2- Sự cần thiết ra đời của “Dự ớn”
Theo
tính toán của ông Chu, tiền bản quyền dự định thu trên các loại đĩa
trắng sẽ là: 3% x 50% x giá bán ra. Như vậy, bạn mua 1 CD trắng loại
chất lượng trung bình giá 10.000 đồng thì sẽ bị đè đầu thu thêm phí bản
quyền là: 3% x 50% x 10.000 đồng = 150 đồng. Hiện nay, ngoài thị trường
đơn vị tiền tệ đang lưu thông nhỏ nhất là 500 đồng, tờ 200 đồng đã biến
mất từ lâu rồi. Nếu mua 1 đĩa thì chả biết người bán hàng làm sao mà
thối tiền cho khách nhỉ?
Mua
đĩa trắng xong, bạn đem về ghi dữ liệu cá nhân của bạn vào đĩa, ghi cái
nhãn dán lên đĩa họ tên, địa chỉ, số điện thoại của bạn, nội dung bạn
đã ghi vào đĩa là gì, gói gém cẩn thận, kèm theo cái đơn kính xin được
hoàn tiền bản quyền vì đây chính là sản phẩm “trí tệ” của bạn và hóa
đơn giá trị gia tăng mua đĩa mới hợp lệ. Riêng khoản hóa đơn giá trị
gia tăng này muốn được nơi bán cấp bạn phải mua hàng trị giá ít nhất
100 ngàn đồng trở lên, bạn lãnh lương công nhân, sinh viên, học sinh,
nhân viên văn phòng quèn… mua một lần vài đĩa cho mình thì đừng hòng
tìm đâu ra hóa đơn GTGT nhé!
Chuẩn
bị đầy đủ “tài liệu, chứng cứ” xong rồi thì phóng xe đến đơn vị hoàn
tiền bản quyền nơi bạn ở, nộp cho người có trách nhiệm, bạn sẽ được
nhân viên này hướng dẫn bạn ngồi chờ để anh ta niêm phong, đánh số,
viết biên nhận cho bạn cầm về hẹn ngày “nhận kết quả giải quyết” ít
nhất là 1 tuần (chỉ tính ngày làm việc). Vì nhân viên nọ làm sao biết
bạn không phải chép lậu “sản phẩm trí tệ” của người khác rồi nhận xằng
là “trí tệ” của mình, tất nhiên anh ta phải có thời gian đưa đĩa vào
máy kiểm tra. Mà nhiều người quá anh ta kiểm tra ngay sao xuể, nên anh
ta phải viết biên nhận hẹn bạn là đúng rồi. Kiểm tra xong, thấy đúng
như đơn bạn trình bày, anh ta sẽ căn cứ vào giá tiền mua đĩa đã ghi
trên hóa đơn mà tính toán số tiền phải hoàn trả, viết lệnh chi, trình
lãnh đạo ký, đóng dấu. Đến ngày hẹn, bạn mang phiếu hẹn tới để nhận cái
lệnh chi và lết tới Kho bạc Nhà nước để nhận lại tiền “trí tệ” của mình
chớ hổng có cơ quan nào được quyền tự quản lý tiền đó đâu nhé.
Như vậy, bạn phải tốn ít nhất 4 chuyến đi và về cho 2 lần nộp và nhận kết quả:
-
Về thời gian: lưu thông 30 phút x 4 lần = 2 giờ, ngồi chờ ít nhất 1 giờ
x 2 lần = 2 giờ (có thể hơn), cộng thời gian mất ít nhất là 4 giờ hành
chính. Vì đi 2 lần, bạn sẽ bị trừ lương ít nhất 2 buổi x 50.000 đồng =
100.000 đồng.
- Vể vật chất: tốn ít nhất 2 lít xăng x 18.000 đồng = 36.000 đồng.
Suy
ra, người tiêu dùng bị thiệt hại ít nhất là 180.000 đồng cho 1 lần đòi
được tiền “trí tệ” của họ, so với số tiền họ đòi được thì quá hẻo, mà
bỏ cho thiên hạ “đớp không” tiền “sản phẩm trí tệ” của mình thì nó tức
tối cành hông, tối ngủ không được sẽ sinh ra stress, lại tốn thêm tiền
mua thuốc an thần. Đó là lý do người tiêu dùng cần đến CTY TNHH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ TIỀN BẢN QUYỀN “LÁ NHO” của chúng tôi.
.
3-Phương thức hoạt động của Công ty
CTY TNHH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ TIỀN BẢN QUYỀN “LÁ NHO”
sẽ nhận ký gởi của bạn qua đường Bưu điện nên chi phí của bạn sẽ ở mức
thấp nhất. Công ty hưởng huê hồng 50% trên số tiền đòi nợ được (hơn tụi
“xã hội đen” có 10% chớ bi nhiêu). Tuy số tiền đòi được ít, nhưng Công
ty chủ trương lấy công làm lời, thu được lợi nhuận kết sù nhờ số nhiều.
Cứ gom gom từng địa bàn khoảng hơn 100 khách hàng thì chúng tôi cử 1
nhân viên đại diện đi đòi 1 lần, không đi đòi lẻ tẻ nên chi phí của
chúng tôi không cao.
Công ty tuyển đội ngũ nhân viên có đặc điểm:
- Tính “kỷ luật”: “Ngồi lâu chai đít”, kiên nhẫn rất cao, không đòi được nợ không bao giờ chịu đứng dậy quay về;
- Tính “nhiệt tình”:
Sẳn sàng to tiếng cãi nhau hàng giờ đồng hồ với nhân viên hoàn tiền
“trí tệ” nếu anh ta cứ khăng khăng cho rằng đó không phải là “trí tệ”
của khách hàng, cãi đến khi nào thắng mới thôi;
- Tính “thể thao”: Sẳn sàng chận đường dùng tay chân để “giải quyết mâu thuẫn” nếu “bên kia” chưa chịu thống nhất ý kiến khi cãi nhau;
- Tính “pha học”:
Giỏi tính toán, bảo đảm sẽ không mất 1 xu và dễ dàng phát hiện ra sự
“nhầm lẫn” trả thiếu tiền của nhân viên hoàn tiền “trí tệ”;
.
4- Bí mật nội bộ:
Riêng
Giám đốc Công ty và đội ngũ nhân viên tin cẩn (hổng tính mấy đứa thiếu
tin cẩn ở đây à) thì luôn luôn dùng đĩa trắng nhập lậu, mua bán trao
tay mỗi lần chừng chục đĩa trở lại không cần hóa đơn gì sất. Nước ta
vốn dĩ đã bất lực với nhiều thứ “lậu” lắm rồi, ví dụ: thuốc lá lậu,
xăng dầu lậu, gỗ lậu, than lậu, đường cát lậu… nay thêm một “chút xíu”
đĩa trắng nhập lậu (vốn đã “phổ biến rộng rãi” từ lâu trên thị trường
trong nước) thì có chết thằng Tây nào. Đĩa trắng nhập lậu muôn năm!
.
Sài Gòn ngày 15/8/2008
Chủ “Dự ớn” kiêm Giám đốc Công ty
Tạ Phong Tần