Main » 2010»Tháng Ba»4 » Sông Cửu Long cạn kiệt, đe dọa vụ lúa Đông Xuân
1:12 PM
Sông Cửu Long cạn kiệt, đe dọa vụ lúa Đông Xuân
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2010-03-03
Đồng
bằng sông Cửu Long đang nỗ lực cứu lúa. Một phần diện tích lúa đông
xuân ở đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước và ngập mặn.
Photo courtesy of Wikipedia
Một cánh đồng lúa ở Việt Nam
Nhiều
nguyên nhân được nói tới như lưu lượng nước sông Mekong vào sông Tiền sông Hậu
xuống thấp, trong khi nước biển chảy ngược vào nội đồng gây ngập mặn.
Ngập mặn
Hơn
100 ngàn ha lúa, tương đương 16% diện tích vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu
Long, có nguy cơ bị nước mặn xâm nhập. TS Phạm Văn Dư, Cục Phó Cục Trồng Trọt
phát biểu từ Cần Thơ:
"Xâm
nhập mặn trong những năm qua từng bước sớm hơn một ít và có khả năng lấn sâu
hơn. Chúng tôi đã yêu cầu các tỉnh kiểm tra lại xem mức độ thiệt hại như thế
nào”
Hiện tượng biến đổi khí hậu bắt đầu có ảnh hưởng rõ. Hạn thì gay gắt,
còn nước thì tới mùa khô có kiệt hơn so với các năm trước, từ chỗ đó thì khả
năng mặn đã về sớm trên một tháng.
Ô. Nguyễn Văn Đồng
Báo
Tuổi Trẻ điện tử trích lời ông Trần Thành Lập Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Hậu Giang cho biết xâm nhập mặn tại tỉnh này đang diễn biến phức tạp. Nước mặn
đang lấn sâu vào địa bàn một số xã đầu nguồn thị xã Vị
Thanh.
Trả
lời chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đồng Giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn
Tỉnh Hậu Giang nhận định:
"Theo
tôi, hiện tượng biến đổi khí hậu bắt đầu có ảnh hưởng rõ, có nghĩa là điều kiện
khí tượng thủy văn của Hậu Giang có hơi khác đi rồi, hạn thì gay gắt, còn nước thì
tới mùa khô có kiệt hơn so với các năm trước, từ chỗ đó thì khả năng mặn đã về
sớm trên một tháng. Hậu Giang thì hiện nay mặn đã giáp ranh vào nằm trên tất cả
các triền sông, nồng độ đã từ 3 tới 4 phần ngàn.”
Hiện
nay những địa phương thiếu nước ngọt và bị mặn đe dọa nặng gồm: Gò Công Đông,
Gò Công Tây, Thị Xã Gò Công, Chợ Gạo, Tân Phú Đông thuộc Tỉnh Tiền Giang, Cầu
Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành thuộc Tỉnh Trà Vinh, Mỹ Xuyên Long Phú tỉnh
Sóc Trăng, Phước Long, Giá Rai Tỉnh Bạc Liêu, và An Minh, An Biên Tỉnh Kiên
Giang.
Thiếu nước
Nông dân tỉnh Bạc liêu đang bơm nước ngọt cứu lúa đông xuân. Photo courtesy of nguoilaodong online
Thiếu
nước ngọt, hạn hán và xâm nhập mặn là những diễn biến liên hoàn. Nhưng tình
hình xấu của năm nay trùng hợp với sự kiện mực nước sông Mekong ở các quốc gia
vùng thượng lưu xuống đến mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Theo thông tin từ
Ủy Ban sông Mekong, tình trạng mực nước sông Mekong ở khu vực phía bắc xuống thấp
kỷ lục, tạo ra mối đe dọa nguồn cung cấp nước ngọt, giao thông đường sông và thủy
lợi ảnh hưởng một khu vực rộng lớn nơi có hàng chục triệu người sinh sống.
Thật
khó để để xác định liệu tình trạng trái đất ấm dần lên là nguyên nhân làm suy
giảm mực nước sông Mekong, ông Jeremy Bird giới chức điều hành Ủy Ban Sông
Mekong có mặt ở Lào đã nói với hãng thông tấn AFP hôm 25/2 vừa qua. Đối với các
thông tin cho rằng mực nước dòng sông Mekong xuống thấp bất thường là vì Trung
Quốc xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng lưu, ông Jeremy Bird đưa ra nhận định:
"Thật khó để khẳng định rằng không có sự liên quan giữa mực nước thấp và những
đập thủy điện đó.”
Trong
dịp trả lời đài ACTD, TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện Lúa Vùng đồng bằng sông Cửu
Long nhận định:
"Hy
vọng là Việt Nam có thể thống nhất với các nước cùng sử dụng nguồn nước sông
Mekong hợp tác liên hoàn với nhau, thỏa thuận theo phương thức quốc tế, chứ mạnh
ai nấy làm thì tất cả đều bị thiệt hại mà đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị thiệt hại
nhiều.”
Hy vọng là Việt Nam có thể thống nhất với các nước cùng sử dụng nguồn
nước sông Mekong hợp tác liên hoàn với nhau, thỏa thuận theo phương thức quốc tế,
chứ mạnh ai nấy làm thì tất cả đều bị thiệt hại
TS Lê Văn Bảnh
Sông
Mekong vào lãnh thổ Việt Nam qua hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Từ đây
Sông Mekong được gọi là Cửu Long, dòng chảy được phân bổ đi khắp các phụ lưu và
kênh rạch toàn vùng đồng bằng trước khi đổ ra biển. Tuần lễ cuối tháng 2, mực
nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn mức trung bình nhiều năm khoảng 0,1m,
song hành là tình trạng nước biển chảy ngược vào các cửa sông xâm nhập sâu hàng
chục km.