Chủ Nhật, 2024-12-22, 12:01 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 16 » Nguyễn Trường Tộ thời đại - ông ở đâu?
3:04 PM
Nguyễn Trường Tộ thời đại - ông ở đâu?

DCVOnline – Quan hệ ngoại giữa hai nước cộng sản láng giềng Việt Trung từ sau khi lập lại (1991) đến nay chưa khi nào đúng nghĩa phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” hay phản ảnh tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

1974, Hải quân Trung Cộng xâm lăng và chiếm Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà; 1979, Trận chiến biên giới giữa Trung Cộng và Cộng sản Việt Nam tuy ngắn nhưng gây thiêt hại nặng cho cả hai bên; 1988, quân cộng sản Trung quốc tấn công Trường Sa giết 70 lính hải quân CHXHCN Việt Nam. 2005, cảnh sát biển bắn giết, giam tù ngư dân Thanh Hoá ngay trên vùng biển Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ.

Gần đây hơn, Trung Cộng tiếp tục gây hấn với Việt Nam: lập huyện Tam Sa - gộp cả Hoàng Sa, Trường Sa vào đảo của Trung Quốc, và những hù doạ nạt những hãng dầu quốc tế có dự án kinh doanh tại bờ biển Việt Nam, mới nhất là vụ hù doạ hãng dầu ExxonMobil.

Liên hệ ngoại giao, văn hoá và lịch sử Việt-Trung từ ngàn năm đã đưa đến một hệ quả đáng suy nghĩ: số người gốc Trung Quốc hay ủng hộ Trung Cộng có khả năng đọc, viết và nói tiếng Việt rất nhiều so với số người Việt, vì quyền lợi của nước Việt, biết đọc, viết, nói và hiểu tiếng Trung Quốc. Một thí dụ cụ thể xác minh sự kiện này là mọi hoạt động và tài liệu của nhóm nghiên cứu hải sử Việt Nam, các biên khảo về hải chiến Hoàng Sa bằng Việt ngữ của người Việt đều được Trung Cộng nghiên cứu và theo dõi. Ngược lại, chính sách hay quan điểm của nhà nước và nhân dân nước CHND Trung Hoa ít được người Việt biết đến vì rào cản ngôn ngữ.

Đây cũng là vấn đề tác giả nêu lên trong bài viết “Nguyễn Trường Tộ thời đại - ông ở đâu?” sau khi tham khảo các bài tham luận về chính sách quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là đối với Việt Nam, trên trang sina.com. Điểm bạn đọc cần lưu ý, tác giả Hồ Gươm chỉ tìm hiểu nội dung chính của các bài viết nêu trên bằng ngôn ngữ khác , không phải nguyên bản Hoa ngữ.

Hồ Gươm


Chuyện kể Nguyễn Trường Tộ sau khi đi Pháp về tâu lên triều đình rằng ở bên đó có đèn treo ngược, triều đình Huế không tin và kết tội ông nói điều gian dối đã trở thành giai thoại vẫn thường được nhắc tới mỗi khi cho chúng ta muốn nói về sự ấu trĩ, mông muội bởi thiếu thông tin ở thế giới bên ngoài.

Giờ đây, thời đại thông tin toàn cầu dường như đã phá bỏ được hết những rào cản vô hình về không gian và thời gian tuy nhiên vẫn còn tồn tại những trở ngại lớn trong việc cung cấp, truyền bá thông tin đến quảng đại quần chúng. Một trong những trở ngại đó chính là rào cản ngôn ngữ.

Phản lực cơ của Trung Cộng

Nguồn:space.sina.com.cn
Có thể nói, ngoài những ưu tư, trăn trở của người Việt trong việc tìm cách đóng góp, xây dựng quê hương Việt Nam thành một nước dân chủ giàu mạnh ra thì mối lo lắng về sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cũng đang đè nặng lên tâm trí của mọi người, mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt họ đang sống ở trong nước hay ở hải ngoại. Những diễn biến gần đây xung quanh chủ quyền đất đai vùng biên giới và hải đảo của tổ quốc dường như đã là động lực để cho người Việt Nam vốn đang còn nhiều chia rẽ và thù hận xích lại gần với nhau hơn. Những cuộc biểu tình của người Việt Nam ở quốc nội trong sự kiện Tam Sa vào cuối năm 2007 với một số lượng người tham dự rất mong manh nhưng đã tạo hứng khởi và niềm tin không nhỏ vào tương lai của Dân tộc, đặc biệt nó đã để lại những chấn động to lớn trong chính quyền Việt Nam, Trung Quốc và dư luận quốc tế.


Với số lượng hàng triệu người Việt đang sinh sống và làm việc ở khắp nơi trên thế giới chúng ta tin tưởng rằng những Nguyễn Trường Tộ ngày nay không còn lẻ loi đơn chiếc như trước nữa, khối lượng thông tin khổng lồ và nhanh chóng được truyền tải trên các phương tiện truyền thông Việt ngữ đã làm cho độc giả của chúng ta sáng mắt sáng lòng và nắm bắt kịp thời những diễn biến thời sự đang diễn ra hàng ngày.

Những sự kiện Trung Quốc thiết lập đơn vị hành chính Tam Sa, sự kiện Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á trên đảo Hải Nam trong thời gian gần đây đã gây xúc động biết bao tâm hồn người Việt đã cho chúng ta thấy sự cần thiết phải cần chú tâm hơn nữa vào việc khai thác, sưu tập thông tin nhằm hiểu rõ hơn nữa về người hàng xóm khó chơi và đầy tham vọng này.

Tuy vậy chúng ta vẫn còn thiếu rất nhiều những Nguyễn Trường Tộ để có thể kể cho người dân Việt Nam chúng ta biết về những nguy cơ đang treo lơ lửng trên đầu chúng ta.

Vừa qua, một số bài viết được phổ biến trên trang mạng www.sina.com, một trang web nổi tiếng của Trung Quốc (1) đã được cơ quan Thông Tấn Xã Việt Nam dịch ra tiếng Việt để cung cấp tài liệu tham khảo cho một số độc giả chọn lọc, bỗng nhiên “vô tình” được tung lên mạng gây bàn tán xôn xao trước những dã tâm, những tham vọng của Trung Quốc được thể hiện qua những bài viết này và nó đã cho chúng ta cho thấy được một sự thật trần trụi khác về mối tình hữu nghị môi hở răng lạnh, về mặt trái nham nhở của 16 chữ vàng và vượt lên trên tất cả là mối nguy cơ đang đe dọa an ninh quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đến từ người bạn láng giềng phương Bắc.

Thời gian gần đây tôi thường truy cập nhiều lần trong ngày vào trang mạng sina.com để tìm hiểu những bài viết được phổ biến ở trong đó và điều khiến tôi lo ngại nhất đã thành sự thật. Những bài viết được đăng tải trên mạng sina.com mà chúng ta đã được tham khảo qua bản dịch của cơ quan Thông Tấn Xã Việt Nam chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Những bài vở sặc mùi kích động chiến tranh với Việt Nam đang được khai thác rầm rộ và liên tục được cập nhật cũng như thường xuyên nằm trong danh sách top 10 của trang mạng sina.com, theo sự quan sát của tôi thì mỗi ngày có khoảng từ 4-5 bài viết với chủ đề trên được phóng lên trang mạng nổi tiếng này trong đó không hiếm những bài viết phân tích và đánh giá khá công phu. (2).

Mặc dù Việt Nam hiện nay là nước có chế độ cùng hệ tư tưởng với Trung Quốc nhưng điều khá ngạc nhiên là Việt Nam đã trở thành mục tiêu DUY NHẤT đang được nhắm tới trong số những quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, tất cả những bài viết gần đây trên mạng sina.com đều là tiên liệu, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tương lai (gần) giữa Trung Quốc và Việt Nam mà không thấy đả động gì đến một nước láng giềng nào khác. Điều đó phản ánh phần nào quan điểm thực sự của chính quyền Trung Quốc đối với Việt Nam hiện nay (3).

Trung Cộng kích động chiến tranh?

Nguồn: /blog.sina.com.cn
Sự khác biệt về ngôn ngữ, đặc biệt là số lượng người Việt Nam biết tiếng Trung Quốc không nhiều càng làm cho việc tìm hiểu những “tâm tư và nguyện vọng” của người Trung Quốc đối với những vấn dề liên quan đến Việt Nam lại càng thêm khó khăn, qua nội dung những bài viết trên mạng sina.com có vẻ như người Hoa họ đang chú ý quan sát thái độ của người Dân Việt Nam trước những diễn biến liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa hai nước hơn là sự quan tâm, hiểu biết của chúng ta đối với họ. Những bài viết cổ vũ, kích động chiến tranh với Việt Nam được phổ biến rộng rãi và thường xuyên trên mạng sina.com chỉ được người Việt Nam biết tới và bàn luận sôi nổi trong thời gian gần đây là nhờ sự tiếp tay của TTXVN thông qua một vài bản dịch có vẻ như vô tình được tung lên mạng.


Nguyễn Trường Tộ năm xưa đã thất bại việc thuyết phục triều đình Huế phóng tầm nhìn ra khỏi lũy tre làng dẫn đến việc bị mất nước chỉ vì họ không thể tưởng tượng được hình ảnh cái đèn treo ngược, ngày hôm nay nếu người dân Việt Nam không được cảnh báo đúng mức trước những nguy cơ mà mà đất nước đang phải đương đầu với vấn nạn Nội-Ngoại xâm thì lịch sử có thể sẽ lặp lại một lần nữa. Việc chuyển ngữ những bài viết tiêu biểu thể hiện quan điểm, lối suy nghĩ cũng như những lập luận của người Trung Quốc liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ hay mối quan hệ Việt-Trung được đăng tải trên các trang mạng của Trung Quốc sang tiếng Việt nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích là điều cần thiết và chúng ta không thể chỉ trông chờ vào sự “ban ơn mưa móc” của TTXVN như thời gian vừa qua.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần kêu gọi những người có khả năng đứng ra đảm nhận công việc chọn lựa và chuyển ngữ những bài viết từ tiếng Trung sang tiếng Việt để phổ biến rộng rãi như chúng ta đã làm rất tốt trong việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan… sang tiếng Việt mà những trang nhà như: DCVOnline.net, doi-thoai.com, x-cafevn.org và nhiều diễn đàn khác vẫn thường chuyển ngữ trong thời gian qua? Ai và tổ chức nào sẽ là những Nguyễn Trường Tộ của thời đại để gióng lên những hồi chuông cảnh báo?

Category: Chính trị | Views: 1381 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 17
Khách: 17
Thành Viên: 0