng  và tự do hội họp, theo đúng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam;  kêu gọi chính phủ Việt Nam phải tuân theo các giao ước quốc tế, mà các giao ước này đòi hỏi sự thừa nhận tất cả các cộng đồng tôn giáo và quyền được tự do hành đạo, đồng thời hoàn trả lại những tài sản mà nhà nước Việt Nam đã tuỳ tiện tịch thu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Công giáo hoặc bất cứ tổ chức tôn giáo nào khác;

2. Lên án việc xua đuổi bằng bạo lực như tin tức đã loan, đối với hơn 150 tăng ni từ các tu viện và thực tế là tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng theo sau các hành động này của chính quyền nhằm chống lại cộng đồng Phật tử hiền hoà, là một sự mâu thuẫn rõ ràng với những quyết tâm muốn tuân thủ theo những tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận về tự do tôn giáo, nhất là khi người dân đang cố gắng thực hiện quyền làm người của họ, mà chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã cam đoan tôn trọng khi làm một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và sắp tới đây sẽ là chủ tịch khối ASEAN;

3. Yêu cầu Uỷ hội và Hội đồng Âu Châu, trong khuôn khổ của những cuộc thương thảo hiện thời về Thoả thuận mới trong Quan hệ Ðối tác và Phối hợp với Việt Nam, hãy bao gồm trong đó một điều khoản ràng buộc và rõ ràng về dân chủ nhân quyền, cùng với một cơ chế để thi hành điều khoản này, nhằm mục đích chấm dứt những vi phạm có hệ thống về dân chủ nhân quyền;

4. Kêu gọi chấm dứt ngay tất cả các hành động bách hại và sách nhiễu, và cho tất cả các tăng ni Phật tử được phép tu học theo truyền thống của cộng đồng tăng sĩ Phật giáo thuộc phái Thích Nhất Hạnh ở Bát Nhã và những nơi khác; 

5. Ðòi hỏi phải trả tự do vô điều kiện cho Hoà thượng Thích Quảng Ðộ và phục hồi tình trạng pháp lý cho GHPGVNTN và các vị lãnh đạo Giáo hội;

6. Kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy thiết lập một uỷ ban nhân quyền độc lập, để thâu nhận và  điều tra các cáo buộc về tra tấn hoặc những vụ lạm dụng quyền lực của cán bộ nhà nước, kể cả các nhân viên an ninh, và bắt đầu tiến hành việc huỷ bỏ án tử hình;

7. Kêu gọi chính phủ Việt Nam, xét đến vai trò của mình là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, hãy đưa ra những mời gọi rộng rãi đến các điều tra viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, nhất là những nhân viên điều tra về quyền tự do bày tỏ tư tưởng, tự do tôn giáo, tra tấn, các nhà bảo vệ nhân quyền và bạo hành đối với phụ nữ, đồng thời đến Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về bắt bớ trái phép; 

..... 

Tổng quát

14. Thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các nhà hoạt động nhân quyền, các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, vì giam giữ họ tức là vi phạm đến nhân quyền; đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền bảo đảm cho tình trạng phúc lợi về thể chất cũng như tinh thần của họ trong mọi trường hợp, sẵn lòng giúp đỡ những người cần nó được đưa đến những nơi tốt, chuyên về chăm sóc y tế độc lập;

15. Kêu gọi Uỷ hội và Hội đồng Âu Châu hãy tiến hành một cuộc thẩm định rất chi tiết về việc thi hành các chính sách trong lãnh vực dân chủ nhân quyền được thực hiện ở Lào và Việt Nam kể từ khi ký kết Hiệp định Ðối tác và Phối hợp và báo cáo lại cho Quốc hội Âu Châu; 

o
o o

16. Chỉ thị cho Chủ tịch Quốc hội Âu Châu chuyển nghị quyết này đến cho Hội đồng, Uỷ hội, các chính phủ và quốc hội các quốc gia thành viên Liên hiệp Âu Châu, chính phủ và quốc hội Việt Nam và Lào, văn phòng thư ký khối ASEAN, Cao uỷ Nhân quyền và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc


Phan Lưu Quỳnh trích dịch từ: http://www.europarl.europa.eu
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 561 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Mười Một 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0