Thứ Năm, 2024-11-21, 7:02 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Sáu » 23 » Nhập siêu và lệ thuộc Trung Quốc
8:25 AM
Nhập siêu và lệ thuộc Trung Quốc


2011-06-22

Tình trạng nhập siêu gây mất ổn định cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt nhập siêu từ Trung Quốc. Nam Nguyên ghi nhận ý kiến chuyên gia về vấn đề này.

Source Tin Kinh Tế online

Kim ngạch xuất, nhập khẩu và nhập siêu với Trung Quốc giai đoạn 2007-2010.


Trong khoảng hơn một thập niên qua, Việt Nam đã tăng tốc xuất khẩu giúp đẩy tăng trưởng GDP tổng sản phẩm nội địa trung bình 8% một năm. Tuy vậy tình trạng nhập siêu lại tăng nhanh, năm ngoái tổng nhập siêu của cả nước là 12,4 tỷ USD. Nguyên do nào khiến Việt Nam nhập siêu nhiều như vậy và phần nhập siêu từ Trung Quốc được tách riêng cho thấy còn cao hơn tổng nhập siêu cả nước theo ghi nhận của báo chí Việt nam.

Sập bẫy nhập siêu từ Trung Quốc

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội phân tích:
- Vấn đề ở đây là cần phân biệt phần nhập siêu thuần túy thương mại và nhập siêu có liên quan đến đầu tư. Hiện nay do nhiều lý do, Trung Quốc đang tham dự vào việc đấu thầu và xây dựng theo thể thức EPC (Engineering procurement and construction) là rất nhiều và Trung Quốc đã nhập cả trang thiết bị, nguyên vật liệu thậm chí mang cả công nhân có tính chất phổ thông sang để xây dựng. Phần này chiếm chủ yếu của các vật tư, trang thiết bị mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc và đây là vấn đề rất đáng tranh cãi: tại sao lại phải nhập nhiều như thế từ Trung Quốc, giao cho nhà thầu Trung Quốc những công trình có tính cách trọng yếu
Một tiệm bán đồ gia dụng ở Lạng Sơn với tất cả các mặt hàng có xuất xứ từ TQ. AFP
Một tiệm bán đồ gia dụng ở Lạng Sơn với tất cả các mặt hàng có xuất xứ từ TQ. AFP
của nền kinh tế quốc dân đến như vậy và chúng ta có cách gì để thoát ra khỏi sự phụ thuộc này.
Trung Quốc đã nhập cả trang thiết bị, nguyên vật liệu thậm chí mang cả công nhân có tính chất phổ thông sang để xây dựng. Phần này chiếm chủ yếu của các vật tư, trang thiết bị mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc và đây là vấn đề rất đáng tranh cãi: tại sao lại phải nhập nhiều như thế từ Trung Quốc
TS Lê Đăng Doanh
Thêm vào đó có một số công trình không có vốn nên đã vay từ Quĩ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc. Vay từ Quĩ này, tự nhiên sẽ phải chấp nhận mua trang thiết bị của Trung Quốc và để cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng và đấy là điều cần phải rút kinh nghiệm cho tương lai.”  
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn, nguyên thành viên ban tư vấn cải cách kinh tế của thủ tướng Võ Văn Kiệt vào thời kỳ đầu đổi mới thì nhìn nhận vấn đề theo góc cạnh khác. Từ TP.HCM ông Sơn phát biểu:
-"Trong quan hệ mua bán với Trung Quốc một trong những yếu tố khiến Việt nam mua hàng Trung Quốc nhiều là vì hàng Trung Quốc giá rẻ hơn so với các thị trường khác.
Nếu không nhập từ Trung Quốc thì sẽ nhập từ các nước khác thôi, cho nên giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt nam là một vấn đề mang tính cấu trúc của nền kinh tế, nghĩa là phải có cách nào như nhiều chuyên gia nói rằng cần phải phát triển công nghiệp phụ trợ chẳng hạn thì nó mới làm giảm bớt vấn đề phụ thuộc vào mua máy móc thiết bị phụ tùng hoặc nguyên liệu phụ trợ.
Tôi nghĩ rằng nhập siêu là một vấn đề chung mà Việt Nam phải giải quyết, trong đó có nhiều thứ kể cả chuyện có chính sách tỷ giá phù hợp nữa. Sự lựa chọn mua hàng Trung Quốc trên hết là do yếu tố giá rẻ hơn.” 
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn
Tôi nghĩ rằng nhập siêu là một vấn đề chung mà Việt Nam phải giải quyết, trong đó có nhiều thứ kể cả chuyện có chính sách tỷ giá phù hợp nữa. Sự lựa chọn mua hàng Trung Quốc trên hết là do yếu tố giá rẻ hơn.”  

Giảm nhập từ Trung Quốc vấn đề sinh tử

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh quan ngại khả năng bất ổn nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam bắt nguồn từ tình trạng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Ông nói:
-"Thực tế là nhập siêu của Trung Quốc chiếm trên 100% nhập
Lễ ký kết Hợp đồng sau khi Công ty China Huadian Engineering (CHEC) Trung Quốc trúng thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương
Lễ ký kết Hợp đồng sau khi Công ty China Huadian Engineering (CHEC) Trung Quốc trúng thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hôm 30-06-2010. Source Đầu Tư VN online
siêu của cả nước và chính phủ phải dùng số tiền xuất siêu ở các nơi khác để bù vào số nhập siêu của Trung Quốc. Vì vậy giải quyết nhập siêu từ thị trường Trung Quốc là một vấn đề sinh tử của nền kinh tế Việt Nam, nếu không làm được việc đó thì không chỉ phụ thuộc vào thương mại mà trong tương lai gần đây Trung Quốc sẽ yêu cầu thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và Việt nam không thể dùng đồng đô la Mỹ kiếm được ở thị trường khác để trang trải và sẽ phải vay nợ đồng nhân dân tệ và lúc đó sẽ bị phụ thuộc vào tài chính và nguy cơ sẽ còn tăng lên rất nhiều.” 
 
không chỉ phụ thuộc vào thương mại mà trong tương lai gần đây Trung Quốc sẽ yêu cầu thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và Việt nam không thể dùng đồng đô la Mỹ kiếm được ở thị trường khác để trang trải và sẽ phải vay nợ đồng nhân dân tệ và lúc đó sẽ bị phụ thuộc vào tài chính và nguy cơ sẽ còn tăng
TS Lê Đăng Doanh
Được biết dệt may và da giày dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm nay nhưng là hai ngành phụ thuộc nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Diệp Thành Kiệt Phó chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam đồng thời là Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM nhận định về khả năng Việt Nam và Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán.
-"Nếu phải nhập bằng đồng nhân dân tệ rồi sau đó xuất khẩu bằng đồng đô la thì chúng tôi sẽ bị thiệt hại ở chỗ phải mua giá cao hơn và bán ra giá thấp hơn do tỷ giá hai đồng tiền.
Chúng tôi cho rằng lệ thuộc vào đồng tiền nước ngoài ngay cả đồng tiền chính là đô la thì cũng vẫn có mặt
Trái cây Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. AFP photo
Trái cây Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. AFP photo
trái của nó. Thí dụ đồng tiền Việt Nam mất giá so với đô la thì có lợi cho xuất khẩu nhưng khi nhập khẩu thì lại có vấn đề.  Nếu hai chính phủ thỏa thuận với nhau sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán giữa Việt Nam và Trung Quốc thì tôi nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ có những giải pháp để cân bằng cán cân thanh toán cân bằng giữa xuất và nhập khẩu không để cho doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt hại lớn hơn là được lợi.”
Nếu phải nhập bằng đồng nhân dân tệ rồi sau đó xuất khẩu bằng đồng đô la thì chúng tôi sẽ bị thiệt hại ở chỗ phải mua giá cao hơn và bán ra giá thấp hơn do tỷ giá hai đồng tiền.
Ông Diệp Thành Kiệt  
Theo phân tích của TS Đinh Văn Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công thương trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam: "Hãm phanh xuất khẩu những mặt hàng phụ thuộc đầu vào, tái cơ cấu ngành hàng và thị trường thì Việt Nam sẽ có điều kiện giảm nhập siêu từ Trung Quốc.”
Câu hỏi đặt ra là chính phủ sẽ có sách lược gì để cân bằng cán cân thương mại bị thâm hụt triền miên, điều mà các chuyên gia cho rằng phải mất một thập niên và nhiều nỗ lực mới khả dĩ thành công.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 481 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 90
Khách: 90
Thành Viên: 0