Tạ Phong Tần
Ðám
tang anh Tôma Nguyễn Năm được tổ chức vào ngày Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010
và chôn cất tại nghĩa địa mới ở một xã miền núi (Hòa Sơn), cách Cồn Dầu
30 cây số. "Ðưa tiễn anh chỉ có một số bà con ruột thịt (được cho phép)
và rất đông công an chìm nổi đi theo áp tải đề phòng bất trắc.”
Một người dân Cồn Dầu (http://www.chuacuuthe.com/?p=5884) khi chứng kiến lúc khâm liệm anh Tôma Nguyễn Năm, đã mô tả:
"Bà
con giáo dân đã lạnh người khi nhìn thấy những vết thương tím bầm trên
bụng, trên ngực, trên hai thái dương anh, lúc họ thay quần áo để tẩn
liệm cho anh. Da thịt từ khuỷu tay xuống đến cổ tay anh đều trầy trụa
và rướm máu vì bị lôi đi đang lúc bị còng. Máu vẫn tiếp tục trào ra hai
lỗ tai và miệng mũi anh khi đặt anh vào áo quan.”

Trần
Hữu Ðức, nhân viên Ðội Quản Lý Trật Tự Du Lịch Biển ở thành phố Ðà
Nẵng, đã bị đánh nứt sọ, máu chảy ra ở lỗ tai đang được thân nhân săn
sóc ở bệnh viện. (Hình: Dân Trí)
Tất
nhiên, nhà cầm quyền Ðà Nẵng "họ yêu cầu liệm xác anh trong vòng 24
tiếng đồng hồ. Không ai được quay phim chụp hình hoặc báo tin về cái
chết của anh cũng như lý do cho bất cứ ai,” theo bản tin của Dòng Chúa
Cứu Thế.
Ông
Ngô Khôi, trưởng Ban Tôn Giáo thành phố Ðà Nẵng nói với đài BBC trong
cuộc phỏng vấn phát thanh ngày 7 tháng 7, 2010 là ông Năm chết vì bị
"đột quị.” Anh Năm trở về nhà sau nhiều ngày bị công an giam giữ, thẩm
vấn, với rất nhiều vết tích bầm giập khắp thân thể, chết lúc 1 giờ 30
chiều ngày Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010. Anh
là một trong những người trong ban trợ tang giáo xứ Cồn Dầu, góp phần
chôn cất cụ bà Maria Ðặng Thị Tân ngày 4 tháng 5, 2010 vừa qua. Gia
đình cụ bà Tân làm theo ý nguyện của cụ là chôn cất cụ tại nghĩa trang
của giáo xứ, nơi nhà cầm quyền thành phố Ðà nẵng cưỡng chế đất. Ngoài 6
giáo dân đang bị giam giữ điều tra, không ai được gặp mặt, từ đó anh
Năm cũng đã bị công an bắt điều tra.
Bất cứ ai có một chút kiến thức về y khoa cũng đều biết rằng:
Ðối
với cách chấn thương nặng vùng ngực do bị vật tày tác động với lực mạnh
sẽ làm tràn máu màng phổi nhiều, tràn khí màng phổi áp lực dương, lắc
lư trung thất, chèn ép tim, chấn thương cơ tim, dập phổi, vỡ động mạch
chủ, vỡ thực quản, tổn thương khí phế quản, vỡ cơ hoành... đe dọa mạng
sống nạn nhân nếu không được cấp cứu kịp thời. Dấu hiệu lâm sàng thể
hiện bên ngoài là nạn nhân khạc ra máu, đau ngực, khó thở.
Chấn
thương bụng kín gây chảy máu trong do gan, lách, thận hay tạng sau phúc
mạc bị tổn thương. Nhìn vị trí tổn thương bên ngoài có thể đoán được
khả năng tổn thương bên trong. Ví dụ: Chấn thương ở hạ sườn phải hoặc
trái nghĩ đến tổn thương gan hoặc lách. Chấn thương vùng lưng, hông gợi
ý đến tổn thương thận... Dấu hiệu lâm sàng thể hiện bên ngoài của chấn
thương bụng là nạn nhân có triệu chứng ói (nôn) ra máu hoặc tiểu ra máu.
Theo
TS. BS. Lâm Việt Trung (bệnh viện Chợ Rẫy), các chấn thương bụng thường
gặp là: Vỡ lách, vỡ gan, vỡ ruột non, đại tràng, dạ dày, vết thương
thấu bụng, vết thương hậu môn, tầng sinh môn. Một trong những dấu hiệu
lâm sàng để nhận biết nạn nhân bị chấn thương vỡ nội tạng là nôn ra máu.
Vào
ngày 23 tháng 6, 2009, cũng tại thành phố Ðà Nẵng, anh Trần Hữu Ðức -
nhân viên Ðội Quản Lý Trật Tự Du Lịch Biển, thấy một nhóm thanh niên
đang chơi bóng ở khu vực cấm trên bãi biển Phạm Văn Ðồng, anh Ðức đến
nhắc nhở thì liền bị một thanh niên rút đòn tre đập vào đầu
(http://dantri.com.vn/c25/s20-333210/danh-nguoi-nut-hop-so-vi-bi-cam-da-bong.htm).
Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bá, trưởng khoa Ngoại Thần Kinh, bệnh viện Ðà Nẵng,
cho biết: kết quả chụp CT cho thấy anh Ðức bị nứt xương sọ vùng chẩm,
xuất hiện máu chảy ra ở lỗ tai...
Theo
giáo trình điện tử Tai Mũi Họng (Bài 6), chảy máu lỗ tai là dấu hiệu
thường kèm theo chấn thương sọ não. "Sau khi bị tai nạn, bệnh nhân đau
nhói trong tai, ù tai tiếng trầm và nghe kém kiểu truyền âm. Chảy máu
tai tùy mức độ chấn thương; có thể chảy rất nhiều trong chấn thương vỡ
xương đá, nhưng cũng có thể không chảy hoặc chảy rất ít trong các chấn
thương trực tiếp khác.”
Trang
Y Học Quân Y mô tả: "Xương đá nằm sâu trong họp sọ nên thường là chấn
thương kín, nhưng có thể thông với bên ngoài qua hòm nhĩ.” Nguyên nhân
gây vỡ xương đá là: Do bị ngã, tai nạn xe, tai nạn lao động, bị giập
đầu vào tường, máy... hay do bị đánh bằng vật cứng vào vùng chẩm, thái
dương, có khi kèm theo vỡ họp sọ. Triệu chứng biểu hiện bên ngoài cho
thấy nạn nhân bị chảy máu tai (máu rỉ hoặc đọng ở ống tai ngoài, máu
màu đỏ, đông thành cục gặp trong vỡ dọc).
Ts.Bs.
Ðồng Văn Hệ (Bệnh viện Việt Ðức
-http://www.vietduchospital.edu.vn/news_detail.asp?ID=2&CID=2&IDN=5947)
khẳng định một trong những dấu hiệu để nhận biết chấn thương sọ não là:
"Nạn nhân có tụ máu hay bầm giập da đầu. Chảy máu tai, máu mũi.”
Giáo trình của Hội Gây Mê Hồi Sức Việt Nam cũng khẳng định: "Chảy máu mũi, chảy máu tai” là dấu hiệu của chấn thương sọ não.
Một
người đàn ông "43 tuổi, khỏe mạnh, nhiệt thành với việc đạo, việc đời”
thì không thể tự mình đi ăn bùn với cỏ để phải liên tục nôn ra, càng
không thể tự nhiên lăn đùng ra mà chết được. Dù không khám nghiệm tử
thi, căn cứ vào những dấu vết để lại trên tử thi, những triệu chứng lâm
sàng bên ngoài, người ta có quyền nghi ngờ nguyên nhân tử vong chính là
do chấn thương nặng vùng ngực, bụng và chấn thương sọ não.
Việc
báo chí trong nước thông tin người nhà anh Tôma Nguyễn Năm đã từ chối
khám nghiệm tử thi làm cho người biết chuyện không khỏi bất ngờ và liên
hệ ngay tới vụ án "Hiệu trưởng mua dâm” ở Hà Giang tuần qua cũng đã có
diễn biến tương tự là hai bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thị
Hằng bất ngờ có đơn từ chối luật sư.
Theo
VTC News
(http://vtc.vn/2-253594/xa-hoi/uan-khuc-nu-sinh-vu-hieu-truong-mua-giam-tu-choi-luat-su.htm),
luật sư bào chữa cho Thúy và Hằng và người nhà của bị cáo cũng liên tục
nhận được những lời đề nghị "khiếm nhã” để mua chuộc. Khi thấy không
mua chuộc được thì chuyển sang lời lẽ đe dọa, lăng mạ bậy bạ cá nhân từ
các số máy "lạ.” "Hầu hết các cuộc điện thoại ‘khủng bố’ đến vào lúc
đêm khuya và đầu giờ sáng.”
Sau
cuộc tranh giành quan tài bà cụ Hồ Nhu giữa giáo dân Cồn Dầu và nhà
nước địa phương (ngày 1 tháng 5, 2010), hiện giờ 8 giáo dân Cồn Dầu vẫn
còn ở trong tù mà thân nhân chưa một lần được gặp mặt, không biết tình
trạng của họ thế nào.
Một
blogger lên mạng viết (trích nguyên văn): Ðừng nói Cồn Dầu, thôn sát
bên cạnh như Mân Quang (Hòa Quý, HV, ÐN) phôn về hỏi thăm tình hình
cũng nghe: Hỏi vô ích, ai cũng biết mà không ai dám nói đâu! Nói ra rồi
khó sống với NBT!? Dân Mân Quang đang bị NBT chơi trò "tự diễn biến”:
Cả làng được quy hoạch là khu "đô thị mới,” dân làng được phát tờ khai
ruộng vườn, nhà, hoa màu... để c/q đền bù (25 triệu VNÐ/1 sào ruộng).
Có nhiều chuyện lạ ở đây:
-
Giấy kê khai người dân chỉ được quyền điền tên và ký vào, phần còn lại
c/q lo (Giống kiểu đánh cho nhận tội, nhận tội rồi cũng bị đánh vì...
có tội).
-Một
số người không có ruộng, mướn ruộng sản xuất, nay c/q cho họ được hưởng
quyền chủ sở hữu 1 phần ruộng, phần còn lại cán bộ c/q lấy chứ không
phải chủ ruộng (được hưởng tiền đền bù từ trên trời rơi xuống).
Họ
trở thành "quần chúng tự phát” bất đắc dĩ "đánh nhau” với người chủ cho
mướn ruộng bị mất ruộng - thường là bà con thân thuộc trong họ - tạo ra
cảnh nồi da nấu thịt. Còn chính quyền vô can, đứng ngoài vỗ tay: "Mâu
thuẫn cá nhân, chúng tôi không giải quyết!” Hiện giờ trong làng, không
khí nghi kỵ, thù hằn đang bao trùm. Bà con trong họ mà nhìn nhau như kẻ
thù. Ngay cả "qctp” bất đắt dĩ cũng nghi lẫn nhau: Người này được c/q
"cho” nhiều, kẻ kia ít v.v...
Hôm
nay là 7 ngày kể từ ngày anh Tôma Nguyễn Năm nằm yên dưới lòng đất
lạnh. Dù thời gian trôi qua bao lâu đi nữa, cái chết bất thường đầy
khuất tất của anh Tôma Nguyễn Năm vẫn mãi mãi ám ảnh lương tâm những
người còn sống. Xứ đạo Cồn Dầu rồi đây sẽ trở thành khu du lịch với đầy
đủ mọi ngón ăn chơi sang trọng, sắc màu rực rỡ, đèn đuốc sáng choang,
âm nhạc xập xình, tiền vô như nước. Nhưng liệu những du khách đến nơi
này có vui vẻ để hưởng thụ hay là cảm thấy rùng mình lạnh dọc sống lưng
khi biết rằng để có chỗ cho họ được "ăn chơi nhảy múa” thì mảnh đất
dưới chân họ đã thấm giẫm máu và nước mắt người vô tội?
Tạ Phong Tần
|