Thứ Ba, 2024-11-05, 8:33 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tư » 2 » Nông dân làm lúa ngập trong nợ
6:50 PM
Nông dân làm lúa ngập trong nợ
2010-04-01

Nông dân ở vựa lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long được cho là khá giả hơn hẳn dân cày ở miền Trung miền Bắc, tuy vậy họ cũng là những người ngập trong nợ nần, sổ đỏ gởi ở ngân hàng.

Photo courtesy of thukhoa.org

Người nông dân Việt Nam vẫn còn nghèo.

Người nông dân trồng lúa được xưng tụng rất nhiều, vì chính họ đã đổ mồ hôi trên thửa ruộng đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới. Cảm nhận từ khối lượng 6 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm do vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long cung cấp, khó thể ngờ rằng người nông dân lao động và bươn chải cuộc sống không được hưởng những trợ giúp cần phải có.

Nông dân ngập nợ

Nhà nước thì không giúp đỡ được gì cho người nông dân hết, từ tài trợ chút đỉnh tiền, phân bón thưốc trừ sâu cũng không tài trợ được. Giá lúa thì nhà nước cũng không kiểm soát được.       

GS TS Võ Tòng Xuân

Để sản xuất mỗi năm từ hai tới ba vụ lúa, người nông dân tây nam bộ đã phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao không kém gì các doanh nghiệp ở thành thị. Một người trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long cập nhật cho chúng tôi lãi suất vay nợ ngân hàng để làm mùa:

"Lãi suất ngân hàng năm nay cao đâu còn lãi suất hỗ trợ như năm rồi nữa. Bây giờ nhà nước không cho vay trung hạn nữa mà vay ngắn hạn 1 năm với lãi suất 1,35% một tháng tức nhiên là 16,2% một năm so với trước đây chỉ có 10%. Mức đó là Ngân Hàng Nông Nghiệp chứ ngân hàng tư nhân phải tới 1,8% một tháng (21% một năm).”

Tiền vốn vay ngân hàng để canh tác cũng được qui định ở một giới hạn nhất định. Thành thử nông dân đều sử dụng một loại ngân hàng dân gian  là các đaị lý lúa giống phân bón, thuốc trừ sâu. Tất cả các món hàng được ghi nợ đợi thu hoạch bán lúa xong mới thanh toán.

Nói như GS TS Võ Tòng Xuân chuyên gia khoa học nông nghiệp ở Cần Thơ thì người nông dân không nhận được sự trợ giúp cần thiết:

"Nhà nước thì không giúp đỡ được gì cho người nông dân hết, từ tài trợ chút đỉnh tiền, phân bón thưốc trừ sâu cũng không tài trợ được. Giá lúa thì nhà nước cũng không kiểm soát được.”

Một người nông dân Việt Nam đang xem xét lúa giống. Photo courtesy of agriviet.com
Một người nông dân Việt Nam đang xem xét lúa giống. Photo courtesy of agriviet.com
Nếu tính bình quân trên cả nước thì mỗi hộ nông dân chỉ có diện tích canh tác 0,7 ha. Ở đồng bằng sông Cửu Long diện tích canh tác rộng hơn, nhưng đa số nông dân cũng chỉ làm khoảng 1 tới 2 ha, những nông hộ lớn làm 5 tới 10 ha cũng có nhưng là số ít. Theo lời người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm làm hai ba vụ lúa nhưng làm mãi cũng không bao giờ trả được nợ gốc cho ngân hàng:

"Thanh toán có nghĩa là đóng lãi cho ngân hàng, nếu làm lúa không đủ tiền thì mình mượn bạn bè những người cắt lúa trước mình, đưa vô ngân hàng để trả rồi rút tiền ra làm hồ sơ mượn lại y như cũ. Nếu người nào còn nợ nần thì làm đơn xin ngân hàng vay tăng thêm. Mấy ai trả được nợ gốc chỉ là đóng lãi cho ngân hàng. Tụi tui nói đùa với nhau chỉ có cách bán đất thì mới trả dứt nợ ngân hàng thôi.”

Doang nghiệp lãi lớn

Người nào còn nợ nần thì xin ngân hàng vay tăng thêm. Mấy ai trả được nợ gốc chỉ là đóng lãi cho ngân hàng. Tụi tui nói đùa với nhau chỉ có bán đất mới trả dứt nợ ngân hàng.

Nông dân ĐBSCL

Người nông dân không thể trả dứt nợ ngân hàng, sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất đem thế chấp cũng nằm thường trực ở ngân hàng. Lợi nhuận từ hạt gạo được chia sẻ cho người nông dân phần ít nhất, trong khi các nhà xuất khẩu lớn như hai Tổng Công ty Lương Thực nhà nước mỗi năm báo lãi hàng ngàn tỷ đồng. 

Trên báo chí, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Tỉnh An Giang, người đi tiên phong trong chủ trương "liên kết bốn nhà”, nhận định mô hình này là cánh cửa thoát nghèo cho nông dân. Nhà nước là người đề ra và thực hiện chính sách nông nghiệp, nhà khoa học làm ra giống lúa thích hợp giúp nông dân canh tác đúng kỹ thuật, nhà nông chăm lo sản xuất và doanh nghiệp là khâu tiêu thụ.

Bản thân người nông dân, dù biết cần chờ đợi thời điểm thuận lợi nhất để bán lúa, tuy nhiên họ không có các dịch vụ sau thu hoạch, không vựa không kho trữ, không có tiền trả nợ cũ, không có vốn làm tiếp vụ mới, cho nên đại đa số đều bán lúa tại chân ruộng và bị thương lái ép giá.

Đồng lúa Việt Nam. Photo courtesy of agroviet.gov.vn
Đồng lúa Việt Nam. Photo courtesy of agroviet.gov.vn
Theo lời ông Nhị, chỉ có nhà nước mới có khả năng giúp nông dân tổ chức hợp tác xã kiểu mới, không những vậy cần tạo điều kiện chủ động tập trung, tích tụ đất đai để mở ra những trang trại lớn. Hợp tác xã có lúa trong kho có thể thương thảo giá lúa hợp lý với doanh nghiệp, nông dân bớt thiệt thòi.

Cho đến nay chủ trương liên kết bốn nhà mang tính khẩu hiệu nhiều hơn là thực tế, có những dự án sớm tàn lụi vì sự thờ ơ của mọi phía. Đặc biệt nhà nước cũng không sẵn sàng đảm nhận vai trò nhạc trưởng của mình trong liên kết 4 nhà. Theo lời ông Nhị nhà nước nói Việt Nam có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì rõ ràng định hướng là chỗ này đây.     
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 687 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 107
Khách: 107
Thành Viên: 0