Thứ Sáu, 2024-04-26, 12:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 17 » Dàn 'cầu thủ' kinh tế kém
8:08 AM
Dàn 'cầu thủ' kinh tế kém

 
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Cựu Giám đốc Qũy Dự trữ Liên Bang Alan Greenspan gặp gỡ hồi tháng Sáu khi ông Dũng thăm Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra muốn tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế ở Hoa Kỳ
Các kinh tế gia Việt Nam đều thấy khó giải thích về chuyện thâm hụt mậu dịch của nước này lên tới gần 16 tỷ đô la trong chín tháng đầu tiên của năm nay.

Một số người cho rằng ''thâm hụt mậu dịch kỷ lục là bất bình thường.''

Theo Tổng Cục Thống kê, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam ở mức năm tỷ đô la hồi năm 1995 nhưng tăng đột biến vào năm 2007.

Tính theo phần trăm của GDP, thâm hụt mậu dịch ở mức trung bình 10% trong giai đoạn 2002-2006 nhưng tăng lên 20% trong 20 tháng qua.

Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam bị coi là bất bình thường vì xuất khẩu của Việt Nam tăng đáng kể.

Các mặt hàng xuất khẩu như dầu thô, than, cao su, hạt tiêu, gạo, cà phê và chè đã giúp Việt Nam thu được hơn 48 tỷ đô la từ đầu năm tới nay.

Con số này tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mối liên hệ giữa thâm hụt mậu dịch và tăng trưởng xuất khẩu này, theo kinh tế gia Vũ Đình Anh từ Viện Nghiên cứu Giá và Thị trường là ''trái với quy luật kinh tế, một điều không thấy ở các nước đang phát triển khác.''

Nhìn chung các nước đang phát triển, ngay cả những nước chậm phát triển nhất cũng không nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

Lạm phát nhảy tango

Trong đa số trường hợp, mối liên hệ giữa thâm hụt mậu dịch và lạm phát là rất chặt chẽ: thâm hụt mậu dịch càng cao bao nhiêu, lạm phát cũng càng cao bấy nhiêu.

Tiền đồng
Lạm phát ở Việt Nam tăng cùng thâm hụt mậu dịch

Thực tế tại Việt Nam là khi thâm hụt mậu dịch tăng lên 20% thì lạm phát cũng được ước tính vào khoảng 24% trong năm nay trong khi lạm phát trung bình của các năm 2001-2007 đều dưới mức tăng trưởng Tổng Sản phẩm Quốc nội GDP.

Các kinh tế gia ở Việt Nam cũng đã nhìn ra cách giải quyết vấn đề, ít nhất là trong ngắn hạn.

Các giải pháp bao gồm việc tạo ra những ngành công nghiệp dùng các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam cũng như kiềm chế thâm hụt mậu dịch có thể lên tới 13 tỷ đô la trong năm nay (chín tỷ trong năm 2007) với Trung Quốc.

Đây là mức thâm hụt mậu dịch lớn nhất của Việt Nam với một nước bạn hàng.

Ngoài ra các kinh tế gia cũng nói tới sự cần thiết phải đầu tư và tạo điều kiện giúp cho khu vực tư nhân tăng năng suất trong ngành nông nghiệp và hải sản.

Điều này sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng nhiều hơn và dẫn tới nhu cầu nhập khẩu sẽ ít đi.

Người Việt Nam vẫn thích hàng nhập khẩu hơn vì cho rằng chúng có chất lượng cao hơn.

Điều thú vị là các kinh tế gia Việt Nam thừa nhận rằng các giải pháp cho nền kinh tế của họ chỉ là tạm thời và không thể giải quyết tận gốc vấn đề.

Nhưng họ bàn tới cái gốc của vấn đề, ít nhất là không công khai bàn bạc.

Sự thật

Nhìn chung những phân tích độc lập của các chuyên gia kinh tế đang bị giới hạn bởi các quy định mới về quyền lợi và nghĩa vụ của trí thức.

 Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản không khác với một huấn luyện viên bóng đá, người chọn những cầu thủ yếu nhất để chơi trong trận tranh chức vô địch.
 
Báo cáo của Harvard

Điều này được áp dụng chặt chẽ ''khi họ tham gia vào các dịch vụ tư vấn hay bình luận về dự án phát triển kinh tế xã hội'', hội nghị trung ương hồi tháng Bẩy đã quy định.

Trong mấy năm gần đây, ''tiếng nói của đảng'' đã được tái khẳng định và những ai vi phạm sẽ chịu hậu quả.

Điều này có nghĩa là hệ thống một đảng không có động lực để ''đối mặt với sự thật một lần nữa''.

Nhưng đâu là sự thật?

Trong quá khứ, các thủ tướng Việt Nam đã dùng tới hội đồng cố vấn kinh tế nhưng khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên nhậm chức hồi tháng Sáu năm 2006, ông đã cho giải tán hội đồng này.

Tuy nhiên ông đã đề nghị Chương trình Việt Nam của Harvard tiến hành phân tích chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Báo cáo của Harvard ra hồi tháng Giêng năm 2008 nói rằng ''các cơ quan nhà nước Việt Nam trong đó có cơ quan chính trị, hành chính và nghiên cứu ngày càng bị ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích.

Các nhóm này ''lợi dụng cơ quan nhà nước để làm giàu cá nhân và nâng cao địa vị'' và chính vì vậy ''mối đe dọa lớn nhất đối với nhà nước là sai lầm của chính nhà nước.''


Báo cáo cũng nói ''lạm phát ở Việt Nam là do sai lầm của chính phủ là kết qủa của việc quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém và các quyết định đầu tư không hiệu quả.''

Đại học Harvard
 Việt Nam quan tâm tới đánh giá của Harvard về chính sách kinh tế của mình
 
Phó GS Lê Sỹ Long

Báo cáo kết luận rằng Việt Nam cần cam kết chính trị chứ không phải là kỹ thuật để phát triển với tốc độ cao trong vòng 20-30 năm tới.

Cam kết chính trị ở Việt Nam là rất cần thiết để thúc đẩy cải cách và nhân rộng những cách làm tốt về tính hiệu quả của nhà nước, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và các quyết định đầu tư tốt nhất.

Thật khôi hài khi báo cáo cũng coi sự lãnh đạo của đảng cộng sản ''không khác với một huấn luyện viên bóng đá, người chọn những cầu thủ yếu nhất để chơi trong trận tranh chức vô địch.''

Không thể thay thế

Báo cáo của Harvard thực ra cũng chỉ nói những gì mà trí thức Việt Nam đã biết.

Chẳng hạn giáo sư có uy tín Phan Đình Diệu đã nhận định rằng sự quản lý doanh nghiệp nhà nước khó có thể mang lại các doanh nghiệp mạnh và năng động.

Ông cũng nói rằng bất kỳ một hệ thống chính trị hiệu quả nào cũng phải có ''lựa chọn thực sự''.

Bởi vậy một hệ thống đa đảng có lợi cho Việt Nam vì như vậy không một nhóm nào có thể ''buộc tất cả các nhóm khác mãi phải chấp nhận một con đường đã chọn vào một thời điểm trong quá khứ.''

Một hội nghị của Đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản như một huấn luyện viên không ai có thể chất vấn và sa thải nhưng luôn chọn cầu thủ kém

Bầu không khí chính trị hiện nay không có chỗ cho những trí thức và chuyên gia như ông Diệu.

Bên cạnh đó, dường như cũng không thiếu những người tài có thể vượt lên trên lòng trung thành đảng phái.

Nhưng do những trói buộc hiện tại, đa số đã quyết định cố gắng làm những gì trong phạm vi có thể được.

Hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các nghiên cứu quan trọng về phát triển kinh tế Việt Nam của Harvard, Ngân hàng Phát triển Á Châu hay Liên Hiệp Quốc đều do các học giả Việt Nam chấp bút hoặc cùng chấp bút.

Trong các nghiên cứu như vậy, các học giả Việt Nam là những người không thể thiếu vì họ có những thông tin cập nhật nhất và kiến thức thực tế về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam.

Nhưng các trí thức Việt Nam nói họ không thể mổ xẻ gốc rễ vấn đề kinh tế Việt Nam vì họ không được phép.

Cho tới khi họ có thể làm như vậy, Việt Nam sẽ tiếp tục có những cầu thủ kém nhất với một huấn luyện viên mà không ai có thể chất vấn hay sa thải.
Category: Kinh tế | Views: 868 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0