Lê Quỳnh Thực hiện tại Nam Ninh, Quảng Tây
|
|
|
|
Ông Qúy nói Việt Nam nên học Trung Quốc về Đổi Mới |
Một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về Việt Nam nói với BBC rằng không có khả năng lặp lại cuộc chiến giữa
hai nước như năm 1979.
Giáo sư Phạm Hồng Quý bảo vệ quan điểm chính thức của chính phủ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, nhưng ông hy vọng vũ lực
sẽ không được chọn làm giải pháp.
Sinh năm 1934, ông Phạm Hồng Quý bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam từ 1956 và hiện là giáo sư ở Học viện ngoại ngữ thuộc Đại
học dân tộc Quảng Tây.
Là thầy của nhiều học giả trẻ làm về Việt Nam tại Trung Quốc, giáo sư Phạm Hồng Quý đã viết sáu cuốn sách, trong đó có tác
phẩm về biên mậu song phương, được phía Việt Nam gần đây đề nghị cho dịch.
Ông nhận xét có một số chuyện Việt Nam đi trước Trung Quốc: “Việt Nam đã cho dân mời khách nước ngoài ở nhà mình trước Trung
Quốc mấy năm.”
1979 'đã xa'
Nhưng một nghịch lý, theo ông Quý, là giới trí thức Trung Quốc nói chung cởi mở hơn với người nước ngoài.
|
Tôi nói với một số người Việt Nam, tôi bảo người Việt rất khôn. Trung Quốc đi trước, chỗ nào thất bại, Việt Nam không đi nữa.
Giáo sư Phạm Hồng Qúy
|
Ông đơn cử ví dụ là việc ông trả lời phỏng vấn và mời phóng viên BBC đến thăm trường không hề phải xin phép trước từ chính
quyền.
Ông nói: “Bây giờ không giống như trước, có thể cho trí thức sự giải phóng tư tưởng. Về đối ngoại, Trung Quốc mở cửa hơn,
tự do hơn. Việt Nam cẩn thận hơn.”
Cuộc trò chuyện với GS. Phạm Hồng Quý, người trả lời bằng tiếng Việt, bắt đầu với nhận định của ông về kinh tế Việt Nam.
Phạm Hồng Quý: Tôi nghĩ nếu theo đường lối chính sách bây giờ, Việt Nam có thể phát triển nhanh, tốt. Năm 1991, vài tháng trước lúc bình
thường hóa, tôi sang Việt Nam, đời sống rất khổ, ăn ở rất kém.
Bây giờ tôi sang Việt Nam, tôi thấy đời sống sung sướng lắm, có thể ngang với Trung Quốc. Cứ theo đường lối này mà đi, đó
là đường lối [đưa tới] hạnh phúc.
|
|
GS. Phạm Hồng Quý (bên trái) và Lê Quỳnh |
Bây giờ kinh tế Việt Nam đang khó khăn, nhưng chưa đến mức khủng hoảng. Nếu chính phủ Việt Nam không nắm được tình hình kịp
thời, không thay đổi chính sách, có thể nghiêm trọng. Nhưng hiện chưa đến mức độ ấy.
BBC: Nhiều nhà phân tích tranh luận Việt Nam nên đi theo Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Ông nghĩ thế nào?
Mở cửa, đổi mới, nên theo Trung Quốc. Tôi nói với một số người Việt Nam, tôi bảo người Việt rất khôn. Trung Quốc đi trước,
chỗ nào thất bại, Việt Nam không đi nữa.
BBC: Việt Nam có thể đi trước Trung Quốc trong cải cách không?
Có một số phương diện, có thể cao hơn Trung Quốc. Nhưng toàn bộ thì khó. Khoa học kỹ thuật phương Tây, Trung Quốc học trước
Việt Nam. Việt Nam lạc hậu hơn Trung Quốc mấy chục năm. Vượt qua Trung Quốc toàn bộ, thì khó.
BBC: Nhưng nếu trong một số lĩnh vực, Việt Nam đi trước. Đó có phải là điều không tốt trong mắt Trung Quốc?
Đi trước thì tốt chứ. Đâu phải mạnh hơn tôi thì không thích, không có cái đấy đâu.
BBC: Giáo sư có đồng ý rằng vấn đề biên giới biển là trở ngại lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước?
Tôi có cuốn sách Địa lý Việt Nam, xuất bản năm 1957, vẽ rõ Nam Sa của Trung Quốc. Tôi hỏi người Việt Nam, họ không trả lời.
Lúc ấy tại sao thừa nhận, bây giờ lại không thừa nhận?
Đây là chuyện của chính phủ. Tôi mong không xảy ra vũ lực, hòa bình giải quyết là tốt, đánh nhau chỉ chết người tốn của.
BBC: Năm 1979 đã xảy ra cuộc chiến giữa hai nước. Trong tương lai liệu có xảy ra xung đột nữa không?
Chuyện 1979 đã xa rồi. Người Việt Nam không nói chuyện nữa, bên này cũng bảo thôi không nói nữa. Vấn đề phức tạp lắm, vì phải
xem tình hình quốc tế lúc ấy.
Giao lưu hữu hảo
BBC: Nhiều người lo ngại khi Trung Quốc mạnh lên, đi kèm theo nó là chủ nghĩa bá quyền.
Lãnh đạo Trung Quốc bây giờ không nói đến bá quyền. Tôi ở Thẩm Quyến giảng cho đoàn cán bộ thanh niên Việt Nam, chỉ nói phải
hòa bình, xây dựng nhà nước. Chủ đề là thế, không đe dọa nước nào.
Trung Quốc mấy chục năm đánh trận, đấu tranh, làm trở ngại cho xây dựng kinh tế. Bây giờ toàn bộ sức lực phải xây dựng kinh
tế, nhà nước.
Đa số dân Trung Quốc ủng hộ chủ trương đó. “Chủ nghĩa nước lớn”, theo tôi không có giáo dục này, không ai nói cái này. Người
nước ngoài họ thấy Trung Quốc mạnh thì họ sợ hay thế nào đấy.
BBC: Nhưng giả sử Trung Quốc trở thành siêu cường, sẽ có xung đột hay không?
Danh
từ “siêu cường” là của một số người phương Tây. Sức mạnh của Mỹ ai cũng
thừa nhận. Nhưng Trung Quốc mà mạnh rồi, người nước ngoài không phải
lo. Nếu mang tư tưởng bá quyền, Trung Quốc đã phải giáo dục thanh niên
tư tưởng đó, nhưng không có đâu.
BBC: Giáo sư có nghĩ rằng lãnh đạo Việt Nam gặp khó xử khi phải đứng sát bên Trung Quốc?
Tôi hy vọng hai bên quan hệ tốt với nhau, không đánh nhau. Giúp đỡ lẫn nhau thì tốt. Đây không phải là lời nói ngoại giao.
Hai bên giao lưu, hữu hảo. Tôi là dân, không phải là người làm chính trị, tôi chỉ nghĩ đánh nhau thì khổ.
|