BBC
|
|
Dự án Đại lộ Đông Tây từng được truyền thông trong nước mổ xẻ nhiều |
Việt Nam cho rằng truyền thông trong nước không nên đưa tin bài về vụ Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) của Nhật
hối lộ quan chức Việt Nam, khi chưa có kết luận cuối cùng.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức lên tiếng, trong khi báo chí Nhật đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả trong việc sử
dụng nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) ở Việt Nam.
Trả lời TTXVN, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cho rằng truyền thông Nhật ‘có những bài viết không khách quan và
không đúng sự thật, gây nghi ngờ về quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam’.
Ông Sơn được trích lời nói rằng đã đề nghị truyền thông Nhật cũng như Việt Nam không nên đưa tin lúc này.
Trong khi đó, Thứ trưởng Sơn cũng dẫn lời ban quản lý dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây TP HCM nói ‘dự án không có hành vi
tiêu cực như báo chí đã đưa’.
Truyền thông trong nước từng viết và mổ xẻ nhiều về những tồn tại trong dự án này.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, dù hai quốc gia chưa ký hiệp định về hỗ trợ tư pháp, nhưng Việt Nam ‘sẵn sàng phối hợp
điều tra với Nhật Bản’.
Báo chí im ắng
Hồi đầu năm 2008, truyền thông Nhật đưa tin một cựu thành viên cao cấp của PCI nói công ty này đã hối lộ một quan chức
Việt Nam tổng cộng 200 nghìn đôla năm 2006.
Trong khi truyền thông Việt Nam khá im ắng trước tin quan chức Việt Nam nhận hối lộ, báo Nhật đã nêu danh tính vị quan
chức VN bị cáo buộc là đứng đầu đường dây ăn hối lộ này.
Đó là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM, kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông - Tây.
Theo cáo buộc, công ty tư vấn xây dựng PCI đã “lại quả” khoản tiền lớn trên sau khi nhận được các hợp đồng tư vấn trong các
dự án xây dựng đường và cơ sở hạ tầng bằng vốn ODA.
ODA là các khoản vay do chính phủ các nước cấp cho Việt Nam với lãi suất thấp. Nhật Bản là nước viện trợ phát triển
nhiều nhất cho Việt Nam.
Từ 2008 các nhà tài trợ quốc tế sẽ không tăng thêm lượng viện trợ ODA cho Việt Nam mà tập trung vào việc tăng
hiệu quả các dự án.
Neo, Sài Gòn Bưng bít kiểu này. Thật sự sẽ có ngày người dân Việt Nam "không thèm" xem các tờ báo trong nước như Thanh Niên, Tuổi Trẻ...
Vì còn có tin nào đáng xem đâu.
Minh Quan, Hanoi Làm
đến thứ trưởng Bộ Ngoại Giao mà ông Sơn vẫn chưa hiểu rõ thế nào là tự
do báo chí ở nước ngoài hay cố tình không hiểu khi cho rằng giới báo
Nhật phải "nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam" và không
nên đưa tin như báo chí Việt nam!? Cán bộ cao cấp Bộ Ngoại Giao mà còn
phát biểu không có căn cứ vậy đối với giới truyền thông quốc tế thì làm
sao Việt nam có thể ngẩng cao đầu, đòi hỏi quốc tế phải tôn trọng được.
Đúng thật là xấu hổ!
Hoang Anh, Viet Nam Khôi hài thật! Tham nhũng VN dám đòi cấm cả báo chí nước ngoài đưa tin. Tưởng báo chí của họ cũng như của mình, muốn cấm là
cấm.
Luu Nguyen, Sai Gon Các quan chức Việt Nam giỏi thiệt. Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam thấm nhuần và áp dụng đúng bài của bộ trưởng Lê Doãn Hợp
. Nhưng còn hay hơn là bắt cả báo chí nước ngoài đi đúng lề.
Shenlong, Nhat Ban Vậy
là quá rõ rồi! Để xem ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông
Công chính TP HCM nói ra sao với dư luận đây hay là tìm cách bịt đầu
mối báo chí để cho vụ này "chìm xuồng" ?!!! Ở bên Nhật, thông tin này
đã được đưa lên chương trình thời sự rồi và nên nhớ rằng người dân Nhật
rất tin tưởng vào tin tức của nước họ. Quan chức Nhà nước VN nên quên
đi "thói quen" bưng bít thông tin ảnh hưởng tới các "ông to bà bự" ở VN
đi. Chả trách sao người dân Nhật nhìn nhận người VN với ánh mắt chẳng
mấy thiện cảm!
Joinforces, HCM Việc
báo chí trong và ngoài nước đưa tin về việc tham nhũng nguồn vốn ODA có
gì sai mà lại cấm! Báo chí lên án cho dù sự thật chưa được điều tra xác
định thì cũng là điều tốt, nhờ vậy sự việc mới được giới quan tâm và
làm rõ được tham nhũng. Vốn ODA là nguồn vốn nước ngoài tài trợ, Nhật
là nước đứng đầu viện trợ nguốn vốn này, vậy báo chí Nhật đưa tin có gì
sai!
Nguoiquaduong Chúng
ta phải nhìn nhận vấn đề như thế này. Nước ngoài họ coi mức độ nào là
tham nhũng, còn VN thì ở mức độ nào mới được gọi là tham nhũng. Tôi
nghĩ rằng NN chỉ cần có dấu hiệu là đã có thể xem xét là tham nhũng.
Hơn nữa báo chí NN rất độc lập, chính quyền không thể nào cấm được họ
đăng hay không đăng, nếu làm thế họ sẽ kiện ngược lại chính phủ là
chết.
Tam Keo Thanh Quy, US Hình
như Hồ Xuân Sơn đã đi trật lề đường. Nhựt làm gì có chuyện Thứ Trưởng
Ngoại Giao cấm báo chí thông tin! Lại có làng báo nào trên thế giới chỉ
đăng tin sau khi có quyết định của toà án! Ngay cả sau khi có quyết
định của tòa án người ta còn kháng án lên Tối Cao Pháp Viện, vậy phải
chờ quyết định của Tối Cao Pháp Viện rồi mới được đăng tin hay sao? Đâu
có giống như Việt Nam và Trung Quốc với hiện tượng kỳ lạ trong làng báo
chí là phải có lời phán của đảng rồi mới được "phanh phui." Thế thì còn
gì là gọi là tài năng làm báo! Em nhỏ học lớp Năm cũng làm báo được vì
chỉ chép lại phán quyết của Tòa thôi thì đâu có gì khó.
|