Tuy nhiên, chứng chỉ
hành nghề do nước ngoài cấp phải được dịch ra tiếng Việt có công chứng
hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam và người sử dụng
phải nộp cho cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản tại địa
phương nơi hành nghề để theo dõi, quản lý.
|
Khu biệt Ciputra tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà. |
Trong thời gian tới, Bộ
Xây dựng sẽ nghiên cứu và có quy định riêng về việc cấp chứng chỉ môi
giới và chứng chỉ định giá bất động sản cho cá nhân người nước ngoài.
Luật Kinh doanh bất
động sản hiện quy định không bắt buộc cá nhân xin cấp chứng chỉ môi
giới bất động sản phải có bằng cấp chuyên môn và văn hóa. Như vậy, các
Sở Xây dựng khi xét cấp chứng chỉ môi giới bất động sản cho cá nhân,
không phụ thuộc vào trình độ văn hóa của người xin cấp chứng chỉ.
Nghị quyết thí điểm cho
người nước ngoài mua nhà vừa được Văn phòng Chủ tịch Nước thông qua và
có hiệu lực từ 1/1/2009 cũng cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà
tối đa 50 năm.
Theo thống kê của Bộ
Xây dựng, có ít nhất 10.000 người nằm trong diện đủ điều kiện mua nhà
trong tổng số khoảng 80.000 người nước ngoài làm ăn và sinh sống lâu
dài ở Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 7
vừa qua, người nước ngoài đã thuê khoảng 1 triệu m2 nhà ở tại Việt Nam,
trong đó TP HCM chiếm quá nửa với diện tích 660.000 m2 (tương đương
4.000 căn hộ) tập trung tại quận 1, 3, 5, 7 (khu đô thị mới Phú Mỹ
Hưng).
Còn Hà Nội, có khoảng
1.300 căn hộ đang được người nước ngoài thuê với diện tích 220.000 m2,
chủ yếu tại các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình. Mức giá thuê trung
bình cho cả hai khu vực từ 700-1.500 USD một căn mỗi tháng và thời gian
thuê 3-5 năm.
Phan Linh Anh