Thứ Ba, 2024-11-05, 8:52 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Chín » 1 » Quan Làm Báo tốt hay xấu?
11:23 PM
Quan Làm Báo tốt hay xấu?


Tạ Nhất Linh (Danlambao) - Như một quả bom trong hệ thống truyền thông, Quan Làm Báo (QLB) đang là một hiện tượng rất đặc biệt, thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả người Việt. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm rất lộ liễu, và điều này đang là cái cớ để một số người, đặc biệt là một số nhà văn, hạ thấp nó một cách không thương tiếc.
Những nhược điểm đó đập ngay vào mắt khi mở blog này ra. Trước hết, đó là sự trình bày luộm thuộm, màu sắc khá lòe loẹt, câu chữ lộn xộn, thậm chí lỗi chính tả rất nhiều. Nhà văn Phạm Thị Hoài – một người sành sỏi trong việc chọn ngôn từ – đã không tiếc lời miệt thị nó: Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền. Một nhược điểm nữa, có vẻ trái với tiêu chí của báo chí, là đưa ra một núi thông tin không dẫn nguồn, và gần như không có cách nào kiểm chứng được.
Tôi không phủ nhận những nhược điểm quá rõ này của QLB. NHƯNG ta hãy thử trả lời một vài câu hỏi liên quan.
Thứ nhất, liệu có ai đó có thể đưa ra được những thông tin với những bằng chứng xác thực (ví dụ như những đoạn video clip) về nội tình của giới cầm quyền cộng sản? Từ xưa đến nay, những chuyện như vậy chỉ được nêu ra trong các hồi ký của một vài vị cựu quan chức hoặc vài tác phẩm văn học mà hiện thực đan xen với hư cấu. Nhưng khi đọc, với sự cảm nhận riêng của từng người, chúng ta vẫn có thể hình dung ra khá đúng về những chuyện ‘thâm cung bí sử’. Còn nếu đòi hỏi chứng minh thì điều đó khó vô cùng, và trong nhiều trường hợp là không thể được. Và có lẽ chưa có ai nêu ra được bằng chứng xác đáng.
Mặc dù không có bằng chứng, những chuyện mà QLB nêu ra về mưu ma chước quỷ một số kẻ trong chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, trong sự liên minh ma quỷ với xã hội đen, đối với tôi vẫn tương đối đáng tin. Tôi sẽ không phân tích vì sao tôi cảm thấy như vậy (vì có lẽ chẳng ai hơi đâu mà theo dõi những lý giải của tôi), chỉ xin nêu một câu hỏi: liệu ai đó có thể ngồi bịa chuyện để viết ra hàng mấy chục trang tư liệu như thế mỗi ngày. Riêng tôi, tôi cảm thấy một vài cá nhân không đủ sức làm việc đó, cho dù là viết rất vội và cẩu thả.
Và với một khối lượng thông tin khủng khiếp như vậy, việc viết vội, thậm chí không có thời gian để soát lỗi chính tả và tu từ, là có thể thông cảm được. Khi chúng ta đang cần thông tin, thì thông tin dù được đưa đến với khá nhiều lỗi chính tả cũng tốt!
Đó là chưa nói đến việc có thể cần phải ngụy trang bằng sự luộm thuộm, bởi rõ ràng là người duy trì blog này đang ở trong một tình thế không an toàn. Bạn hãy thử hình dung bạn là chủ một blog như vậy, bạn có thể cố viết đúng với văn phong hay ‘giọng lưỡi’ của mình không? Và nếu cần ngụy trang thì tạo một văn phong khác cũng không bằng viết tùy tiện, luộm thuộm.
Việc ‘giấu mặt’, tức là không công khai tên tuổi, cũng bị một vài người cho là chủ blog QLB có ý đồ đen tối. Riêng tôi, tôi thách bất kỳ ai dám viết những điều như vậy một cách công khai. Ngay cả những nhà dân chủ nổi tiếng can trường như Đỗ Nam Hải, Cù Huy Hà Vũ,… cũng không dám ngang nhiên công bố tất cả những tư liệu như vậy, nếu bằng cách nào đó họ biết được. Thậm chí, dù các vị có chạy ra nước ngoài rồi cũng không dám công khai công bố.
Một vài người cũng cho rằng QLB thực ra là công cụ của nhóm chống Nguyễn Tấn Dũng và lập ra chỉ để ‘đánh’ Nguyễn Tấn Dũng. Thật khó mà khẳng định hay phủ nhận ý kiến đó. Nhưng có một điều là từ trước đến nay chưa từng có một ‘tờ’ báo nào làm mất mặt giới cầm quyền như QLB, và đó là điều chúng ta khá cần đến trong lúc này, khi mà rất nhiều lớp người trong xã hội vẫn còn chưa nhận rõ bộ mặt thật của những kẻ đang tiếp tục tìm cách bịt mắt bọ. Lột mặt nạ bọn cầm quyền lừa đảo, kể cả bằng cách khá thô bạo, là điều cần thiết. Chúng ta không thể chỉ dùng mỗi một cách tấn công bằng các tác phẩm văn học với ngôn từ gọt tỉa cầu kỳ!
Vấn đề ở đây không phải là chúng ta đứng về phía Nguyễn Tấn Dũng hay những kẻ chống lại y. Vấn đề là việc bọn họ cắn nhau dứt khoát có lợi cho chúng ta!
Một vài người do đã đạt đến trình độ cao về sử dụng ngôn từ đã không tiếc lời miệt thị không chỉ QLB mà còn cả đông đảo những người đọc nó nữa. Họ nói về việc nó có số lượng người đọc khổng lồ với lời lẽ không giấu giếm sự khinh thường đám người đọc đó. Tôi không nói rằng số đông bao giờ cũng đúng, nhưng thử hỏi liệu có vô nghĩa hay không khi chúng ta nói về sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc mà trong lòng lại coi khinh quảng đại quần chúng vì họ hàng ngày đọc những thứ báo chí còn viết sai chính tả?
Với những suy nghĩ như vậy, tôi cho rằng vào lúc này thì loại báo mạng như QLB vẫn đang cần cho chúng ta.
Ngay bây giờ, khi tôi đang gõ những dòng này, tôi không thể mở được QLB, kể cả qua những website trung gian để vượt tường lửa như go2-web.appspot.com hay anonymouse.org,… Nó đang bị đánh phá dữ dội. Điều đó cũng chứng tỏ các lực lượng bảo vệ chế độ đang rất sợ nó.
Nhân nói đến nhà văn Phạm Thị Hoài, tôi nhớ rằng hình như QLB có đưa một cái tin là con gái Nguyễn Tấn Dũng đang tá túc tại chỗ bà ấy. Nếu đây là tin bịa đặt thì QLB bị mất điểm. Còn nếu thật thì sao?
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 705 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 553
Khách: 553
Thành Viên: 0