Thứ Ba, 2024-12-24, 9:13 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 18 » Kinh hoàng những lò mổ trâu bò “chui”
3:28 PM
Kinh hoàng những lò mổ trâu bò “chui”
Nguồn: http://www.vietfriendly.com/news/article/vn/Social/40530/

Trên địa bàn Hà Nội (cũ) hiện nay có rất nhiều lò mổ trâu bò chui hoạt động nhộn nhịp mỗi ngày. “Mục sở thị” một vài lò mổ, chúng tôi mới thấy nỗi lo của những hộ dân xung quanh về vấn đề môi trường, vệ sinh là có thật.

Những lò mổ “chui” siêu bẩn

Tờ mờ sáng, chúng tôi có mặt tại khu lò mổ Mai Động (Hoàng Mai). Trời còn tối nhưng nơi này đã rất nhộn nhịp. Ánh đèn vàng hắt ra từ những căn nhà mái tôn lụp xụp đủ soi rõ phía dưới căn gác xép, nơi vừa là chỗ nhốt trâu bò, vừa là lò mổ.

Đến giờ làm việc, mấy người xẻ thịt thuê hò nhau dậy. Trâu bò được mổ ngay trên nền sân ẩm ướt nhớp nhúa. Nước rửa không biết lấy từ đâu nhưng bốc lên mùi tanh nồng nặc. Trâu bò được tưới nước cho hết máu, phân rồi bán luôn cho các tay buôn đang đứng chờ sẵn.

Nước kèm chất thải từ việc giết mổ trâu bò được xả luôn ra cống rãnh bên ngoài mà không hề qua xử lý. Cống đặc sệt những bùn đất, nước thải trào cả lên trên, mùi xú uế bốc lên rất khó chịu.

Trâu bò được xả thịt ngay trên nền đất

Theo quy định, mỗi con trâu, bò trước khi được đem giết mổ phải qua các khâu kiểm tra, giám sát như phương tiện vận chuyển, đeo thẻ tai, mã số (để biết nguồn gia súc ở vùng nào), giấy chứng nhận kiểm dịch… Trong quá trình giết mổ thì công việc của cán bộ thú y có mặt tại nơi giết mổ tập trung là kiểm dịch lâm sàng hay kiểm soát việc giết mổ, kiểm dịch chất lượng…

Nhưng tại lò mổ ở Mai Động này, chúng tôi tuyệt nhiên không thấy một cán bộ thú y nào. 6 con trâu bị xẻ thịt, không con nào đeo thẻ tai mà chỉ thấy ghi mấy chữ cái bằng phấn trên thân… Một “đao phủ” cho biết hàng chữ đó là ký hiệu của mỗi con trâu, do chủ trâu quy định.

Cách đây vài năm, Mai Động không chỉ có lò mổ trâu bò mà nhiều hộ kinh doanh còn giết mổ lợn. Sau này, các lò mổ lợn tư nhân và nhà nước đã được chuyển lên Thịnh Liệt (Thanh Trì) - nơi có lò mổ tập trung theo quy định của thành phố. Những lò mổ trâu bò vẫn được phép hoạt động, và những lò mổ chui cũng có cơ hội “ăn theo”.

Theo phản ánh của một số người dân trên địa bàn, ở Mai Động hiện còn khoảng 10 hộ hoạt động kinh doanh giết mổ trâu bò. Trong khi đó, theo báo cáo của Chi Cục thú y Hà Nội, Mai Động hiện chỉ có 4 điểm giết mổ trâu bò đang hoạt động.

Lỏng lẻo hay khó kiểm soát?

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thảo, Phó Phòng Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y - Chi Cục Thú y Hà Nội. Ông Thảo cho biết: “Việc kiểm soát các điểm giết mổ gia súc tư nhân là rất khó khăn, có thể có những điểm hoạt động chui, những điểm này khi có đoàn kiểm tra thì họ không hoạt động, còn khi không kiểm tra, có thể họ lại giết mổ…”.

Thịt trâu bò từ các lò mổ chui vẫn được bày bán công khai

Cả 3 điểm giết mổ trâu bò tư nhân mà chúng tôi đã "mục sở thị" trên địa bàn phường Mai Động đều rất sơ sài, thủ công và không đạt tiêu chuẩn về nhiều mặt. Ví dụ: các lò đều ở sát khu dân cư gây ô nhiễm; không có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu; khu giết mổ và sơ chế không riêng biệt… Đó là chưa kể đến những trang thiết bị bảo hộ an toàn cho những người thực hiện việc giết mổ là không có.

Nhưng những điểm giết mổ này vẫn có giấy phép họat động? Trả lời vấn đề này, ông Thảo cho biết: “Hiện nay tại Hà Nội rất thiếu các cơ sở giết mổ trâu bò. Đa phần các cơ sở giết mổ gia súc nói chung đã và đang hoạt động, kể cả tư nhân lẫn tập trung, đều chưa thể đạt tiêu chuẩn. Việc họ không đạt tiêu chuẩn và đến bao giờ phải ngừng hoạt động, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương”.

Được biết, theo kế hoạch trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ cho thành lập nhiều chốt lưu động kiểm dịch từ vòng ngoài để tăng cường tính giám sát và đảm bảo cho việc giết mổ gia súc, gia cầm đúng tiêu chuẩn và quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, Chi cục Thú y sẽ phải tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm hạn chế đến mức tối đa nguồn trâu bò “lậu” được đưa vào Thủ đô bằng nhiều ngõ ngách và dưới nhiều hình thức.

Tính trước ngày 1/8/2008, Hà Nội chỉ có 8 chốt kiểm dịch đóng tại các cửa ngõ của Thủ đô. Con số thống kê từ Chi cục Thú y Hà Nội cho thấy, đến nay, chỉ có 25% lượng thịt trâu bò được cung cấp tại Hà Nội đang nằm trong tầm kiểm soát của ngành thú y (thịt lợn là 30%). Còn lại hơn 70% lượng thịt vào Hà Nội là từ các điểm giết mổ chui và từ các tỉnh ngoài đổ về “luồn” qua chốt kiểm dịch.

Một điều đáng lưu ý, đến nay Hà Nội chưa có lò mổ trâu bò tập trung mà chỉ có khoảng 20 điểm giết mổ trâu bò thủ công, tất cả các lò này đều tập trung ở Mai Động và Hải Bối - Đông Anh.

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội hiện chỉ có 5 lò mổ gia súc chính thức được phép hoạt động là lò mổ Tứ Liên (quận Tây Hồ), Khương Đình (quận Thanh Xuân), Mai Động, Thịnh Liệt và Lương Yên (quận Hai Bà Trưng). Trong đó, chỉ duy nhất lò mổ Lương Yên là có điều kiện hoạt động tương đối tốt với công suất 50 con/giờ.

Các lò mổ có giấy phép chỉ đáp ứng được 25% đến 30% nhu cầu thịt gia súc cho Hà Nội, phần còn lại là do các tỉnh lân cận như Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc đưa về. Chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm soát VSATTP và cũng là cơ hội cho các lò mổ chui phát triển.

Theo Phạm Nguyễn

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1549 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 16
Khách: 16
Thành Viên: 0