Thứ Hai, 2024-12-30, 11:16 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 16 » Chìa khóa vượt tường lửa
1:00 PM
Chìa khóa vượt tường lửa

Tường lửa là gì?

Chẳng hạn, nếu người sử dụng muốn vô trang www.thanhda.com, thì bức tường lửa sẽ tức khắc không cho vô và đồng thời cho hiện lên những hàng chữ vô hại như "The page cannot be displayed" hoặc "Access Denied" làm người sử dụng tưởng rằng trang đó không hiện hữu nữa.


Những đóng góp về bài viết này xin được gửi tới ig4vn@yahoo.com cùng với những kinh nghiệm của bạn về bức tường lửa Việt Nam. Nhưng vì lý do an ninh, bạn sẽ KHÔNG nhận được hồi âm của chúng tôi. Nếu email của bạn không bị trả lại, điều đó có nghĩa là email bạn sẽ được đọc.


Phần 1 - Bức Tường Lửa


Con đường vào mạng internet thế giới của Việt Nam được đặt tại Hà Nội. Điều này có nghĩa tất cả mọi giao dịch trên mạng internet phải bắt buộc thông qua con đường độc đạo kiểm soát tại Hà Nội trước khi tới được mạng internet của thế giới. Trụ sở thông tin này được gọi là proxy. Proxy là một hệ thống của nhiều máy điện toán được nối lại với nhau để giúp nối bạn vô mạng internet. Chẳng hạn bạn đang ngồi ở quán internet café tại Sài Gòn và ra lệnh cho máy truy cập trang của hãng thông tấn www.cnn.com. Khi mà nhấn nút để gửi lệnh đi, thì lệnh của bạn sẽ được chuyện tới trụ sở kiểm soát proxy ở Hà Nội. Sau khi đó thì lệnh sẽ được gửi tới máy chính của hãng thông tấn ở Atlanta, tiểu bang Georgia, nước Mỹ. Sau đó trang của hãng thông tấn CNN sẽ được gửi tới Hà Nội và sau cùng tới máy của bạn ở Sài Gòn. Sự kiểm soát mạng lưới internet từ một điểm ở Hà Nội cũng bao gồm thư điện tử email cũng như nói chuyện trên mạng như là chatting rất phổ biến hiện nay.


Với một điểm kiểm soát proxy tại Hà Nội, chính quyền bưng bít CSVN rất dễ dàng kiểm soát tất cả những nội dung của các trang trên mạng internet mà bạn coi được. Nhà nước đã dùng công cụ phần mềm để cấm đoán các trang trên mạng internet không có lợi cho độc đảng CSVN. Một bộ phần mềm như trên đã giúp nhà nước tạo nên một bức tường lửa khổng lồ bao trùm cả đất nước Việt Nam. Từ xưa khi mạng internet mới ra đời, bức tường lửa thông thường được các công ty lớn dùng đến để bảo vệ thông tin nằm trong những máy điện toán của mình.


Bức tường lửa hoạt động bằng cách dùng một danh sách có địa chỉ của những trang internet không có lợi cho đảng và không cho phép các máy điện toán truy cập những trang này. Chỉ có những trang internet không bị cấm trong danh sách mới được điểm proxy tại Hà Nội cho thông qua. Những phương cách trong cẩm nang này sẽ tìm cách khắc phục và vượt qua cấm đoán của bức tường lửa quái đản của một chế độ độc tài có một không hai trên thế giới này.



Phần 2 - Để vượt bức tường lửa.


Có một số cách để vược khỏi bức tường lửa của Việt Nam. Đa số các cách nằm trong bốn loại sau đây :
1) giấu tung tích của địa chỉ

2) dùng những trang đã được lưu trữ sẵn

3) dùng máy điện toán của những người yêu dân chủ và nhân quyền làm điểm truy cập thay vì điểm proxy của Hà Nội

4) dùng dịch vụ của công ty chuyển thư WebMailer.


Tóm tắt những cách vượt bức tường lửa:


1. Giấu tung tích của địa chỉ muốn tới


Đây là cách nhanh nhất để truy cập những trang bị cấm. Có nhiều trang trên mạng internet giúp chúng ta giấu địa chỉ truy cập để qua mắt được Hà Nội. Giả thử bạn muốn truy cập trang của Thanh Đa, www.thanhda.com, bạn sẽ chẳng thấy gì trên màn hình bởi trang này bị bức tường lửa chặn. Nhưng khi muốn giấu tung tích của nơi bạn muốn tới, trang www.anonymizer.com sẽ giúp bạn. Từ ngay trong trang www.anonymizer.com, bạn có thể đánh chữ www.thanhda.com vào để giấu tung tích. Khi địa chỉ www.thanhda.com đã bị dấu, điểm proxy ở Hà Nội sẽ không chặn được.


Nhưng, bạn có thấy một điểm nhỏ cần chú ý không? Nhà cầm quyền CSVN cũng có thể chặn không cho chúng ta truy cập www.anonymizer.com. Nhà nước đã cho www.anonymizer.com vô danh sách đen, vì vậy, không thể truy cập trang internet này ở Việt Nam nữa. Sau đây là danh sách của một số trang internet cũng có chức năng giống như www.anonymizer.com. Một số đã bị vô sổ đen của nhà nước:


- http://www.anonymizer.com


- http://www.phantomip.com


- https://proxy1.autistici.org/


- http://www.the-cloak.com/login.html


- http://www.guardster.com/


- http://www.proxify.com (đây là website do BDH TD tìm được )


Ngoài những trang này ra, bạn có thể vô www.google.com và đánh vô chữ web anonymizer hoặc web mailers để tìm thêm những trang tương tự. Mong bạn có thể tìm thấy những trang chưa hân hạnh được vô sổ đen bức tường lửa của nhà nước.


2. Dùng những trang đã được lưu trữ sẵn


Những trang được lưu trữ cũng giống như một cuốn sách lịch sử. Dịch vụ lưu trữ những trang internet được miễn phí tại các địa chỉ sau đây: www.archive.org và www.google.com. Cũng giống như phần trên, khi bạn truy cập www.archive.org, bức tường lửa sẽ không biết bạn đang truy cập những gì. Www.archive.org rất dễ xài, bạn chỉ việc vô đó và đánh tên địa chỉ mình muốn tới, chẳng hạn như www.thanhda.com thì dịch vụ này sẽ cho bạn thấy trang www.thanhda.com được lưu trữ. Dịch vụ lưu trữ này thường không cho ta thấy trang internet trực tiếp nhưng cho ta thấy trang này trong tình trạng được lưu trữ, có thể đã cũ một vài tuần hoặc vài tháng. Còn www.google.com thì cũng một phần tương tự. Google cũng lưu trữ toàn thể các trang của internet. Thí dụ để coi trang www.thanhda.com, bạn truy cập trang www.google.com và đánh vô www.thanhda.com . Google sẽ hiện ra những gì kiếm được, bạn chỉ bấm vô "Show Google's cache of www.thanhda.com" thì sẽ thấy được trang lưu trữ cách đây vài tháng. Với cách này, nhà nước Việt Nam không dám chặn những trang internet nổi tiếng như google vì có quá nhiều người xài, kể cả khách ngoại quốc.


3. Dùng máy điện toán khác để tránh điểm proxy bưng bít của Hà Nội


Bây giờ bạn hãy tưởng tượng nếu chúng ta dùng một loại kỹ thuật mới tránh né proxy của Hà Nội. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nối cả triệu máy điện toán cá nhân trên thế giới lại? Câu trả lời như sau: Nối hàng triệu máy điện toán cá nhân của tất cả thế giới tự do là mục đích của hai chương trình Peekabooty và Six/Four . Khi bạn ra lệnh truy cập www.thanhda.com , thì điểm proxy của Hà Nội sẽ phải gửi lệnh tới một trong hàng triệu máy điện toán cá nhân. Một máy cá nhân này sẽ lập tức giúp và gửi lệnh cho bạn xem nội dung của www.thanhda.com. Proxy của Hà Nội sẽ tưởng rằng địa chỉ của máy cá nhân này là địa chỉ vô hại. Đây sẽ là một vấn đề nhức đầu cho chính quyền Viet Nam vì rất khó cấm đoán. Thứ nhất, đây là tập hợp của hàng triệu máy điện toán và địa chỉ của mỗi máy (IP address) đổi từng giây từng phút, không thể kiểm soát nổi. Thứ hai, cả triệu máy điện toán được tập hợp của toàn thế giới, CSVN sẽ phải bó tay vì không thể biết hết ai là ai. Vấn đề này y hệt như những gì đã sảy ra cho kỹ nghệ âm nhạc và phim của Hoa Kỳ, khi các chương trình nổi tiếng như Napster, Kazaar, AudioGalaxy, Morpheus, và iMesh đã dùng hàng triệu máy trên thế giới để trao đổi dữ liệu nhạc và phim. Hai chương trình Peekabooty (www.peek-a-booty.org) và Six/Four (www.hacktivismo.com) sắp sửa được ra đời vào mùa thu năm 2002. Bạn hãy theo dõi.


4. Trang internet nằm trong Thư Điện Tử - Webmailer


Kỹ thuật thư điện tử này rất khác với 3 cách trên. Thư điện tử webmailer cũng là một phương cách hữu hiệu để xem tin tức dân chủ. Thư điện tử sẽ giúp bạn coi trang internet bị cấm trong thư email của bạn. Dùng một địa chỉ điện thư miễn phí như Yahoo hoặc Hotmail, bạn ghi địa chỉ muốn coi vô phần Subject: và gửi tới một địa chỉ dịch vụ internet miễn phí www.web2mail.com. Sau đó, dịch vụ này sẽ gửi trang internet mà bạn muốn coi tới hộp thư điện tử của bạn. Nhà nước không thể kiểm soát nổi cách này vì không thể nào chặn được hộp thư miễn phí của Yahoo hoặc Hotmail. Với dịch vụ này, bảo đảm bạn sẽ được coi các trang bị bức tường lửa cấm, nhưng bạn phải kiên nhẫn đợi cho dịch vụ gửi lại trang internet, có thể đợi 10 phút hoặc một ngày sau.


Phần 3 - Thêu dệt, sự thật, và mánh khóe để sử dụng internet tại Việt Nam.


Nhà nước Việt Nam có thể chặn thư gửi và thư nhận trong hộp thư điện tử? Đúng và sai. Hộp thư với chữ .vn ở cuối (ví dụ như tudodanchu@ftp.vn) có thể bị nhà nước chặn và đọc và bị sửa chữa vì những hộp này do sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, các bạn nên dùng địa chỉ như Hotmail hoặc Yahoo. Vì nhà nước Việt Nam không thể chặn những dịch vụ hộp thư điện tử miễn phí này (thư của bạn có thể bị nhà nước mở ra đọc) Khi tôi sử dụng Yahoo hoặc Hotmail, nhà nước không đọc được hộp thư của tôi? Sai, tất cả giao thông của xa lộ internet vào Việt Nam phải qua cổng Hà Nội. Yahoo và Hotmail không mã hóa làn thôngtin email. Vì vậy nhà nước có thể mở thấy được thư của bạn. Để an toàn, bạn có thể làm một hộp thư dùng riêng nhưng không có tin tức thật về bạn.


1. Như vậy có cách nào để không ai đọc được thư điện tử của tôi không?  
Nếu bạn không muốn ai đọc email của bạn, bạn hãy sử dụng kỹ thuật mã hóa gọi là encryption. PGP Encryption (www.pgpi.org) sẽ giúp bạn sử dụng kỹ thuật này nếu xài đúng cách. Nhưng trang internet này cũng hơi khó sử dụng. Cho nên cách thứ 2 là tới trang www.hushmail.com để đăng ký sử dụng. Cách này an toàn khi cả hai, người gửi lẫn người nhận, đều dùng www.hushmail.com.


2. Tôi muốn tẩy xóa dấu vết của tôi sau khi xài internet tại quán café?
Đúng vậy, bạn có thể tẩy xóa dấu vết của bạn khi đã xài internet khi bạn dùng Internet Explorer. Để cho nhà nước khỏi được quyền quản lí quyền tự do của bạn, hãy bấm vô chữ Tools / Internet Options. Bấm vô nút "Delete all offline content" và sau đó, "Delete Files", rồi "OK". Nếu thấy nút "Delete Cookies" hãy bấm vô nút đó luôn. Sau đó, bấm vô "Settings" rồi bấm vô "View Files". Nếu mà còn một số file trong đây, bạn bấm Ctrl-A để chọn tất cả rồi bấm nút Delete trên bàn phím. Như vậy bạn đã xóa đi rất nhiều vết chân lang thang trên internet. Cho chắc ăn, bạn cũng có thể bấm nút "Clear History" và bấm "OK". Bây giờ, bấm vô nút "Content" và sau đó vô nút "AutoComplete". Sau đó bấm vô nút "Clear Forms" và "Clear Passwords" để xóa tất cả mọi ô mật mã. Chúc may mắn.


3. Còn tự gửi địa chỉ của những trang internet bị cấm đến với hộp thư Yahoo hoặc Hotmail của chính tôi. Làm như vậy thì lệnh truy cập của tôi qua Yahoo hoặc Hotmail chứ không phải proxy Hà Nội phải không?
Sai. Nhưng đây là ý rất hay. Khi tác giả thử phương pháp này tại Việt Nam, phương pháp đã không hiệu nghiệm. Lý do là sao? Bởi vì proxy Hà Nội cũng có thể đánh hơi được nội dung của trang internet và bức tường lửa sẽ hoạt động trở lại.


4. Khi dùng những chương trình chat như AOL Instant Messeger (AIM) hoặc mIRC, nhà nước không kiểm soát nổi?
Sai, nhà nước không có chặn khi bạn chat, nhưng có thể thấy những gì bạn viết.


5. Nhiều quán internet café dựng nên một trang chính giúp bạn truy cập những trang như Hotmail và Yahoo cho nhanh chóng. Nguy hiểm không?
Vấn đề là, những trang chính có thể giữ lại tên và mật mã của bạn, nên họ có thể vô lại hộp thư điện tử của bạn. Nên coi chừng.
Category: Vi tính | Views: 4417 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 14
Khách: 14
Thành Viên: 0