Bản
Báo Cáo Nhân Quyền của Phạm Đình Minh không có giá trị thực tiễn, che
giấu nhiều sự thực "Việt Nam đã thực thi chính sách Nhân Quyền hai
mặt...” (Đại Diện Liên Bang Đức).
Phiên họp thứ 13 Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc tại Geneve ngày 16 tháng 3 năm 2010 diễn ra trong bầu
không khí sôi nổi, nhưng không phải hào hứng, phấn khởi về tình trạng
Nhân Quyền trên Thế Giới được cải thiện, trái lại không khí tức giận
với nhiều sự chỉ trích từ Đại biểu các Quốc Gia trên Thế Giới trong đó
có Liên Bang Đức và Thụy Điển mạnh mẽ chỉ trích về bản Báo Cáo Nhân
Quyền của Phạm Đình Minh-thứ trưởng Ngoại Giao, Trưởng Đoàn Đại Biểu
CSVN tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Đại Biểu Thụy Điển phát
biểu: "Bản báo cáo Nhân Quyền của Đại Biểu Việt Nam Phạm Đình Minh
không có giá trị thực tiễn, còn che dấu nhiều sự thực. Quyền làm người
tại Việt Nam hoàn toàn không có. Các Quyền căn bản khác như Tự do Tôn
Giáo, Tự do Ngôn Luận bị ngăn cấm...”. Đặc biệt Đại biểu Liên Bang Đức
nhấn mạnh rằng: "Việt Nam đã thực thi chính sách Nhân Quyền hai mặt.
Bản báo cáo của Đại biểu Việt Nam không nêu ra trường hợp các nhà tranh
đấu ôn hòa cho Dân Chủ Tự Do đã và đang bị giam cầm không có lý do
chính đáng, không theo các nguyên tắc Công Pháp Quốc Tế(International
Public Law) trong đó có Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự Chính Trị mà
Việt Nam đã ký kết vào năm 1980 và cam kết thi hành nghiêm chỉnh Công
Ước này.
Dưới cái nhìn của ông Võ Tiến Nhật thuộc Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm
Người tại Paris Pháp Quốc thì: "Bản báo cáo về Nhân Quyền của Phạm Đình
Minh, Thứ trưởng Ngoại Giao Trưởng đoàn Đại Biểu Nhà Nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ là một mớ giấy lộn không có giá trị thực tế,
không phản ánh đứng đắn thực trạng Nhân Quyền tại Việt Nam bị chà đạp
như thế nào. Bản báo cáo của Phạm Đình Minh chứa đựng nhiều lý luận
chính trị ngụy biện, che giấu nhiều sự thực đã và đang diễn ra tại Việt
Nam đối với những nhà tranh đấu ôn hòa cho Dân Chủ, Tự Do và đối với
Nhà Lãnh Đạo các Tôn giáo, trong đó có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất do Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ điều hành bị quản chế
trong Thanh Minh Thiền Viện tại Saigon từ năm 1990 đến nay do Nghị Định
số 42/CP cho phép nhà cầm quyền các địa phương bắt và Quản Chế những
người họ cho là "Nguy hiểm cho chế độ”(?). Bản báo cáo của Phạm Đình
Minh cũng không nêu lý do tại sao những nhân vật bất đồng chính kiến bị
bắt giam và đưa ra Tòa kết án không có lý do chính đáng...”
Những phản biện của một số thành viên trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên
Hiệp Quốc kỳ họp thứ 13 về bản Báo Cáo Nhân Quyền của viên Thứ Trưởng
Ngoại Giao kiêm Trưởng phái đoàn CSVN tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc (không giữ ghế Thường trực) xem ra rất bất lợi cho nhà cầm quyền
CSVN về tư thế của họ trên chính trường Thế Giới. CSVN đã bày tỏ thái
độ thiện chí khi trả tự do cho Luật sư Lê Thị Công Nhân trước thời hạn
một năm và cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý được về Tòa Giám Mục địa phận Huế
để chữa trị các chứng bệnh nan y trước thời hạn 4 năm. Hành động này
diễn ra trước kỳ họp thứ 13 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại
Geneve, nhưng như thế vẫn chưa đủ, chưa nói lên thiện chí của CSVN về
tình trạng Nhân Quyền tồi tệ hiện nay trong nước với những bản án phi
lý, vi phạm nghiêm trọng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp
Quốc dành cho những nhà đầu tranh bất bạo động như: Luật sư Lê Công
Định, Kỹ sư tin học Nguyễn Tiến Trung, Doanh gia Trần Huỳnh Duy Thức,
Nhà báo Lê Thăng Long, tất cả họ đều bị kết tội: "Âm mưu lật đổ chế
độ”(?). Chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Tố Tụng. Mặc dù họ bị Tòa
án kết tội mỗi người từ 6 năm đến 16 năm tù giam, nhưng nhà cầm quyền
có thể lôi bản án ra xét xử lại và can phạm có thể nhận bản án Tử hình
nếu nhà nước muốn. Đây là một mưu mô thâm độc của Nhà Cầm Quyền muốn
theo dõi mọi hành vi của tù nhân trong thời gian bị giam cầm sau bản
án, nếu can phạm không tuân thủ luật lệ trong nhà giam.
Phạm Đình Minh sau khi đọc hết bản Báo Cáo về Nhân Quyền tại Việt
Nam và bị phản biện quá mạnh mẽ của một số Quốc Gia Dân chủ Tây Phương,
viên Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN ngồi cúi gầm mặt xuống bàn, nhất là nội
dung bài phát biểu của ông Võ Tiến Nhật thuộc Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm
Người tại Paris (Bằng tiếng Pháp) mặc dù Ủy Ban này không phải với tư
thế một Quốc Gia, nhưng lại có tư cách Pháp Nhân của một tổ chức tranh
đấu cho Quyền Làm Người được Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ghi tên
phát biểu trong các phiên họp của Hội Đồng thường kỳ. Ông Võ Tiến Nhật
vạch trần những thủ đoạn gian manh của một chế độ độc đảng, độc tài
chuyên áp dụng chính sách Nhân Quyền "Hai mặt” gồm có mặt trái và mặt
phải để đánh lừa dư luận Quốc Tế, nhất là đối với Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc, Đại Diện Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người tại Paris yêu
cầu Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hãy xem xét lại tư cách Đại diện
của nhà nước CSVN trong tổ chức Quốc tế này vào kỳ họp thứ 14 tới đây.
Đại biểu Trung Cộng trong bài tham luận cho thấy lập trường bênh vực
cho CSVN, họ lý luận rằng: Tại Việt Nam ngày nay vấn đề Nhân Quyền được
cải thiện(?), không có bất cứ cá nhân nào bị truy bức, áp chế(?). Mọi
người sống dưới sự che chở của pháp luật(?). Đúng là "Ngưu tầm Ngưu,
Mã tầm Mã”. Tình trạng Nhân Quyền tại Trung Quốc không khác gì tại
Việt Nam, những nhà đấu tranh ôn hòa cho Dân Chủ, Tự Do, những nhà bất
đồng chính kiến đã và đang bị truy bức, áp chế không khác gì tại Việt
Nam. Hằng trăm nhà bất đồng chính kiến bị giam cầm không xét xử, một
số luật sư bênh vực cho dân oan, bênh vực cho nạn nhân vụ động đất tại
Tỉnh Tứ Xuyên bị bắt giam bí mật, thân nhân không hay biết bị giam ở
đâu. Nếu so sánh với tình trạng Nhân Quyền giữa Trung Cộng và CSVN thì
cả hai nước đều cùng chung một mẫu số. Việt Nam cho đến ngày nay vẫn
không tuân thủ các Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự Chính Trị, Bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc và Trung Cộng cũng
thế, đối với họ những văn kiện Quốc tế này không có giá trị, cho nên cả
hai, CSVN và Trung Cộng không đủ tư cách ngồi trong Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc.
NGUYỄN HƯƠNG NHÂN
Nguồn: Saigon Times USA |