Lời mở đầu:
Sài
gòn là thành phố lớn nhất Việt Nam, nằm cạnh sông Sài gòn ở tọa độ
110°45' Bắc, 106°40' Đông (hay là 10.75, 106.667); và cách Hà nội 1760
cây số về phía Nam.
Trước
khi “bị” người Việt chiếm ngụ vào thế kỷ 16, Sài gòn có tên là “Prey
Nokor,” là một hải cảng chính của Cam Bốt. Sài gòn từng là thủ đô của
chính quyền thực dân Pháp ở Đông dương, và sau đó cũng là thủ đô của
chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975. Sau
năm 1975, Sài gòn được đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh (?)
Tên nguyên thủy theo tiếng Khmer Tên
nguyên thủy của Sài gòn là “Prey Nokor” và là lãnh thổ của người Khmer
(Cam bốt). Theo tiếng Phạn (Sankrit nagara), Prey Nokor có nghĩa là
“thành phố rừng” (Prey = rừng; Nokor = đất, thành phố). Ngày nay nhiều
người Khmer ở Cam bốt và cả dân sắc tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu
long nhiều khi vẫn còn gọi Sài gòn là Prey Nokor.
Sài gòn tên nguyên thủy theo tiếng Việt
Ngay
sau khi người Việt ồ ạt đến mở mang và định cư tại Prey Nokor, thành
phố này đã được người Việt gọi là “Sài gòn.” Có rất nhiều gỉa thuyết,
tranh luận về nguồn gốc tên thành phố bằng chữ Việt (Sài gòn). Các
tranh luận về lịch sử của danh từ “Sài gòn”sẽ được bàn thêm ở phần dười
dây. Trước
khi thực dân Pháp đến Việt Nam, triều đình Huế dùng tên chính thức của
Sài gòn là “Gia định.” Năm 1862, người Pháp bỏ chữ “Gia định” và thay
vào đó bằng chữ “Sài gòn.”
Trên
sử liệu (có lưu lại trên qua bản viết, in), người Việt đọc và viết chữ
“Sài gòn” thành 2 chữ và 2 âm rõ rệt; tuy nhiên Pháp (và người tây
phương) đã “tây phương hóa” 2 chữ “Sài gòn” thành một chữ “Saigon” để
cho họ dễ đọc và dễ viết.
Sài gòn theo quan điểm Việt Nam – Trung Hoa Có
người cho rằng chữ “Sài” được mượn từ tiếng Trung hoa (Tiếng Quan thọai
đọc là “Chái”) có nghĩa là “củi, cành cây – firewood, twigs…)” còn chữ
“Gòn” (tiếng Quan thọai đọc là “Gùn”) có nghĩa là “cọc, cây gậy –
stick, pole, boles…) Chữ “Gùn” bị chuyển hóa dần thành ra “Gòn” tương
tự như “bông gòn – cotton stick, cotton plant.”
Có
người lại cho rằng tên “Sài gòn” phát nguyên từ các cây bông gòn người
Khmer trồng chung quanh Prey Nokor mà ngày nay chúng ta vẫn còn thấy
rất nhiều ở quanh vùng Cây mai, Trương Vĩnh Ký…
Có
một điểm lạ lùng là người Hoa sống ở Việt Nam cũng như ờ Trung quốc
không dùng tên gọi “Sài gòn” (tiếng Quảng đông đọc là “Chaai-Gwan;
tiếng Quan thọai đọc là “CháiGùn”) để gọi “Sài gòn” (mặc dù, như đã nói
ở trên, nhiều sử liệu có ghi là người Việt mượn tiếng Trung hoa để đặt
tên cho Sài gòn). Chính người Hoa lại gọi “Sài gòn” là “Sai-Gung”
(tiếng Quảng đông) và “XĩGòng” (tiếng Quan thọai).
Sài gòn theo quan điểm của người Khmer
Có
một số tài liệu của Cam bốt cho là chữ “Saigon” chuyển hóa từ “Sai
Con;” Và Chữ “Sai Con” đã chuyển hóa từ tiếng 2 chữ Khmer “Prey Kor” có
nghĩa là “Rừng cây Kapok” (prey = rừng; kor = cây kapok). Nên để ý và
đừng lầm lẫn chữ “Prey Nokor” và “Prey Ko” (Ko = rừng cây kapok; Nokor
– thành phố, đất).
Quan
điểm của người Khmer ẩn tàng một ý có mục đích thuyết phục là họ đã có
mặt ở đó (Sài gòn) trước khi người Việt đến định cư; tuy nhiên quan
điểm này không gỉai thích được là tại sao chữ Khmer “prey” lại đổi
thành chữ “Sài.” Bởi vì, hiển nhiên, cách đọc của hai chữ này hòan tòan
khác biệt với nhau!
Sài gòn theo quan điểm của người Quảng đông
Một
giả thuyết đưa ra bởi học gỉa Vương Hồng Sển, một người Việt gốc Hoa ở
Sài gòn, là nguồn gốc từ tiếng Quảng đông của danh từ “Sài gòn” lấy từ
chữ “Chợ lớn” mà người Quảng đông đọc là “Tai-Ngon” có nghĩa là “bến
tầu, cảng” (?)
Tên hiện nay của Sài gòn
Sau
khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản (30 tháng 4 năm 1975), chính
quyền CS đổi tên thành phố Sài gòn là Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. HCM)
(?) Tuy nhiên, đa số người dân Sài gòn vẫn gọi tên thành phố với cái
tên quen thuộc cũ: “Sài gòn.” Ngòai ra, hiện nay, tên “Sài gòn /
Saigon” còn được dùng rất nhiều trong sách vở; được dùng cho các tên
tựa sách, được dùng đặt tên cho các công ty thương mại.
Lịch sử đất (lãnh thổ) Sài gòn Khởi
đầu Sài gòn chỉ là một làng đánh cá rất nhỏ của người Khmer. Người
Khmer đã sống ở đó nhiều thế kỷ trước khi có người Việt đặt chân đến mở
mang và định cư. Người Khmer dùng “Prey Nokor” như một hải cảng thuộc
về vương quốc Cam bốt.
Năm
1623, vua Chey Chetta II (1618-1628) của Cam bốt đã cho phép những
người Việt chạy lánh nạn “Trịnh Nguyễn phân tranh” đến tạm trú và định
cư quanh vùng Prey Nokor. Từ sau khi đó, có rất nhiều đợt di cư rất lớn
của người Việt đến vùng Prey Nokor mà vương quốc Cam bốt không đủ mạnh
để ngăn chặn họ. Dần dà, Prey Nokor bị biến thành đất đai của người
Việt; và sau cùng “Prey Nokor” biến thành “Sài gòn!”
Năm
1698, triều đình Huế (Chúa Minh - Nguyễn Phúc Chu) sai tướng Nguyễn Hữu
Cảnh vào trấn nhậm vùng đất Sài Gòn-Gia Định. Kể từ thời điểm đó, miền
đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Việt
Nam. Nguyễn Hữu Cảnh tách vùng đất Sài Gòn-Gia Định (và sau đó là vùng
đồng bằng sông Cửu long) ra khỏi vương quốc Cam bốt. Cam bốt vì quá yếu
nên không có một kháng cự nào. Nguyễn Hữu Cảnh được xem như những người
đi tiên phong trong giai đọan bành trướng lãnh thổ của Việt nam về phía
nam và tây nam.
Năm
1859, thành phố Sài gòn bị người Pháp chiếm đóng lần đầu tiên. Cũng bắt
đầu từ giai đọan thực dân, người Pháp đã xây dựng nhiều cơ sở, dinh thự
theo cấu trúc của văn minh tây phương. Vì vậy Sài gòn còn được gọi là
“Hòn Ngọc Viễn Đông,” (the Pearl of the Far East) và “Tiểu Paris”
(Little Paris). Năm
1954, quân Pháp bị Việt Minh đánh bại ở trận Điện Biên Phủ và họ rút
lui khỏi Việt Nam. Từ trước đó (năm 1950), thay vì công nhận chính
quyền CS, người Pháp ngầm ủng hộ Bảo Đại lập chính phủ và chọn Sài gòn
là thủ đô. Kể từ năm 1950 Sài gòn và vùng Chợ lớn (nơi có số rất đông
người Hoa tập trung) được gộp chung lại thành một đơn vị hành chánh gọi
là “Đô thành Sài gòn.”
Sau
khi Việt Nam chính thức được chia làm 2: Bắc Việt (Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa) và Nam Việt (Việt Nam Cộng Hòa). Sài gòn là thủ đô của miền
nam Việt Nam dưới chính phủ Ngô Đình Diệm.
Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, thành phố Sài gòn đặt dưới sự kiểm sóat của CS Bắc Việt.
Năm
1976, sau khi thống nhất quốc gia Viêt Nam xong, CS đổi tên chính thể
của nước Việt Nam là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” và đổi tên
thành phố Sài gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh. Thực ra, sau 30 tháng 4
năm 1975, thành phố Sài gòn (và Chợ lớn), tỉnh Gia định và 2 quận ở
ngọai ô Sài gòn (thuộc 2 tỉnh khác nhau nằm sát Sài gòn) đã được gộp
chung lại thành TP HCM. TP HCM rộng 809 dặm vuông (hay là 2,095 cây số
vuông) trải dài từ Củ chi (cách biên giới Việt Miên 20 Km) cho đến Cần
giờ gần biển Nam Hải. Khỏang cách từ điểm cực bắc (Phú Mỹ Hưng, quận Củ
chi) cho đến điểm cực nam (Long Hoa, quận Cần giờ) là 120 cây số; và từ
điểm cực đông (Long bình, quận 9) đến điểm cực tây (Bình chánh, Quận
Bình chánh) là 46 cây số. Mặc dù TP HCM là tên gọi chính thức trên giấy
tờ hành chánh, nhưng đại đa số người dân sống ở Sài gòn vẫn gọi thành
phố qua cái tên quen thuộc là Sài gòn. Chữ “Sài gòn” còn thấy trên bảng
hiệu của các cửa tiệm thương mại, ngay cả tại Hà nội, thí dụ như
“Saigon thời trang,” “Kiểu Sài gòn…” bởi vì người Việt trong nước hiện
nay nghĩ về chữ “Sài gòn” như là một cái gì tượng trưng cho “văn minh,
thời thượng…”
Ngày
hôm nay, trung tâm thành phố Sài gòn vẫn còn vẻ giữ tráng lệ với các
đại lộ có những hàng cây xanh rợp bóng, thanh lịch, với nhiều dinh thự
cơ sở có di tích lịch sử được xây dựng từ thời các đời vua Nguyễn, thời
thực dân và thời VNCH như Đồn Cây mai (do danh tướng Nguyễn tri Phương
xây dựng), nhà thờ Đức Bà và dinh Độc lập (tên mới là dinh Thống
Nhất!)… Trần Văn Giang
|