Thứ Sáu, 2024-04-26, 10:33 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 31 » WHO báo động về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em VN
8:07 PM
WHO báo động về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em VN

Tổ Chức Y Tế Thế Giới vừa đưa ra báo cáo cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam rất cao so với các nước khác. Theo tổ chức này, cứ 3 trẻ thì có một bị thấp, còi và hiện nay hơn 2 triệu 600 ngàn em có dấu hiệu suy dinh dưỡng.

Thông điệp mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đưa ra cho Việt Nam là người Việt cần mau chóng vượt qua những trở lực gây yếu kém thể chất khiến trẻ em không thể vươn tới chiều cao bình thường như ở các nước khác.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam vẫn còn cao so với các nước khác
Theo thống kê thì suy dinh dưỡng của trẻ em ở thể nhẹ cân đã giảm tương đối nhưng hiện nay mức phát triển về chiều cao của trẻ em vẫn còn quá kém. Trong khi đó nguy cơ trẻ bị mắc bệnh béo phì lại đang ngày một gia tăng. Nghịch lý này cho thấy tình trạng phát triển tại thành phố và các vùng sâu vùng xa rất chênh lệch.

Trong khi tỷ lệ trẻ bị béo phì tại thành phố ngày một nhiều thì tỷ lệ suy dinh dưỡng đang đe dọa nhiều vùng xa thành phố lại tăng lên mỗi năm.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng

Khi được hỏi những dấu hiệu nào được xem là suy dinh dưỡng nơi trẻ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Chủ Nhiệm Khoa Dinh Dưỡng của Bệnh Viện Nhi Đồng I cho biết:

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa: “Trẻ suy dinh dưỡng thì thường là nó nhẹ cân. Cân nặng so với tuổi nó có nhiều mức độ là suy dinh dưỡng nhẹ cân, hay là suy dinh dưỡng còi cọc, hay là suy dinh dưỡng gầy mòn. Nói chung là tỷ lệ suy dinh dưỡng còi cọc là cao hơn, suy dinh dưỡng gầy mòn thì ít hơn.

Còi cộc là do mình phát hiện muộn thành ra nó mới để lại tình trạng ảnh hưởng đến chiều cao. Mà cái tuổi suy dinh dưỡng nhất là cái tuổi ăn dậm, có thể từ 6 tháng cho tới 2 tuổi là cái tuổi khi mà bú sữa mẹ xong rồi ngưng bú sữa chuyển qua ăn dậm thì cái cách chế biến đồ ăn cho con mà các bà mẹ không biết cách làm thành ra cháu nó thiếu dinh dưỡng.” 

Bác Sĩ Hoa cũng cho rằng kiến thức cơ bản về dinh dưỡng nơi các bà mẹ cũng rất quan trọng góp phần vào sự chăm sóc cho trẻ. Tại Việt Nam đa phần các bà mẹ chưa hiểu cặn kẽ cách chăm sóc cho con mình. Bác sĩ Hoa đưa ra nhận xét:

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa: “Có nhiều nguyên nhân đưa đến chuyện đó. Nguyên nhân kể về kinh tế cũng có, kể về kiến thức cũng có, kể về thời gian cũng có. Nói chung là có nhiều nguyên nhân nó tụ họp lại, nhưng mà có lẽ theo quan điểm của tôi thì về vấn đề kiến thức của bà mẹ thì nhiều hơn là về vấn đề kinh tế, bởi vì khả năng để cho đứa trẻ ăn đủ năng lượng cho đứa trẻ dưới 5 tuổi thì chi phí không có nhiều so với kinh tế hiện nay của ta.

Chủ yếu chính là kiến thức của các bà mẹ vì cái cách nuôi con còn nhiều tập tục sai lầm, kể cả vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ, cả về vấn đề cho ăn dậm. Tất nhiên là trong bối cảnh dinh dưỡng thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong vùng sâu vùng xa thì có thể do vấn đề kinh tế, nhưng còn ở những vùng thành phố thì về vấn đề kiến thức của bà mẹ thì nhiều hơn.”

Chủ yếu chính là kiến thức của các bà mẹ vì cái cách nuôi con còn nhiều tập tục sai lầm, kể cả vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ, cả về vấn đề cho ăn dậm. Tất nhiên là trong bối cảnh dinh dưỡng thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong vùng sâu vùng xa thì có thể do vấn đề kinh tế, nhưng còn ở những vùng thành phố thì về vấn đề kiến thức của bà mẹ thì nhiều hơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa

Chị Yến, một cư dân thành phố có hai con đang theo học mẫu giáo và cấp một thì cho rằng tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em đã cải thiện rất nhiều trong mấy năm qua.

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh số trẻ suy dinh dưỡng hầu như không còn bao nhiêu nhưng tại các vùng sâu vùng xa con số này rất cao.

Chị Yến: “Ở Thành Phố HCM thì bây giờ con nít không còn bị suy dinh dưỡng nữa đâu. Tại Thành Phố HCM thì không còn trình trạng đó nữa đâu, ở những vùng sâu vùng xa thôi à. Cấp mẫu giáo thì tùy theo từng trường.

Có những trường tư hoặc trường công mà dạng cao cấp thì chế độ dinh dưỡng của nó tốt, còn những trường bình thường thì tùy theo mức tiền mà phụ huynh cho học sinh đi học thì cái mức dinh dưỡng nó cũng trung bình hơn.”

Chống dinh dưỡng ở trẻ em

PGS Tiến sĩ Lê Thị Hợp, Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, trong một diễn đàn mang tên "Quyền Uống Sữa cho trẻ em Việt Nam" đã cảnh báo rằng suy dinh dưỡng thấp còi nơi trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức rất cao vào khoảng 33%, đặc biệt tại những vùng nghèo tỷ lệ này hơn 40%.

Nguyên nhân chủ yếu là khẩu phần ăn của các em thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là khẩu phần sữa trong bữa ăn hàng ngày chừng như không có trong nhiều gia đình. Tỷ lệ sữa trong mỗi khẩu phần hiện nay thì Việt Nam thua rất xa Thái Lan, chưa nói đến những nước như Đài Loan hay Hàn Quốc.

Tuy nhiên nhìn chung thì Việt Nam đã thành công phần nào trong việc chống suy dinh dưỡng nơi trẻ em trong nhiều năm qua. PGS Lê Thị Hợp cho biết:

PGS Tiến Sĩ Lê Thị Hợp : “Về cái suy dinh dưỡng của Việt Nam thì trong những năm vừa rồi là giảm đi rất nhiều, tức là trước những năm 80-85 thì cái suy dinh dưỡng của mình so với cái chuẩn quốc tế, rồi so với cái chuẩn NTS của Hoa Kỳ do vậy mà suy dinh dưỡng trước kia nó xấp xỉ 50% về cái chỉ tiêu cân nặng theo tuổi đó, cho đến năm 2007 giảm xuống còn có 21,2%.

Như vậy cái suy dinh dưỡng của mình giảm đi rất nhiều, giảm rất bền vững, được quốc tế đánh giá rất là cao về cái giảm suy dinh dưỡng của Việt Nam.

Về suy dinh dưỡng thấp còi thì mình so với cái chuẩn quốc tế, với của tất cả các nước so với NTS, do vậy mà suy dinh dưỡng thấp còi thì trước kia cũng rất cao, năm đầu của 80 rất cao và trên 50% cơ, nhưng cho đến bây giờ thì nó giảm xuống còn 33%. 33% là con số đánh giá theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nó có tăng hơn so với cái chuẩn NTS một chút. So với các nước trong khu vực thì mình không phải là loại cao lắm, thế nhưng vẫn còn ở mức cao, tức là theo cái trên 30%.”

PGS Tiến sĩ Lê Thị Hợp cũng nhìn nhận những yếu kém trong nhận thức của người dân vẫn còn rất cao do đó gây khó khăn trong công tác vận động thực hiện chống suy dinh dưỡng rất khó khăn.

Từ kiến thức đi đến thực hành trong thực tế nó cần một khoảng thời gian rất xa. Do vậy mà còn phải lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai mà nâng được kiến thức và cải thiện được cái thực hành. Nó phụ thuộc rất nhiều điều kiện, nhiều yếu tố khác.

PGS Tiến sĩ Lê Thị Hợp

PGS Tiến Sĩ  Lê Thị Hợp: “Việt Nam có cái chiến lược quốc gia dinh dưỡng và triển khai cái giáo dục truyền thông dinh dưỡng phổ cập cho toàn dân là rất tốt nhưng từ cái kiến thức đi đến thực hành trong thực tế nó cần một khoảng thời gian rất xa, và nhiều bà mẹ chưa tiếp cận được hết.

Do vậy mà kiến thức thì có nâng lên đó nhưng mà nó còn phải lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai mà nâng được kiến thức và cải thiện được cái thực hành. Nó phụ thuộc rất nhiều điều kiện, nhiều yếu tố khác.”

Tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao của Việt Nam có thể dẫn đến sự suy yếu về phát triển thể chất, đặc biệt trong giới sinh viên học sinh đã lên đến con số đáng báo động.

Cũng theo báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì nhiều trường học không chú trọng đến việc giáo dục dinh dưỡng cho sinh viên học sinh. Môn học thể dục trong nhiều trường không quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng mà chỉ bắt học sinh học theo cách hành xác để trở thành vận động viên.

Các chương trình dinh dưỡng quốc gia và dinh dưỡng học đường được các nước trong khu vực áp dụng rất phổ cập trong dân chúng của họ; nhưng tại Việt Nam mặc dù nhà nước có đưa ra nhiều giải pháp nhưng trên tổng thể hầu như các chương trình này chưa đáp ứng thực tế.

Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như sữa cho các em dưới 5 tuổi hầu như là bài toán chưa thể thực hiện được là tiền đề gây nên tình trạng bị thấp còi và ngưng phát triển chiều cao nơi hàng trăm ngàn trẻ hiện nay.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1733 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0