Nguồn: http://calitoday.com/news/view_article.html?article_id=5281253537a8a2a9335721a31b35109e
Cục Bảo Trợ Xã Hội thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội của nhà cầm
quyền Cộng sản Việt Nam vừa tiết lộ một tin ít ai ngờ: Tại Việt Nam còn
61 huyện nghèo, thu nhập trung chỉ 140,000 đồng một người mỗi tháng,
tính ra mỗi ngày dân chúng tại đó kiếm không được 5000 đồng tức khoảng
30 xu Mỹ. 61 huyện kể trên có khoảng 480,000 gia đình, tổng số dân
chừng 2.4 triệu, phần lớn thuộc các sắc tộc thiểu số.
Trong thời gian trước đây, Hà Nội luôn khoe rằng đã thành công trong
các chương trình xóa đói giảm nghèo, và mức thu nhập của người dân Việt
Nam đã tăng từ dưới 1 đô-la một ngày, lên đến khoảng 3 đô-la một ngày.
Thế nhưng Cục Bảo Trợ Xã Hội cho biết tại 61 huyện nghèo nằm rải rác ở
vùng cao nguyên Đông Bắc của miền Bắc, khu vực miền Trung và Tây
Nguyên. Đặc điểm chung là cùng thuộc vùng núi, xa trung tâm kinh tế,
giao thông khó khăn, thiên tai thường xuyên. Vào lúc này, các huyện
nghèo nhất Việt Nam là Mèo Vạc Hà Giang, Hà Quảng Cao Bằng, Si Ma Cai
Lào Cai, Mù Căng Chải Yên Bái, Sìn Hồ Lai Châu, Bá Thước Thanh Hóa,
Tương Dương Nghệ An, Minh Hóa Quảng Bình, Ba Tơ Quảng Ngãi, Vĩnh Thạnh
Bình Định, Đam Rông Lâm Đồng, Kon Plong Kon Tum. Nhà cầm quyền Cộng sản
Việt Nam cho biết đang xin 22,470 tỷ đồng để từ nay đến năm 2015, xây
dựng xong các công trình hạ tầng thiết yếu hệ thống giao thông, trường
học, bệnh viện, chợ búa ở 61 huyện này. Sự phân hóa giữa giàu và nghèo
ở Việt Nam đang ngày một nhanh và rộng. Những con số kể trên chỉ tiết
lộ một phần vấn đề này.
Trong Báo cáo phát triển con người năm 2007-2008 công bố vào tháng qua,
Tổ Chức Phát Triển của Liên Hiệp Quốc UNDP cho biết chênh lệch giàu
nghèo ở Việt Nam là 34.4 lần. Cũng theo đó, 20% người nghèo nhất chỉ
chiếm 9% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia, trong khi 20% dân số giàu
nhất chiếm đến 44.3% Tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia. Đã có nhiều tổ
chức, cá nhân nghiên cứu và phân tích về sự phân hóa, bất công do chênh
lệch giữa giàu với nghèo trong xã hội Việt Nam.
Ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng Cộng sản Việt Nam từng gửi một lá thư
công khai cảnh báo về điều này. Ông ta cho rằng những người nghèo,
những người thu nhập thấp, những người phải chạy ăn từng bữa, trên thực
tế chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng, trong khi chính
họ gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Muốn đất
nước có được sự phát triển bền vững, Việt Nam phải có những chính sách
cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo. Trong suốt hai thập niên
đổi mới, nhà cầm quyền Hà Nội luôn khẳng định đã và sẽ nỗ lực xóa đói
giảm nghèo. Họ khoe rằng tỉ lệ người nghèo tính theo chuẩn quốc tế đã
giảm từ 58% vào năm 1993 xuống 14.7% vào năm 2007. Tuy nhiên sự thật
theo một số viên chức quốc tế thì những con số này là dựa trên các báo
cáo trong nước, và ai cũng hiểu là cán bộ nhà nước Cộng sản Việt Nam
chuyên làm láo, báo cáo hay. Khoảng cách giàu nghèo như vậy thể hiện
một phần của sự bất công, và khi có bất công thì sẽ có nổi dậy, có thể
là lý do đưa đến sự sụp đổ của chế độ Cộng sản Việt Nam trong tương lai.
|