Trong lịch sử Việt Nam có hai cuộc di cư vĩ đại, cả hai cùng để lánh
nạn cộng sản, vào năm 1954 và 1975. Cuộc di cư 1975, kéo dài từ những
ngày tháng 4 cho tới năm 1988, là năm đóng cửa các trại tị nạn ở Đông
Nam Á với sự ra đời của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly
Departure Program) sau bao thảm kịch vượt biên vuợt biển với khoảng 500
ngàn người bỏ mạng trên đường đi tìm tự do, theo một thống kê của Liên
Hiệp Quốc. Cuộc di cư này đã có nhiều sách vở tài liệu cùng với hình
ảnh dẫy đầy trong các thư viện cũng như trên Internet. Riêng cuộc di cư
năm 1954-55 có thể nói là chưa có một tài liệu nào đúc kết lại cho đầy
đủ, dù không trọn vẹn, cho tới gần đây.
Hình trên và trái, hình bìa cuốn "Operation Passage to Freedom – The
United States navy in Vietnam, 1954-55”-Texas Tech Univers
... Xem thêm»
Lần
đầu tiên ở Việt Nam, những nhà báo trẻ duyệt lại lịch sử nước mình bằng
cách thuật lại hồi ức của những cựu binh Điện Biên Phủ, nơi mà ngày 7
tháng 5 1954, Việt Minh đã chiến thắng thực dân Pháp một cách dứt điểm.
Xuyên suốt qua những lời thuật lại, huyền thoại của tuyên truyền cộng
sản đã lòi bộ mặt trơ trẽn.
Sau một cuộc chiến, lịch sử thường thường được viết lại theo quan
điểm của phe chiến thắng. Kết quả là một sự thật bóp méo đã được trưng
bày và tiếng nói của phía thua trận bị khỏa lấp. Vậy mà, quái gở thay ở
Việt Nam, trong cuộc chiến chống Pháp, những người chiến thắng im hơi
lặng tiếng khá lâu.
Vậy mà, theo nhà sử học Jean Pierre Roux, chuyên viên về những vấn
đề này, thì chiến thắng quyết định của Việt Minh ngày 7 tháng
... Xem thêm»
1) Mở đầu
Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một
biến cố đau thương nhứt của một đời người. Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy -
một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, từng nổi tiếng với
những bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua"
đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - đã đề cập công khai trực tiếp
hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về biến cố lịch sử đặc
biệt nêu trên.
Từ hồi còn là sinh viên, chúng tôi được tiếp xúc với Giáo sư H
... Xem thêm»
Trong
35 năm qua, tuy đã có khá nhiều tài liệu, phim, ảnh liên quan đến giai
đoạn cuối của cuộc chiến giữa hai miền Nam – Bắc được các bên có liên
quan công bố, song người ta tin rằng, vì nhiều lý do, vẫn còn nhiều tài
liệu, phim, ảnh khác về giai đoạn này chưa được bạch hóa.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết về một cuốn phim đã bị chính phủ HK dấu kín suốt 37 năm qua. Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.
Người chuyển đã tìm lại được cuốn phim này trên Youtube.
Phim
đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam! Vietnam" được cho là
cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John
Ford (1894-1973). Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông
nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the
Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.
Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào
... Xem thêm»
Một ngày hè như thế này 29 năm trước, người anh cùng sở làm và cũng
cùng quê Đà Nẵng ghé qua hỏi tôi có thích đi Côn Đảo một chuyến với
anh. Không giống như khi được các anh chị khác rủ đi thăm miền bắc
trong những lần họ nghỉ phép về thăm nhà mà tôi đã từ chối trước đây,
Côn Đảo có một hấp lực cực mạnh khiến tôi gật đầu không chút gì ngần
ngại. Chiếc ghe vượt biên anh đóng sắp hoàn tất và đã hứa dành cho tôi
một chỗ. Nghĩ đến việc ra đi không hẹn ngày trở lại, thăm Côn Đảo là
dịp hiếm hoi không thể bỏ qua. Côn Đảo là đất lịch sử của cách mạng
Việt Nam, điểm hẹn của những tâm hồn yêu nước và cũng là nơi nhà cách
mạng Phan Chu Trinh từng tả “Bốn mặt dày vò oai sóng gió / Một mình che
chở tội non sông” trong bài thơ “Đập đá Côn Lôn” nỗi tiếng của ông.
Người anh cùng sở làm lo hết các phương tiện cần thiết, và như thế
chúng tôi đi. Anh có vài việc ph
... Xem thêm»
Sau
chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam rơi vào tình trạng xác
ướp. Đến mức ngày nay khi nhắc đến tranh chấp Biển Đông, tuyệt đại bộ
phận dân chúng cùng các phân tích gia thế giới đều tin quân đội này
không đủ sức đương đầu với Hồng quân Trung Quốc. Đánh giá trái ngược
hẳn với danh tiếng của một đạo quân từng chiến thắng ba đế quốc Pháp,
Mỹ, Hoa.
Triển lãm chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược ở Sài Gòn
Ba
mươi năm sau các trận đánh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, quân đội Việt
Nam dường như thiếp ngủ. Câu hỏi đặt ra: Có thật trong trận chiến 1979
chúng ta đã chiến thắng? Hệ thống tuyên truyền một thời của nhà nước
... Xem thêm»
Năm
nay, Tết Mậu Tý lại là năm đánh dấu 40 năm Tết Mậu Thân. Tại sao lại
cần phải ghi dấu mốc đặc biệt của Mùa Xuân năm Mậu Thân như vậy? Phía
Việt Cộng, những người mà từ 40 năm nay luôn luôn cho đó là một cuộc
"tổng tấn công và n
... Xem thêm»
Nhìn
vào chiều sâu thì mỗi một công cuộc một xung đột quốc gia đều có nét
đặc thù khó thể khái quát thành quy luật chung. Xung đột biên giới phía
Bắc Trung Quốc Việt Nam khác, lịch sử người Chăm Pa miền Trung suy tàn
hoà nhập vào xã hội Việt Nam khác và đất đai vùng đồng bằng sông Cửu
Long vì sao thuộc về Việt Nam càng có nét đặc thù khác.
Là một người Việt miền Nam, hoà quyện tâm linh trong dòng lịch sử lập
quốc chống ngoại xâm phương Bắc... và mở mang bờ cõi về Phương Nam, nên
dù vấn đề lịch sử đã hình thành từ thế kỷ thứ 10, chấm dứt từ thế kỷ 18
và không thể đảo ngược, nhưng vẫn có nhu cầu tìm hi
... Xem thêm»
Sự
hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày
19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn
đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Trận
hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân
kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý
nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
1.- VIỆT NAM CỘNG HÒA
Trước
hết, cần phải ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
hay Nam Việt khi trận Hoàng Sa xảy ra: Hiệp định Paris (27-01-1973),
cũng giống hiệp định Genève (20-7-195
... Xem thêm»
Các đại biểu thảo luận ở Hội thảo Việt Nam học 2008 tại Hà Nội
Một chuyên gia Hàn Quốc đã mạnh dạn đụng đến một chủ đề nhạy cảm khi ông nói hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam
là "chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược".
Giáo sư Song Jung Nam, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, đặt vấn đề này tại Hội thảo Việt Nam học 2008, khi phân tích tính chất
... Xem thêm»
Sài
gòn là thành phố lớn nhất Việt Nam, nằm cạnh sông Sài gòn ở tọa độ
110°45' Bắc, 106°40' Đông (hay là 10.75, 106.667); và cách Hà nội 1760
cây số về phía Nam.
Khi bài này đến với độc giả, nhiều tổ chức trong cộng đồng người
Việt hải ngoại đang tổ chức kỷ niệm 40 Tết Mậu Thân để tướng nhớ đến
những người đã bị thảm sát trong biến cố đó. Nhưng một câu hỏi được đặt
ra và chưa có câu trả lời: Tại sao Cộng quân đã hành động dã man như
vậy?